Thói quen tốt giúp phòng ngừa cong vẹo cột sống trong sinh hoạt hằng ngày

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Wade Brackenbury

Cong vẹo cột sống có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất kỳ tuổi nào, trong đó trẻ nhỏ đang trong độ tuổi phát triển là đối tượng dễ mắc chứng bệnh này nhất. Phụ huynh cần nhắc nhở trẻ giữ thói quen sinh hoạt hằng ngày đúng cách để phòng ngừa vẹo cột sống.

1. Làm thế nào để cha mẹ tự phát hiện cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ?

Vẹo cột sống là tình trạng các đốt sống bị cong hoặc xoay phức tạp, khung xương sườn có thể xoắn vẹo sang một bên. Theo báo Sức khỏe & Đời sống, bất cứ ai cũng có thể bị vẹo cột sống, nhưng phổ biến hơn ở trẻ từ 10-15 tuổi. Trong đó, tỉ lệ mắc bệnh và mức độ vẹo cột sống ở các bé gái cao hơn bé trai.

Vẹo cột sống là tình trạng các đốt sống lưng bị cong, vẹo sang một bên
Vẹo cột sống là tình trạng các đốt sống lưng bị cong, vẹo sang một bên

Cha mẹ có thể tham khảo thông tin tổng hợp từ trang National Health Service, những dấu hiệu vẹo cột sống bao gồm:

  • Đầu tiên, quan sát bằng mắt thường, cha mẹ có thể thấy rõ đốt sống của trẻ bị cong, vẹo sang một bên.
  • Phân tích dáng đi và đứng có thể nhận thấy cơ thể trẻ đang bị nghiêng về một phía, hai bên bả vai không cân đối, xương sườn nhô ra một bên, phần hông cũng bị vẹo.
  • Thỉnh thoảng trẻ có thể than bị đau lưng, tuy nhiên tình trạng này sẽ phổ biến hơn ở người lớn.

Tình trạng cong vẹo cột sống sẽ ngày càng nặng hơn nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.

2. Phụ huynh hãy cân nhắc đưa trẻ khám định kỳ cong vẹo cột sống

Điều trị cong vẹo cột sống sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn nếu được phát hiện sớm, đặc biệt khi trẻ đang trong độ tuổi phát triển hệ cơ xương. Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ đang trong độ tuổi phát triển (3-18 tuổi) nên được tầm soát vẹo cột sống định kỳ 6 tháng 1 lần để đảm bảo cột sống phát triển bình thường.

Phòng khám Trị liệu Thần kinh Cột sống ACC – thành viên tập đoàn FV với 17 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, tổ chức định kỳ hằng năm các chương trình tầm soát cong vẹo cột sống và bàn chân bẹt dành cho học sinh các cấp tại 4 cơ sở Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM.

Trẻ em nên được tầm soát cong vẹo cột sống định kỳ 6 tháng 1 lần
Trẻ em nên được tầm soát cong vẹo cột sống định kỳ 6 tháng 1 lần

ACC với đội ngũ 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Thần kinh Cột sống, trong đó Giám đốc kiêm Người sáng lập phòng khám ACC – bác sĩ Wade Brackenbury có hơn 25 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các vấn đề hệ cơ xương khớp bằng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống – Chiropractic, đã điều trị tích cực chứng cong vẹo cột sống cho nhiều đối tượng mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật.

Bài viết liên quan:

> Phương pháp cải thiện tình trạng vẹo cột sống lưng không phẫu thuật

> Điều trị vẹo cột sống bẩm sinh hiệu quả

3. Thói quen tốt trong sinh hoạt để phòng ngừa cong vẹo cột sống

Để phòng ngừa cong vẹo cột sống, bên cạnh việc đưa trẻ đến tầm soát cong vẹo cột sống định kỳ, sinh hoạt hằng ngày của trẻ cũng cần được cha mẹ quan tâm.

Luyện tập thể thao đều đặn với cường độ phù hợp là một thói quen tốt trong việc ngăn ngừa cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ. Theo ý kiến của bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM: “Thời gian vận động thể lực cho trẻ em từ 5 – 15 tuổi thời gian vận động thể lực khoảng 60 phút/ngày (với cường độ trung bình và cao)”. Một số bài tập thể thao tốt cho hệ cơ xương khớp như duỗi cơ, xà đơn, nhảy dây,…

Các bài tập thể thao bổ ích cho cột sống lưng
Các bài tập thể thao bổ ích cho cột sống lưng

Bên cạnh tập thể dục đều đặn, cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ nguồn dinh dưỡng cân đối và khoa học. Trong đó, canxi và vitamin D là hai dưỡng chất không thể thiếu trong thực đơn ăn uống. Sữa và các sản phẩm làm từ sữa chứa nhiều canxi, photpho, vitamin A & D giúp hệ cơ xương chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng cong vẹo cột sống.

Một lưu ý quan trọng không kém trong phòng ngừa cong vẹo cột sống là duy trì tư thế đứng và ngồi đúng cách. Có một tư thế ngồi tưởng như vô hại nhưng thật ra lại nguy hại, đó chính là ngồi vắt chéo chân. Trong một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Khoa học Vật lý trị liệu: “Tư thế ngồi bắt chéo chân có thể gây ra cong vẹo cột sống, giảm chiều dài thân và nguy cơ biến dạng cột sống, dáng đi bị khập khiễng”, Tiến sĩ Hayden, phát ngôn viên của Hiệp hội Chỉnh hình Cột sống Mỹ, cho biết.

Tư thế ngồi đúng giúp phòng ngừa cong vẹo cột sống
Tư thế ngồi đúng giúp phòng ngừa cong vẹo cột sống

Ngoài ra phụ huynh cũng cần lưu ý hướng dẫn trẻ nâng và di chuyển vật nặng đúng cách cũng như phân bổ thời gian sinh hoạt và thư giãn hợp lý cho trẻ.

Hy vọng từ những thông tin trên, mỗi chúng ta đặc biệt là các bậc phụ huynh đã nhận biết rõ những thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, nhờ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ cong vẹo cột sống. LIÊN HỆ với chúng tôi để được tư vấn!

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục