Đôi khi tác hại của giày cao gót có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý cơ xương khớp ở phụ nữ, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như cuộc sống của họ.
Giày cao gót là một phụ kiện thời trang không thể thiếu của phái nữ. Loại giày này có thể đem lại cho các cô gái bước đi duyên dáng, tự tin và quyến rũ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng thường xuyên đi giày cao gót có nguy cơ dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe về cơ xương khớp, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống của phụ nữ.
Vậy, bạn đã biết tác hại của giày cao gót gồm những gì chưa? ACC sẽ bật mí cho bạn 8 vấn đề thường gặp nhất nhé.
1. Bật mí 8 tác hại của giày cao gót ảnh hưởng đến cơ xương khớp
Đau chân là vấn đề thường gặp nhất của những cô gái có sở thích mang giày cao gót. Thực tế, tác hại của giày cao gót không chỉ có như vậy. Phụ nữ có nguy cơ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề sức khỏe nếu thường xuyên đi giày có gót cao, chẳng hạn như:
1.1. Tư thế và dáng đi bất thường
Giày cao gót khiến bàn chân của người mang gập lại và tạo thành tư thế dốc xuống. Điều này làm cho trọng tâm cơ thể hạ thấp và nghiêng về phía trước để giữ thăng bằng. Khi đó, nửa thân trên sẽ cần ngả ra phía sau làm đối trọng, hình thành tư thế cứng đờ, không tự nhiên.
Việc di chuyển với tư thế này không chỉ tạo thêm áp lực cho bàn chân mà còn hình thành gánh nặng cho cả đầu gối, cơ bắp chân, hông và lưng. Duy trì tư thế mất cân đối như vậy lâu ngày có thể gây tổn thương những bộ phận này.
Ngoài ra, gót giày càng cao, càng nhọn, tư thế đứng cũng như dáng đi của người mang càng bị biến dạng, kể cả khi bạn có kinh nghiệm đi loại giày này.
Đau bàn chân là một triệu chứng khá phổ biến với các dạng như đau ngón chân, đau gan bàn chân, đau gót chân, đau lòng bàn chân, mắt cá và đau mu bàn chân. Các bệnh này sẽ khiến người bệnh di chuyển khó nhọc, ảnh hưởng đến chất…
1.2. Khả năng giữ thăng bằng kém
Việc giữ thăng bằng khi mang giày cao gót chưa bao giờ là điều dễ dàng, vì bạn luôn trong tư thế nhón chân. Về cơ bản, gót chân đảm nhiệm vai trò chống đỡ một nửa trọng lượng cơ thể khi đứng, góp phần hỗ trợ giữ thăng bằng đáng kể.
Tuy nhiên, khi bạn đứng với tư thế kiễng chân, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn hết về mũi chân. Điều này làm tăng nguy cơ trật mắt cá và té ngã. Bên cạnh đó, di chuyển với tư thế nhón chân do đi giày cao gót trong thời gian dài còn dễ gây tổn thương cho xương bàn chân cũng như các mô liên kết tại bộ phận này. Các vấn đề thường xảy ra nhất là căng cơ bàn chân và bong gân mắt cá chân.
1.3. Thay đổi đường cong sinh lý của cột sống
Đường cong sinh lý đóng vai trò như một bộ giảm xóc, giúp phân tán bớt áp lực tác động lên các đốt sống và xương chậu. Duy trì tư thế xấu trong thời gian dài là một trong các nguyên nhân gây thay đổi đường cong sinh lý phổ biến nhất. Cụ thể hơn, tư thế bất thường nhằm giữ thăng bằng khi mang giày cao gót có thể:
- Làm giảm độ cong ở cột sống vùng thắt lưng
- Tăng độ cong của các đốt sống ngực, tạo điều kiện phát triển thành gù cột sống
Ngày nay, bệnh gù lưng không còn là tình trạng hiếm gặp và ai cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, ít ai hiểu rõ căn bệnh này nguy hiểm ra sao và kéo theo những hệ lụy gì nếu không sớm được chữa trị hiệu quả. Một cột sống…
Thay đổi đường cong sinh lý không chỉ ảnh hưởng đến các đốt sống mà còn tăng thêm áp lực đè nặng lên cơ lưng, dẫn đến tình trạng đau mỏi khó chịu. Theo bác sĩ, người có thói quen đi giày cao gót còn có nguy cơ đối mặt với chứng đau lưng mãn tính cao hơn những người khác.
1.4. Đau hông
Nhóm cơ thắt lưng chậu và các cơ bắp chân sẽ phải nỗ lực hoạt động hơn để di chuyển trên giày cao gót. Không ít người xem việc này như một cách để rèn luyện cơ nhưng thực tế, liên tục vận động với cường độ cao có thể gây căng cứng hoặc thậm chí là co cơ, từ đó kéo theo các cơn đau ở hông và thắt lưng.
1.5. Thoái hóa khớp gối
Theo thống kê, phụ nữ dễ bị thoái hóa khớp gối hơn so với nam giới. Một trong những nguyên nhân làm tăng rủi ro viêm xương khớp đầu gối ở phụ nữ đến từ tác hại của giày cao gót. Xương ống chân có xu hướng xoay vào trong để giữ thăng bằng khi bạn đang mang giày cao gót. Nếu diễn ra thường xuyên, tình trạng trên có khả năng tác động nghiêm trọng đến phần sụn trong khớp gối, lâu ngày phát triển thành viêm xương khớp.
Các chuyên gia cũng khuyến khích người bị thoái hóa khớp gối nên chú ý chọn mang giày, dép an toàn hơn thay vì đi giày cao gót nhằm tránh tạo thêm áp lực góp phần đẩy nhanh quá trình bào mòn sụn khớp đầu gối.
Mời bạn lắng nghe những chia sẻ của bác sĩ Wade Brackenbury tại chương trình Nụ cười ngày mới HTV7 để hiểu rõ hơn về tình trạng thoái hóa khớp gối:
1.6. Áp lực đè nặng lên mắt cá chân
Nỗ lực giữ thăng bằng khi đi giày cao gót sẽ vô tình tạo áp lực đè nặng lên mắt cá chân bằng cách giới hạn sức mạnh cũng như chuyển động của các khớp tại mắt cá. Vỡ mắt cá chân có thể được xem là hệ lụy thường thấy do tác hại của giày cao gót gây nên.
Mắt cá chân tập trung nhiều khớp nhỏ với các gân chạy từ chân đến bàn chân. Với cấu trúc khá phức tạp này, chỉ cần có một vài tác động nhỏ cũng có thể khiến mắt cá chân bị tổn thương. Phần lớn người bệnh thường lơ là trước…
Mặt khác, mắt cá chân gặp vấn đề còn có nguy cơ ảnh hưởng đến gân Achilles nối giữa gót chân và bắp chân. Cụ thể hơn, dải gân này có thể co rút lại khiến các mô cơ liên kết với xương gót chân bị kéo căng. Nếu tiếp tục kéo dài, tình trạng trên sẽ phát triển thành viêm gân Achilles.
1.7. Tổn thương bàn chân
Ngoài những bước đi tự tin, quyến rũ, nhiều phụ nữ còn tìm đến giày cao gót để “hack” chiều cao của bản thân. Tuy nhiên, ít ai biết rằng gót giày càng cao, bàn chân càng chịu nhiều thương tổn.
Với tư thế nhón chân khi mang giày cao gót, áp lực tác động lên mũi chân sẽ gia tăng đáng kể. Điều này không chỉ gây đau mà còn có nguy cơ kéo theo một số biến chứng phức tạp như biến dạng ngón chân cái hoặc u thần kinh. Trong một số trường hợp, gót chân phì đại cũng có nguy cơ cao phát sinh.
Ngoài ra, khi nói về tác hại của giày cao gót, bạn không thể không nhắc đến tình trạng co thắt gân và dây chằng nâng đỡ vòm bàn chân gây viêm cân gan chân.
1.8. Các ngón chân biến dạng
Giày cao gót, đặc biệt là những đôi bít mũi, có thể làm gia tăng sức ép lên các ngón chân và khiến chúng kết lại với nhau trong khoảng không gian nhỏ hẹp. Theo thời gian, tình trạng này không chỉ gây đau mà còn khiến các ngón chân bị chai cứng, biến dạng (cong quá mức hoặc khoằm xuống). Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cần được can thiệp bằng phẫu thuật.
2. Đối phó với các vấn đề về cơ xương khớp do tác hại của giày cao gót gây ra
Trong một số trường hợp, bạn có thể chỉ bị đau chân hoặc đau hông khi mang giày cao gót. Lúc này, các triệu đau nhức khó chịu có thể được cải thiện chỉ với việc thay đổi thói quen mang giày cao gót thành giày đế thấp, êm chân.
Ngược lại, nếu những hệ lụy liên quan đến cơ xương khớp đã diễn ra, việc đổi giày đơn thuần không còn đủ khả năng để khắc phục. Thay vào đó, bạn sẽ cần mau chóng tìm kiếm những phương pháp điều trị đặc hiệu nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, đồng thời hạn chế phát sinh các biến chứng phức tạp.
2.1. Chữa đau xương khớp với thuốc giảm đau và phẫu thuật
Uống thuốc giảm đau và phẫu thuật là những lựa chọn thường thấy cho việc điều trị những vấn đề liên quan đến cơ xương khớp bắt nguồn từ tác hại của giày cao gót. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thuốc không có khả năng loại bỏ cơn đau và chữa lành thương tổn hoàn toàn. Trong khi đó, mặc dù phẫu thuật có thể làm được điều này nhưng lại mang nhiều rủi ro nguy hiểm.
> Xem ngay: Các tác dụng phụ của thuốc xương khớp
Vì vậy, sau khi so sánh các ưu, nhược điểm của cả hai biện pháp phẫu thuật và dùng thuốc giảm đau, ngày nay, người bị bệnh cơ xương khớp có xu hướng tìm kiếm giải pháp điều trị lành tính, hữu hiệu hơn.
2.2. Có thể chữa đau xương khớp mà không dùng thuốc hay phẫu thuật không?
Trong thời kỳ phát triển vượt bậc về công nghệ cũng như y học, chữa đau liên quan đến các vấn đề ở cơ xương khớp mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật là phương án hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, hướng điều trị này yêu cầu rất nhiều yếu tố để có thể đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Đứng đầu trong số đó chính là:
- Kinh nghiệm, chuyên môn cũng như kỹ thuật của người thực hiện
- Trang thiết bị hỗ trợ hiện đại, tân tiến
Ở Việt Nam hiện nay, Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống là một trong số ít trung tâm có khả năng đáp ứng tốt những yêu cầu trên. Sau hơn 15 năm hoạt động, ACC được đánh giá là cái tên nổi bật nhất trong việc chữa đau không dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Nhằm giúp bệnh nhân sớm loại bỏ triệu chứng đau nhức ảnh hưởng từ tác hại của giày cao gót, các bác sĩ tại phòng khám ACC sẽ xây dựng phác đồ điều trị riêng cho từng trường hợp, dựa trên vấn đề cụ thể mà người bệnh gặp phải, chẳng hạn như:
Đau do tổn thương xương khớp (thoái hóa, trật khớp…)
Tổn thương ở xương, khớp gây đau thường liên quan đến sự sai lệch trong cấu trúc xương khớp. Khi đó, các dây thần kinh xung quanh rất dễ bị chèn ép, kéo theo triệu chứng tê ngứa chi dưới xảy ra cùng với biểu hiện đau nhức.
Trong trường hợp này, Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) sẽ là lựa chọn lý tưởng nhất. Liệu pháp hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng lực tay phù hợp để điều chỉnh những cấu trúc xương khớp có vấn đề trở lại đúng vị trí vốn có. Qua đó, thao tác nắn chỉnh này sẽ:
- Giải phóng sức ép đè nặng lên dây thần kinh gây đau
- Kích hoạt cơ chế chữa lành thương tổn ở xương khớp, mô mềm và rễ thần kinh
Nhờ vậy, tình trạng đau nhức liên quan đến tác hại của giày cao gót có thể được loại bỏ hoàn toàn mà không cần đến thuốc hay phẫu thuật. Đây cũng là lý do phương pháp Chiropractic được nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này đánh giá cao về tính an toàn và độ hiệu quả.
Về cơ bản, Chiropractic là một thủ thuật tương đối phức tạp, đòi hỏi chuyên môn cao cũng như kỹ thuật tốt ở người thực hiện để có thể phát huy tác dụng tối đa. Tuy nhiên, hiện nay chuyên ngành Thần kinh Cột sống vẫn chưa có chương trình đào tạo bài bản ở Việt Nam. Do đó, không ít bác sĩ tự phong là chuyên gia trong lĩnh vực này thực tế không có đủ kiến thức, kinh nghiệm cùng kỹ năng để tiến hành trị liệu. Điều này dẫn đến hiện trạng “vàng thau lẫn lộn” giữa các trung tâm, cơ sở y tế mang danh chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống.
Hãy cùng ACC nhận dạng kỹ thuật nắn chỉnh cột sống ĐÚNG và SAI qua video dưới đây:
Khác với các trung tâm Chiropractic “giả mạo”, phòng khám ACC là đơn vị chuyên khoa đầu tiên về Trị liệu Thần kinh Cột sống được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép hoạt động. Bên cạnh đó, phòng khám còn sở hữu đội ngũ bác sĩ Thần kinh Cột sống 100% người nước ngoài đã hoàn thành chương trình đào tạo chính quy kéo dài 6 – 8 năm ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Pháp, New Zealand…
Với kinh nghiệm được đúc kết theo năm tháng, kỹ thuật vững chắc cùng chuyên môn cao, bác sĩ ACC tự hào đã giúp hàng chục nghìn bệnh nhân chấm dứt tình trạng đau nhức liên quan đến tổn thương xương khớp, bao gồm cả trường hợp liên quan đến tác hại của giày cao gót.
Đau do tổn thương mô mềm (co cơ, căng cơ, chấn thương dây chằng, bong gân…)
Nếu tác hại của giày cao gót ảnh hưởng đến các mô mềm như cơ, dây chằng, gân… phác đồ điều trị của người bệnh có thể là sự kết hợp giữa các phương pháp trị liệu sau, bao gồm:
- Trị liệu laser cường độ cao thế hệ IV: thúc đẩy cơ thể sản sinh ATP, từ đó đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào và làm lành thương tổn ở mô mềm
- Sóng xung kích Shockwave: tác động sâu vào trong mô và kích thích chu trình chữa lành vết thương ở gân cũng như dây chằng
- Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu: xoa dịu triệu chứng đau nhức, tăng lưu lượng máu đến khu vực bị thương, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi…
Nhìn chung, giày cao gót vừa là bạn, vừa là thù của phụ nữ. Để hạn chế phát sinh các vấn đề sức khỏe do tác hại của giày cao gót, bạn nên thay đổi thói quen mang giày của mình. Trong trường hợp đã có những triệu chứng bất thường, hãy mau chóng tìm gặp các bác sĩ uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời, hiệu quả.
Tham khảo các bài tập yoga cho người mang giày cao gót tại văn phòng:
Bài viết liên quan: > Đau cơ là gì? 7 cách giảm đau nhức cơ bắp hiệu quả > Đau cơ xương khớp do dùng smartphone > Đau cứng cơ khi ngủ dậy là bệnh gì?