Chủ quan dẫn đến mắc những sai lầm trong quá trình điều trị cải thiện chứng cong vẹo cột sống, gây ra hậu quả không những không khỏi mà còn có thể khiến tình trạng cong vẹo nặng hơn. Vậy đâu là những sai lầm trong cải thiện cong vẹo cột sống người bệnh cần tránh?
1. 5 sai lầm thường gặp khi điều trị cong vẹo cột sống
Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), tất cả chúng ta khi sinh ra đều có đường cong sinh lý ở cột sống và khi nhìn từ phía sau (hoặc phim chụp X-quang), cột sống là một đường thẳng. Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong sang một bên, có thể thấy rõ bằng mắt thường nếu ở mức độ vừa hoặc nặng. Ở hầu hết mọi người, nguyên nhân của chứng vẹo cột sống là vô căn, tức là không rõ.
Trong quá trình điều trị cải thiện chứng cong vẹo cột sống, một số người mắc những thói quen xấu họ không hề hay biết, dẫn đến kết quả điều trị không khả quan. Có 5 sai lầm phổ biến sau đây:
Sai lầm 1: Dùng thuốc giảm đau không theo chỉ định của bác sĩ
Vẹo cột sống có thể gây ra những triệu chứng như đau mỏi vùng lưng. Vì lý do này, nhiều người đã lạm dụng thuốc giảm đau mà không tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Tuy nhiên, sử dụng thuốc giảm đau quá liều có thể gây ảnh hưởng cho gan, thận, dạ dày,… của người bệnh.
Do vậy, để đảm bảo sức khỏe của bản thân, bệnh nhân cần tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ về thuốc giảm đau, tránh tự ý sử dụng dẫn đến quá liều.
Sai lầm 2: Sinh hoạt sai tư thế
Ngồi sai tư thế là một trong những nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống. Khi điều trị bệnh này, nếu vẫn tiếp tục ngồi sai tư thế thì kết quả điều trị không khả quan.
Trong sinh hoạt hằng ngày, nhiều người có thói quen đứng khòm lưng. Duy trì tư thế này lâu ngày tạo áp lực lớn lên cột sống và cơ bắp, dẫn đến đau lưng, căng cơ, đây là một thói quen xấu cần được khắc phục, nhất là bệnh nhân trong quá trình điều trị cong vẹo cột sống.
Ngoài ra, có nhiều người có thói quen nằm sấp khi ngủ. Tư thế ngủ này cần được thay đổi ngay, vì nằm sấp khi ngủ có nguy cơ khiến cổ bị vặn ở một tư thế không thoải mái, làm chúng bị kéo căng, tạo thêm căng thẳng quá mức cho cột sống của người bệnh.
Để kết quả điều trị được tối ưu, bệnh nhân cần cố gắng duy trì tư thế đứng và ngồi thẳng lưng, khi ngủ hãy nằm ngửa.
>Xem thêm: Tư thế ngồi đúng để tránh bị đau lưng, cong vẹo cột sống
Sai lầm 3: Mang balo, cặp sách quá nặng
Theo báo VNEXPRESS, “Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo, trọng lượng cặp sách của học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở không nên vượt quá 10% trọng lượng cơ thể của các em”.
Trong một cuộc điều tra về việc học sinh tiểu học mang cặp sách đến trường, Phó Giáo sư Dương Xuân Đạm, nguyên Trưởng khoa Vật lý trị liệu tại Bệnh viện trung ương Quân đội 108, cho biết gần 20% trẻ bị lệch và vẹo cột sống do mang cặp quá nặng.
Theo bác sĩ Đào Việt Dũng, chuyên gia trong lĩnh vực Cơ xương khớp, giải pháp hiệu quả nhất là cha mẹ cần kiểm soát và không cho con mang theo đồ chơi, thức ăn hay nước uống trong cặp sách. Ngoài ra, không để con đeo cặp nặng trên lưng kéo dài.
Sai lầm 4: Dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo để cơ thể nạp đủ vitamin D và canxi sẽ không giúp cải thiện sức khỏe xương khớp nói chung. Bệnh nhân điều trị cong vẹo cột sống cần quan tâm đến các loại thực phẩm giàu canxi như sữa và sản phẩm từ sữa, cá hồi, hạt chia và rau xanh lá màu đậm. Đồng thời, nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tổng hợp vitamin D tự nhiên trong cơ thể.
Sai lầm 5: Chủ quan, không điều trị hết liệu trình
Điều trị cải thiện cong vẹo cột sống là một hành trình dài, mất nhiều thời gian mới thấy sự cải thiện, do vậy nhiều người bỏ cuộc giữa chừng. Hoặc khi thấy có tiến triển nhất định, bệnh nhân thường lơ là không nhất quán và hợp tác điều trị hết liệu trình. Điều này dẫn đến gián đoạn quá trình cải thiện và phục hồi của cột sống.
Để cải thiện được tình trạng cong vẹo cột sống, bệnh nhân cần tuân thủ lịch tái khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
2. Phương pháp cải thiện cong vẹo cột sống hiệu quả
Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp cải thiện chứng cong vẹo cột sống. Tuy nhiên, phương pháp nào phù hợp sẽ được bác sĩ đề xuất dựa trên mức độ cong vẹo cột sống của mỗi bệnh nhân.
>Xem thêm: Cong vẹo cột sống: Đâu là giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn?
Một trong những phương pháp được các bác sĩ ACC khuyến khích là Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic, với ưu điểm không sử dụng thuốc, không phẫu thuật. Thay vì điều chỉnh bằng can thiệp lâm sàng truyền thống như đeo nẹp hay phẫu thuật, Chiropractic tập trung vào việc điều chỉnh các sai lệch đốt sống bằng kỹ thuật thủ công nhẹ nhàng.
Chiropractic mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng cong vẹo cột sống khi kết hợp với Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng. Thông qua tập luyện các bài tập chuyên biệt và vật lý trị liệu, bệnh nhân có thể tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của cơ bắp, đồng thời giảm đau và cải thiện độ cong vẹo cột sống.
Điển hình là trường hợp bé gái 15 tuổi, đến khám tại phòng khám ACC trong tình trạng cong vẹo cột sống mức độ nặng (>50 độ). May mắn thay, sau 12 buổi kiên trì theo liệu trình điều trị tại ACC, chăm chỉ tập các bài tập Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng tại phòng khám lẫn ở nhà, tình trạng bệnh của em cải thiện khả quan. Cụ thể, độ cong vẹo cột sống ngực giảm từ 35.5 độ xuống 32.9 độ, cột sống thắt lưng giảm từ 50.4 độ xuống 43.1 độ. Đây là một kết quả đáng mừng cho em và gia đình.
Tham khảo chi tiết phương pháp cải thiện tình trạng vẹo cột sống lưng không phẫu thuật TẠI ĐÂY.
LIÊN HỆ hoặc ĐẶT HẸN NGAY với phòng khám ACC để được tư vấn lộ trình cải thiện cong vẹo cột sống không dùng thuốc, không phẫu thuật.
Bài viết liên quan:
> Ngồi học sai tư thế gây gù lưng, vẹo cột sống – Khắc phục thế nào?
> 3 điều quan trọng cần lưu ý sau điều trị cong vẹo cột sống