Mổ vẹo cột sống nguy hiểm không? 6 điều cần biết trước khi mổ

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa:

Cong vẹo cột sống là tình trạng các đốt sống lưng bị cong sang bên hoặc xoay phức tạp. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó mổ vẹo cột sống là phương án điều trị cuối cùng dành cho các trường hợp có tình trạng cong vẹo cột sống nặng. Vậy phẫu thuật vẹo cột sống có nguy hiểm không? Bệnh nhân cần lưu ý gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau. 

1. Mổ vẹo cột sống là gì?

Mổ vẹo cột sống là phẫu thuật xâm lấn giúp điều chỉnh hoặc cố định cột sống bị cong, vẹo quá mức, nhằm ngăn chặn sự tiến triển bất thường của đường cong cột sống và giảm tình trạng biến dạng cột sống.

Hiện nay, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cong vẹo cột sống theo hai phương pháp là cố định cột sống và cắt bỏ đốt sống hoặc đĩa đệm. 

mổ vẹo cột sống

Mổ cong vẹo cột sống là phẫu thuật điều chỉnh, cố định cột sống bị cong vẹo ở mức độ nặng. 

2. Khi nào nên mổ cong vẹo cột sống?

Không phải ai cũng cần phẫu thuật khi bị cong vẹo cột sống, mà phải dựa trên mức độ cong vẹo, kết quả kiểm tra cận lâm sàng (chụp CT, MRI,…),…

Một số trường hợp được bác sĩ chỉ định mổ cong vẹo cột sống: 

  • Vẹo cột sống ngực vô căn thiếu niên hoặc vẹo cột sống đoạn bản lề ngực, thắt lưng hoặc đoạn thắt lưng (Lenke I và V). 
  • Góc vẹo cột sống trên 40 độ và dưới 70 độ. 
  • Góc vẹo cột sống lưng từ 35 độ đến 40 độ nhưng góc vẹo tiến triển nhanh (có thể trên 10 độ trong vòng 1 năm mặc dù có mặc áo chỉnh hình cột sống). 
  • Góc vẹo cột sống lưng mềm dẻo dưới 30 độ. 
  • Dưới 8 đốt sống cần hàn xương.
  • Hàn xương không quá đốt T2 và không quá đốt L1. 

Một số trường hợp chống chỉ định mổ cong vẹo cột sống:

  • Bệnh nhân có các đường cong ngực kép.
  • Các đường cong ngực cao cứng, có tỷ lệ mềm dẻo dưới 50% hay góc nắn chỉnh hơn 30 độ.
  • Góc gù cột sống ngực hơn 40 độ.
  • Mắc các bệnh lồng ngực (có tiền sử mắc viêm dính màng phổi, lao phổi, viêm phổi tái phát,…), chức năng phổi kém hay đã có tiền sử phẫu thuật lồng ngực hoặc vùng sau phúc mạc cùng bên can thiệp vẹo (bên lồi). 

3. Mổ vẹo cột sống có nguy hiểm không?

Mổ vẹo cột sống được xem là phương án điều trị cuối cùng cho những bệnh nhân mắc cong vẹo cột sống nặng, không đáp ứng với những phương pháp điều trị nội khoa. Sau phẫu thuật có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng như tổn thương rễ thần kinh, màng cứng; tổn thương động mạch chủ ngực hoặc tĩnh mạch chủ ngực; nhiễm trùng vết mổ; máu cục màng phổi;… 

mổ vẹo cột sống có nguy hiểm không

Mổ cong vẹo cột sống là ca phẫu thuật có độ khó cao, đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao và sâu. 

>> Xem thêm: Tổng hợp phương pháp chữa cong vẹo cột sống cùng chi phi điều trị chi tiết

4. Cách chăm sóc sau khi mổ vẹo cột sống

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, giúp người bệnh có thể nhanh chóng hồi phục, hạn chế biến chứng sau phẫu thuật cột sống. Do đó, bệnh nhân nên chú ý uống đủ nước, bổ sung thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc, thịt nạc, các loại đậu, trái cây tươi và rau quả. Đồng thời, thay vì ăn 3 bữa lớn như trước đây, bệnh nhân nên chia thành 4-6 bữa ăn nhỏ trong ngày để hỗ trợ cơ thể tiêu hóa và hấp thu.

Ngoài ra, sau khi mổ vẹo cột sống, người bệnh nên nghỉ ngơi điều độ và thực hiện các bài tập phục hồi chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ và kỹ thuật viên.

mổ cong vẹo cột sống

Tập luyện vật lý trị liệu và hồi phục chức năng là điều quan trọng bệnh nhân cần lưu ý để hồi phục hiệu quả sau phẫu thuật vẹo cột sống. 

6. Có thể chữa cong vẹo cột sống mà không cần mổ không?

Cong vẹo cột sống hoàn toàn có thể được chữa khỏi mà không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên điều quan trọng là cần đi thăm khám CÀNG SỚM CÀNG TỐT. Tại đây bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán mức độ tình trạng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay có nhiều phương pháp giúp cải thiện bệnh lý liên quan đến sai lệch cấu trúc xương sống (bao gồm cong vẹo cột sống) mà không cần phẫu thuật, đó là Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic).

Khi cột sống mất cân bằng, sự sai lệch này sẽ tác động đến các dây thần kinh đi ngang qua nó, khiến sự dẫn truyền qua các dây thần kinh cột sống bị rối loạn dẫn đến việc phát sinh các chứng bệnh khác nhau, từ đau nhức đến nhiều triệu chứng khác. Từ đây, bác sĩ sẽ dựa trên phương pháp Chiropractic để nắn chỉnh các đốt sống vào đúng vị trí, giúp bảo tồn các dây thần kinh đi qua đốt sống. Thông qua cải thiện và hoàn chỉnh các chức năng của hệ thần kinh cột sống, cơ thể người bệnh trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu và thậm chí có thể tự phục hồi các bệnh liên quan mà không cần dùng thuốc. 

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ thực hiện liệu pháp Chiropractic uy tín thì đừng bỏ qua phòng khám ACC. Hơn 18 năm hoạt động, ACC quy tụ 100% đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống, giàu chuyên môn trong lĩnh vực điều trị bệnh lý cơ xương khớp, điển hình là cong vẹo cột sống.

Bên cạnh đó, ACC còn kết hợp liệu trình Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng giúp đẩy nhanh tiến trình điều trị như máy kéo giãn áp cột sống DTS, trị liệu vận động chủ động ATM2, liệu trình Phục hồi chức năng Pneumex độc quyền tại Đông Nam Á, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000.

Cùng theo dõi chia sẻ của bạn Nguyễn Thảo Phương Trinh, (17 tuổi, Tây Ninh) và hành trình điều trị vẹo cột sống kịp thời tại ACC mà không xâm lấn phẫu thuật:

mổ cong vẹo cột sống có nguy hiểm không

Và còn rất nhiều trường hợp khác đã chữa khỏi các bệnh lý xương khớp cấp và mãn tính với bác sĩ ACC, xem thêm TẠI ĐÂY.

Tạm kết, mổ vẹo cột sống chỉ nên là lựa chọn cuối cùng, do đó người bệnh nên ưu tiên điều trị bằng các phương pháp bảo tồn trước như Trị liệu Thần kinh Cột sống, Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng,… Đặc biệt, để đảm bảo cột sống phát triển bình thường và khỏe mạnh, mỗi người nên hình thành thói quen tầm soát cột sống định kỳ 6 tháng/lần nhé!

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục