Đau bàn chân khi ngủ dậy là bệnh gì? Nguyên nhân & giải pháp

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Erik W. Waardenburg
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Không ít người gặp tình sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân vô cùng khó chịu. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau. 

1. Sáng ngủ dậy bị đau bàn chân do đâu?

Đau lòng bàn chân khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về xương khớp, chẳng hạn:

1.1 Viêm cân gan chân

Viêm cân gan chân là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau bàn chân khi ngủ dậy. Theo đó, tình trạng này gây ra những cơn đau buốt hoặc âm ỉ ở gót chân, vòm bàn chân và cả lòng bàn chân. Cơn đau có thể xuất hiện khi người bệnh đi những bước đầu tiên vào sáng sớm hoặc sau khi đứng yên, ngồi lâu. 

sáng ngủ dậy bị đau bàn chân
Ngủ dậy đau lòng bàn chân là dấu hiệu thường gặp của viêm cân gan chân.

1.2 U thần kinh Morton

U thần kinh Morton là tình trạng mô dày lên xung quanh dây thần kinh ở bàn chân bị kích thích hoặc tổn thương. Tình trạng này thường gây ra đau nhói và nóng rát ở lòng bàn chân, khu vực gần ngón chân. Ngoài ra, lúc này người bệnh cũng có cảm giác như có cục u hoặc hòn đá nhỏ dưới chân của bản thân. 

1.3 Hội chứng bàn chân bẹt

Sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân còn có thể là dấu hiệu của hội chứng bàn chân bẹt. Đây là tình trạng bàn chân không có hõm cong sinh lý nên khi đứng trên mặt phẳng (chẳng hạn mặt sàn) sẽ thấy bàn chân bằng phẳng. Do bàn chân không có cấu trúc nâng đỡ tự nhiên nên về lâu dài, người bệnh sẽ gặp hàng loạt vấn đề về xương khớp như: gai gót chân, viêm cân gan chân, viêm khớp bàn chân,… không chỉ gây đau mà còn suy giảm chức năng vận động của bàn chân. 

ngủ dậy đau lòn bàn chân
Hội chứng bàn chân bẹt cũng có thể là nguyên nhân khiến sáng ngủ dậy bị đau bàn chân.

1.4 Bong gân 

Bong gân bàn chân xảy ra khi các dây chằng nối xương bàn chân bị căng hoặc rách. Ngoài ra, tình trạng này còn có khiến bàn chân bị sưng tấy, đỏ, bầm tím và làm người bệnh khó khăn khi đứng hoặc di chuyển.

1.5 Những nguyên nhân khác

Ngoài ra, ngủ dậy đau lòng bàn chân còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác như gãy xương bàn chân, gút (gout), gai gót chân,… 

2. Cách giảm đau bàn chân khi ngủ dậy tại nhà

Khi đột ngột bị sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân, bạn có thể áp dụng những cách sau để tạm thời xoa dịu tình trạng này: 

2.1 Nghỉ ngơi

Đầu tiên, bạn cần nghỉ ngơi để chờ cơn đau ở bàn chân qua đi hoặc giảm nhẹ. Sau khi đã cảm thấy thoải mái hơn, bạn có thể tiếp tục áp dụng các biện pháp kế tiếp hoặc đến gặp bác sĩ. 

2.2 Nâng cao chân

Nâng cao chân có tác dụng giúp lưu thông máu tốt hơn, từ đó giảm sưng và đau tạm thời. Bạn có thể nâng cao bàn chân khi đang ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi đều được. 

2.3 Massage bàn chân

Massage chân giúp cải thiện lưu thông máu và làm dịu bàn chân đang bị đau. Theo đó, bạn có thể dùng tay hoặc máy để massage chân, nên kết hợp thêm chườm nóng/ lạnh để nâng cao hiệu quả. 

sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân
Massage giúp tạm thời làm dịu cơn đau bàn chân, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

2.4 Chườm lạnh và chườm nóng bàn chân

Chườm lạnh hay chườm nóng đều có tác dụng xoa dịu cơn đau ở bàn chân. Bật mí, chườm lạnh có hiệu quả với những cơn đau mới xuất hiện trong vòng 48 giờ. Trong khi đó, với những cơn đau đã kéo dài hơn 48 giờ hoặc cơn đau mạn tính ở bàn chân, bạn nên chọn chườm nóng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

2.5 Dùng muối ngâm chân pha với nước ấm

Bạn có thể dùng muối ngâm chân, pha với nước ấm để làm dịu cơn đau. Lưu ý, nếu đang bị móng quặp (móng chân mọc ngược), nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác, bạn không nên ngâm quá 20 phút/ ngày. 

3. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị tình trạng sáng ngủ dậy bị đau bàn chân nếu:

  • Bàn chân không giảm sưng đau dù đã áp dụng những cách chăm sóc tại nhà.
  • Gặp khó khăn khi đi, đứng.
  • Vị trí đau có vết thương hở hoặc đang chảy mủ.
  • Xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: ngứa, tê, đau rát, nổi mẩn đỏ, sốt,…
đau bàn chân kh ngủ dậy
Bạn nên đến gặp bác sĩ khi nhận thấy cơn đau ở bàn chân không thuyên giảm dù đã áp dụng những biện pháp chăm sóc trên.

4. Chẩn đoán nguyên nhân đau lòng bàn chân khi ngủ dậy 

Để chẩn đoán nguyên nhân gây nên tình trạng sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân, bác sĩ thường kết hợp các phương pháp sau:

  • Khám lâm sàng: Khai thác tiền sử bệnh lý và gia đình, các dấu hiệu gần đây, mức độ đau nhức,… Ngoài ra bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các bài tập cơ bản (đi bộ, đứng yên, chạy…) để đánh giá tình trạng của bàn chân.
  • Kiểm tra hình ảnh: Chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để kiểm tra tình trạng chấn thương của bàn chân..
  • Xét nghiệm máu: Để loại trừ các bệnh toàn thân như viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hoặc các bệnh lý toàn thân khác.

5. Cách điều trị chứng đau bàn chân khi ngủ dậy

Điều trị đau chân phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Một vài biện pháp có thể được bác sĩ chỉ định như: 

5.1 Dùng đế chỉnh hình y khoa

Đế chỉnh hình y khoa thường được chỉ định trong các trường hợp bị bàn chân bẹt nhằm hỗ trợ khôi phục hõm cong sinh lý. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả tốt nhất, đế chỉnh hình cần được thiết kế cá nhân hóa.

Hiểu được điều đó, phòng khám ACC đã đầu tư công nghệ Cad-Cam (Swiss Cad-Cam Technology) độc quyền từ Thụy Sỹ để đo đạc chính xác các thông số bàn chân của người bệnh. Cùng với kinh nghiệm dày dặn và vật liệu cao cấp, ACC đã tạo nên những chiếc đế chỉnh hình y khoa chất lượng, êm ái và hỗ trợ điều trị hội chứng bàn chân bẹt hiệu quả. 

đau bàn chân vào buổi sáng
ACC sở hữu trang thiết bị hiện đại để có các thông số kích thước và lõm bàn chân của từng trường hợp một cách chính xác nhất khi chế tạo đế chỉnh hình y khoa.

5.2 Dùng thuốc giảm đau

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau đường uống, thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giảm đau thần kinh, thuốc gây tê thần kinh,… Bệnh nhân cần chú ý dùng đúng và đủ các loại thuốc trên theo hướng dẫn từ bác sĩ bởi nếu uống sai cách hoặc lạm dụng có thể gây suy thận, suy gan, đau dạ dày…

5.3 Tiêm steroid 

Thuốc tiêm khớp Corticoid (Steroid) là nhóm thuốc kháng viêm mạnh, mang lại hiệu quả nhanh hơn so với thuốc kháng viêm đường uống (aspirin, thuốc NSAID). Tuy nhiên nếu lạm dụng và tự tiêm tại nhà, người bệnh có nguy cơ nhiễm khuẩn ổ khớp sau tiêm, loãng xương, suy nhược thận,… và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. 

5.4 Bó bột hoặc nẹp 

Bó bột hoặc nẹp là phương pháp giúp cố định phần xương bàn chân bị gãy để chờ xương phục hồi. Lưu ý, bạn tuyệt đối không tự tháo bột mà nên đến gặp bác sĩ vào ngày được chỉ định. 

đau bàn chân vào buối sáng khi ngủ dậy
Nếu nguyên nhân sáng ngủ dậy bị đau bàn chân là do chấn thương, bác sĩ có thể bó bột hoặc nẹp để điều trị tình trạng này.

5.5 Phẫu thuật bàn chân 

Phẫu thuật chỉ được áp dụng khi các phương pháp điều trị tình trạng đau lòng bàn chân khi ngủ dậy theo hướng bảo tồn không còn mang lại hiệu quả. Nguyên nhân là bởi phẫu thuật bàn chân có nhiều rủi ro như nhiễm trùng vết thương, quá trình phục hồi kéo dài, tổn thương dây thần kinh có thể làm giảm chức năng vận động của bàn chân,…

5.6 Vật lý trị liệu bàn chân

Vật lý trị liệu bàn chân giúp nhẹ nhàng đẩy lùi tình trạng sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân và nâng tầm vận động của bộ phận này. Theo đó, các bài tập cần được thiết kế dựa trên tình trạng của từng bệnh nhân để đạt được hiệu quả cao nhất. 

5.7 Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic)

Với Chiropractic, các bác sĩ sẽ sử dụng các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng và chính xác nhằm đưa các cấu trúc sai lệch của bàn chân trở về vị trí tự nhiên ban đầu. Điều này giúp giảm sự chèn ép đến các dây thần kinh, từ đó giúp chữa đau hiệu quả.

Hết đau bàn chân với liệu trình Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu tại ACC

ACC là đơn vị tiên phong ứng dụng Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) tại Việt Nam từ năm 2006 cho đến nay. Với gần 20 năm kinh nghiệm, ACC tự hào đã giúp nhiều bệnh nhân cơ xương khớp xua tan cơn đau nhức tận gốc, từ đó lấy lại niềm vui trong cuộc sống.

Với những cơn đau bàn chân xuất phát từ vấn đề xương khớp, ACC xây dựng liệu trình điều trị cá nhân hóa bao gồm sự kết hợp của Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống và các bài tập Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng. Đặc biệt, lộ trình điều trị được thiết kế bởi 100% bác sĩ Trị liệu thần kinh cột sống nước ngoài dày dặn kinh nghiệm. Đồng thời, trong quá trình tập luyện, bệnh nhân yên tâm khi luôn có sự đồng hành của đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp và tận tình.

điều trị đau bàn chân
Các bác sĩ Chiropractic được đào tạo chính quy và dày dặn kinh nghiệm tại ACC sẽ giúp xua tan cơn đau ở bàn chân nhanh chóng, hiệu quả.

Hơn nữa, ACC còn đầu tư vào cơ sở vật chất với trang thiết bị tối tân được nhập khẩu từ nước ngoài, hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị. Cùng với không gian hiện đại, mang đến sự thoải mái cho người bệnh.

Chưa dừng lại ở đó, kết thúc lộ trình điều trị, bệnh nhân còn được các bác sĩ cho lời khuyên về dinh dưỡng, sinh hoạt giúp chăm sóc hệ xương khớp khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tái phát. 

6. Cách phòng ngừa đau bàn chân vào buổi sáng

Để hạn chế tình trạng đau bàn chân khi ngủ dậy tái phát, bạn nên:

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, bổ sung những thực phẩm giàu canxi và vitamin D (sữa, phô mai, sữa chua,…) để nâng cao sức khỏe hệ xương. 
  • Khởi động thật kỹ trước khi chơi thể thao hoặc làm việc nặng.
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định để tránh gây áp lực lên bàn chân. 
  • Mang giày có kích cỡ phù hợp và hạn chế mang giày cao gót. Trường hợp có bàn chân bẹt thì nên sử dụng thêm đế lót giày y khoa. 

Sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân là tình trạng khá phổ biến, thế nhưng bạn không nên chủ quan. Bởi lẽ, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm, dễ dẫn đến suy giảm chức năng vận động của chân nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì thế, khi có dấu hiệu đau lòng bàn chân khi ngủ dậy, hãy liên hệ ACC để được hỗ trợ kiểm tra và kiểm soát tình trạng này từ sớm.

giải pháp giảm đau lòng bàn chân

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục