Thắc mắc của một bệnh nhân gửi về cho phòng khám ACC:
“Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi cách nào giảm đau xương khớp mà không cần dùng thuốc. Vì tôi đã uống thuốc hơn hai năm nay, nhưng cơn đau chỉ ngưng vài ngày rồi quay trở lại, một thời gian sau còn kèm theo chứng đau dạ dày, rất mệt mỏi.” (Chị Hằng, 48 tuổi, TP. HCM)
Bác sĩ Wade Brackenbury (Chuyên gia Trị liệu Thần kinh Cột sống ACC) giải đáp:
“Chào bạn, trước tiên tôi xin được giải thích một chút về nguyên nhân đau nhức xương khớp. Nhiều người nghĩ rằng tình trạng này chỉ đơn thuần là do thời tiết thay đổi, làm việc sai tư thế hay lao động quá sức, nên thường dùng thuốc nhằm cắt cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, triệu chứng đau nhức xương khớp kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp…
Khi đó, người bệnh cần được thăm khám và điều trị bằng phương pháp dứt điểm. Xin lưu ý, các loại thuốc giảm đau hay chống viêm chỉ có hiệu quả tạm thời mà còn để lại nhiều tác dụng phụ. Trong trường hợp của bạn, rất có thể chứng đau dạ dày là do tác dụng phụ của thuốc giảm đau xương khớp kéo dài. Trong y khoa vẫn còn nhiều cách điều trị đau xương khớp an toàn – hiệu quả mà không cần dùng thuốc.”
>> Chi tiết nguyên nhân và cách chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh: XEM NGAY.
Người bệnh có thể tìm hiểu 5 phương pháp dưới đây:
1. Nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng tốt cho xương khớp
Đối với người bệnh viêm khớp mạn tính hoặc khớp đau do tổn thương dây chằng hoặc lớp sụn, nghỉ ngơi là cách giúp giảm đau rất nhiều. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn nên dành thời gian khoảng 30 phút/ngày để vận động cơ thể bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga,… nhằm tránh tình trạng căng cứng khớp và yếu cơ do bất động tại chỗ quá lâu.
Chưa kể để giảm sự tiến triển của viêm khớp, người bệnh nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng tốt. Đặc biệt là ở những người thừa cân, việc giảm trọng lượng ≥10% sẽ cải thiện tình trạng đau và chức năng của khớp. Hãy quan tâm nhiều hơn đến thực phẩm giàu canxi, vitamin D, magie, axit béo, chất xơ để vừa kiểm soát cân nặng, vừa giúp xương khớp luôn dẻo dai.
>> Xem thêm: Ăn gì giảm đau nhức xương khớp? TOP 9 thực phẩm không thể bỏ qua
Ngoài ra, việc kết hợp bổ sung các hoạt chất như Glucosamine, Chondroitin… cũng góp phần làm giảm viêm, giảm đau, thúc đẩy tái tạo sụn và xương dưới sụn hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh nên cẩn trọng với thực phẩm chức năng kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường. Việc dùng phải hàng giả, hàng nhái không những khiến bệnh lý không có dấu hiệu cải thiện mà còn gây ngộ độc, nôn mửa, nổi mẩn đỏ, giảm huyết áp, nặng hơn là ảnh hưởng đến hệ bài tiết, thận.
2. Massage đúng cách, giảm đau nhức xương khớp tức thì
Massage (hay xoa bóp) là một trong các phương pháp giảm đau xương khớp theo y học cổ truyền, có tác dụng lưu thông khí huyết đến vị trí bị tổn thương, từ đó giảm căng cứng cơ, cải thiện việc chuyển động và giảm nhẹ cảm giác đau nhức.
Điều quan trọng là bạn nên thực hiện massage đúng chỗ và đúng cách. Dưới đây là một số cách massage xoa bóp giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả:
– Xoa bóp vai gáy
- Bước 1: Chà lòng bàn tay lên vùng sau cổ để tạo cảm giác ấm nóng.
- Bước 2: Dùng tay bóp nắn các cơ quanh cột sống cổ, vai.
- Bước 3: Ngón cái một bên, các ngón còn lại một bên bóp nắn nhẹ nhàng đến khi vùng cổ – vai hơi ửng đỏ thì ngưng.
– Xoa bóp lưng
- Bước 1: Dùng vân ngón tay, gốc bàn tay xoa tròn trên vị đau. Rồi dùng cả hai bàn tay xát mạnh vùng lưng, xát cả hai tay ngược chiều nhau, xát ngang, xát dọc. Mỗi động tác xoa xát thực hiện khoảng 2 phút để làm ấm da.
- Bước 2: Day rồi đấm hai bên thắt lưng 3 lần. Thao tác day như sau: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út và ngón tay cái ấn xuống da và di động theo hình tròn.
- Bước 3: Dùng tay lăn dọc theo hai khối cơ cạnh cột sống xuống hông trong 2 – 3 phút, sau đó lăn tiếp từ hông xuống chân.
- Bước 4: Lấy cả hai bàn tay, ngón cái và các ngón khác bóp vào cơ lưng.
- Bước 5: Ấn ngón tay lên vùng lưng để tìm điểm đau, rồi day từ nhẹ đến mạnh. Thời gian một lần xoa bóp khoảng 20 phút.
– Xoa bàn chân
- Bước 1: Xoa mạnh hai lòng bàn chân với nhau khoảng 10 – 20 lần.
- Bước 2: Đặt phía trong bàn chân này để lên phía trong của bàn chân kia, rồi tiến hành chà xát từ 10 – 20 lần thì đổi bên.
- Bước 3: Xoa phía ngoài bàn chân bên này lên phía ngoài mu bàn chân bên kia. Chà xát tới lui 10 – 20 lần rồi đổi bên.
>>> Tham khảo thêm bài viết trên báo Thanh Niên: Bí quyết giảm đau xương khớp nhanh, an toàn, không sử dụng thuốc
3. Chườm nóng/lạnh giúp xoa dịu cơn đau xương khớp
Chườm nóng là biện pháp giảm đau xương khớp phù hợp với những trường hợp đau do bệnh lý viêm khớp, thoái hóa khớp, gout hoặc đau nhức sau 48 giờ gặp chấn thương. Hơi nóng có tác dụng làm giãn mạch máu, từ đó kích thích lưu thông máu về vùng bị đau, căng cứng. Đồng thời, hỗ trợ điều hòa thần kinh cảm giác, giúp người bệnh cảm nhận cơn đau một cách nhẹ nhàng hơn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Dùng các sản phẩm tích nhiệt như tấm đệm sưởi, túi chườm nóng y tế, đai quấn nóng… tác động nhiệt lên vị trí xương khớp bị đau.
- Cách 2: Ngâm mình trong nước nóng từ 33 – 37 độ C.
- Cách 3: Đun chảy sáp parafin rồi để nguội khoảng 43 độ C. Tiếp đó, đắp lên vị trí khớp bị đau hoặc nhúng nhanh bàn chân, bàn tay trực tiếp vào trong sáp parafin.
Lưu ý:
- Sử dụng nhiệt độ ấm vừa đủ (khoảng 33-38 độ C) để không làm bỏng da.
- Không nên chườm nóng nếu khu vực đau bị bầm tím, sưng tấy, mất cảm giác, có vết thương hở hoặc người đau khớp có bệnh nền như: bệnh tiểu đường, viêm da, huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)…
- Đối với chườm nóng cục bộ (chỉ tác động lên một vị trí khớp cụ thể), bạn không nên chườm quá 20 phút/lần.
- Đối với chườm nóng toàn thân, thời gian thực hiện có thể kéo dài lên 30 phút hoặc hai giờ.
Với chườm lạnh, người bệnh nên thực hiện trong trường hợp bị viêm khớp, đau cổ – vai – gáy, lưng, đau đầu gối cấp tính và bong gân, trật khớp do chấn thương thể thao, tai nạn giao thông hoặc vận động quá mức, làm việc sai tư thế… Liệu pháp này sẽ làm co mạch máu, giảm lưu lượng máu đến vùng bị tổn thương, giúp làm chậm tốc độ viêm và nguy cơ sưng tấy. Hơi lạnh cũng có tác động gây tê cục bộ, khiến cho các tín hiệu về cơn đau dẫn truyền lên não bị bất hoạt hoặc chậm lại.
>> Tham khảo thêm các cách phòng tránh chấn thương thể thao TẠI ĐÂY.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Dùng túi chườm lạnh y tế hoặc túi gel lạnh đặt lên vùng bị đau khoảng 15 – 20 phút, thực hiện 3 – 4 lần/ngày.
- Cách 2: Bọc đá trong khăn mềm, rồi lăn theo chuyển động tròn tại khu vực sưng đau khoảng 5 phút, lặp lại 2 lần/ngày.
- Cách 3: Đắp một chiếc khăn mềm đã được làm lạnh lên vị trí khớp bị đau, giữ nguyên cho đến khi khăn hết lạnh.
Lưu ý:
- Hạn chế chườm lạnh quá lâu hay đặt đá trực tiếp lên da, vì có thể dẫn đến tổn thương da, mô mềm quanh khớp hoặc dây thần kinh.
- Không sử dụng liệu pháp chườm lạnh nếu có nguy cơ bị chuột rút, có vết thương hở, da bị phồng rộp, người mắc bệnh liên quan đến mạch máu, hoặc rối loạn chức năng giao cảm, người bị đau do co thắt cơ hoặc co thắt mạch…
Chườm nóng và chườm lạnh đều là phương pháp nhiệt trị liệu có tác dụng rất tốt trong điều trị chấn thương và viêm khớp. Tuy nhiên khi nào thì nên chườm nóng hay lạnh? Cụ thể lúc sưng khớp hoặc đau căng cơ thì nên chữa trị thế nào?…
Bên cạnh việc áp dụng các liệu pháp chườm nhiệt kể trên, người bệnh nên kết hợp sử dụng băng dán cơ Rocktape – loại băng thể thao rất được các vận động viên ưa chuộng. Khi dán Rocktape vào da, băng dán sẽ làm giảm tín hiệu đau truyền dẫn đến não, đồng thời tạo ra tác động nâng đỡ dưới da để cố định khớp, giảm sưng viêm. Đặc biệt, với độ co giãn tốt lên đến 180%, Rocktape cho phép bộ phận đang sử dụng băng dán có thể cử động tự do và hoạt động vô cùng thoải mái.
4. Tập luyện đúng cách – Xương khớp linh hoạt, giảm đau đáng kể
Một chế độ luyện tập đúng cách, đúng động tác kết hợp thở sâu, nhịp nhàng không chỉ hỗ trợ giảm đau xương khớp; mà còn góp phần tăng cường tính linh hoạt của các khớp, sức mạnh và sự dẻo dai cho các khối cơ, dây chằng ở vùng lưng hiệu quả.
Tùy vào tình trạng tổn thương mà bạn lựa chọn hình thức tập phù hợp:
- Đi bộ: Là hình thức tập luyện đơn giản, có thể hỗ trợ phòng chống được suy thoái khớp. Tuy vậy, trong quá trình đi bộ, một số khớp trọng điểm ở hông, gối và mắt cá chân thường bị đau nên không phù hợp với người bị thoái hóa khớp nặng.
- Yoga: Việc tập yoga không chỉ giúp cơ xương khớp trở nên uyển chuyển, linh hoạt hơn, mà còn có thể phục hồi các sụn khớp bị thoái hóa. Song, người bệnh nên nhờ huấn luyện viên hướng dẫn những động tác phù hợp, nhằm tránh tình trạng bị giãn dây chằng cột sống, thoát vị đĩa đệm, vẹo cột sống… do tập yoga sai cách hoặc gắng sức.
- Đạp xe: Có tác dụng kích thích các nhóm cơ lớn ở chân, giúp cơ được vận động tối đa mà ít gây tải trọng lên các khớp.
- Tập thái cực quyền: Là hình thức vận động toàn thân tại chỗ bằng các động tác áp đùi, giãn hông, gập eo. Mỗi động tác sẽ giúp khí huyết lưu thông, thư giãn tinh thần và duy trì tính linh hoạt của khớp. Nhưng, người bệnh nên có thời gian nghỉ giữa các động tác vì khi tập thái cực quyền phải co khom gối và hông nhiều, dễ gây trở ngại cho khớp gối.
Lối sống thiếu vận động, làm việc sai tư thế đã khiến không ít người phải gánh chịu cơn đau cột sống lưng dai dẳng. Áp dụng một vài bài tập chữa đau cột sống lưng theo bộ môn yoga, nhiều người đã cải thiện được tình trạng sức khỏe…
5. Trị liệu kết hợp Chiropractic và Vật lý trị liệu chữa lành cơn đau
Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp nắn chỉnh cột sống, hoạt động theo cơ chế nắn chỉnh lại những sai lệch trong cấu trúc xương khớp trở lại vị trí ban đầu, từ đó kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể, giúp cơn đau nhanh chóng thuyên giảm và chấm dứt hoàn toàn mà không cần đến thuốc hay phẫu thuật.
Vật lý trị liệu là phương pháp phục hồi chức năng toàn diện, được phân thành hai loại là Vật lý trị liệu chủ động (bao gồm các bài tập vận động thể lực), và Vật lý trị liệu bị động (trị liệu bằng thiết bị hiện đại).
Để tăng hiệu quả chữa đau xương khớp vượt trội, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên kết hợp cả hai hình thức kể trên. Vì phương pháp nắn chỉnh cột sống Chiropractic tác động tận gốc đến nguyên nhân gây bệnh và Vật lý trị liệu giúp thúc đẩy hiệu quả phục hồi, cải thiện khả năng vận động nhanh hơn.
Hiện nay, cách giảm đau xương khớp bằng liệu trình trên đã được phòng khám ACC, là nơi tiên phong trong việc ứng dụng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống – Vật lý trị liệu áp dụng thành công trong nhiều năm qua. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm thiết kế phác đồ điều trị chuyên biệt cho từng bệnh nhân, cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc tiên tiến như sóng xung kích Shockwave, tia laser thế hệ IV, máy vận động trị liệu tích cực ATM2,… nên cơn đau được điều trị dứt điểm, ngăn ngừa tái phát về lâu dài.
Trên đây là những cách giảm đau xương khớp không cần dùng thuốc mà Bác sĩ Wade và phòng khám ACC mong muốn chia sẻ đến bạn. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng mà người bệnh có thể áp dụng các cách trị đau nhức xương khớp phù hợp. Tốt nhất, mỗi người nên có ý thức bảo vệ xương khớp ngay từ khi còn trẻ bằng cách tập luyện đều đặn, thực hiện đúng các tư thế trong sinh hoạt, không nên vận động quá sức và tầm soát sức khỏe xương khớp định kỳ nhằm phát hiện sớm các bệnh lý.
Tìm hiều thêm về cách cải thiện bệnh xương khớp không dùng thuốc: XEM TẠI ĐÂY