Trẻ bị bàn chân bẹt: Bố mẹ nên làm gì và không nên làm gì?

bác sĩ Luke Hamman
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Luke Hamman
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Việc bố mẹ nắm rõ cách chăm sóc trẻ bị bàn chân bẹt có thể giúp trẻ sớm vượt qua vấn đề sức khỏe này.

Trong nhiều năm qua, bàn chân bẹt đã trở thành một trong nhiều bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ. Đặc điểm của trẻ bị bàn chân bẹt là bàn chân không có vòm hoặc độ lõm bàn chân không cao. Tình trạng này mang nhiều rủi ro tiềm ẩn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé sau này. Các biến chứng có thể kể đến như:

Do đó, nếu trẻ bị bàn chân bẹt, việc tìm hiểu cách chăm sóc để giúp bé vượt qua căn bệnh này là điều bố mẹ cần ưu tiên hàng đầu. Vậy, trong trường hợp này, bố mẹ nên và không nên làm gì?

bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị bàn chân bẹt
Khi trẻ 3 tuổi, bố mẹ nên kiểm tra hội chứng bàn chân bẹt để phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Tham khảo thêm bài viết về bệnh bàn chân bẹt nguy hiểm như thế nào NGAY TẠI ĐÂY

1. Những điều bố mẹ cần tránh khi trẻ bị bàn chân bẹt

Để thuận lợi cho việc phát triển lõm bàn chân, đồng thời ngăn chặn biến chứng phát sinh, bố mẹ nên lưu ý TRÁNH một số điều như sau:

Tránh cho bé đi giày đế bằng (sandals, dép tông…)

Mang dép tông, sandals hay các loại giày, dép đế bằng khác khi ra ngoài là thói quen thường thấy ở người Việt Nam. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện, hành động này có thể góp phần cản trở sự hình thành của lõm bàn chân, dẫn đến tình trạng bàn chân bẹt tiếp tục kéo dài.

không nên cho trẻ đi giày đế bằng
Bố mẹ không nên cho trẻ mang dép tông hoặc các loại giày, dép đế bằng

Tự ý cho bé dùng thuốc giảm đau

Hầu hết trẻ bị bàn chân bẹt đều có triệu chứng đau nhức ở mỗi bước chân. Nhiều bố mẹ xót con thường hay cho bé uống thuốc giảm đau với hy vọng xoa dịu phần nào cảm giác khó chịu. Tuy vậy, tương tự các loại thuốc khác, thuốc giảm đau vẫn mang nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Đặc biệt, nếu đối tượng là trẻ nhỏ, việc tự ý dùng thuốc giảm đau mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ rất dễ kéo đến nhiều hệ lụy khôn lường, ví dụ như:

  • Viêm loét dạ dày
  • Tổn thương gan và thận
  • Dị ứng (trong trường hợp bé mẫn cảm với thành phần của thuốc)
Trẻ bị bàn chân bẹt có chữa được không?

Bàn chân bẹt có chữa được không là điều bố mẹ quan tâm hàng đầu khi bàn chân của con không có vòm hoặc phát triển vòm bàn chân không đủ cao.  Theo thống kê, hiện nay có đến 30% trẻ em ở châu Á mắc phải hội chứng bàn…

2. Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị bàn chân bẹt?

Theo bác sĩ, việc đầu tiên bố mẹ nên làm là giải thích cho bé về tác hại của hội chứng bàn chân bẹt. Như vậy, trẻ sẽ có ý thức tự giác và tỏ ra hợp tác hơn trong thời gian điều trị.

Chúng tôi đã viết một bài riêng về vấn đề Bàn chân bẹt có nguy hiểm không?, nếu chưa hiểu rõ, bố mẹ hãy tham khảo nhé!

Để giúp trẻ bị bàn chân bẹt mau chóng phục hồi, các chuyên gia cho rằng bố mẹ cần nỗ lực trong những việc sau, bao gồm:

Hướng dẫn và khuyến khích bé tập vật lý trị liệu tại nhà

Căng cứng cơ bắp chân là một trong nhiều yếu tố có khả năng góp phần gia tăng áp lực lên bàn chân, từ đó khiến vòm bàn chân sụp xuống. Để khắc phục vấn đề này, bố mẹ có thể hướng dẫn bé tập tư thế yoga “Chó cúi mặt” hoặc lặp đi lặp lại các động tác nhón gót – hạ gót đơn giản.

Ngoài ra, để thúc đẩy quá trình hình thành vòm bàn chân, bố mẹ cũng cần khuyến khích bé rèn luyện các nhóm cơ tại bộ phận này. Các chuyên gia vật lý trị liệu có thể hỗ trợ tìm ra bài tập luyện nào phù hợp với trẻ.

>> Mách nhỏ 7 bài tập hỗ trợ điều trị bàn chân bẹt, bạn xem qua nhé.

Cho trẻ mang giày có đế chỉnh hình

Mang đế chỉnh hình là phương pháp điều trị thông dụng nhất cho trường hợp trẻ bị bàn chân bẹt. Ngoài công dụng hỗ trợ nâng vòm bàn chân, đế chỉnh hình còn đóng vai trò cản bớt phản lực từ mặt đất lên cơ thể khi bé đứng hoặc đi lại. Nhờ đó, các nhóm cơ, khớp cùng dây chằng ở những bộ phận như mắt cá, đầu gối, thắt lưng… sẽ giảm thiểu nguy cơ bị chèn ép, thương tổn nặng nề.

Một vấn đề bố mẹ cần lưu ý khi áp dụng phương pháp điều trị này cho bé là không nên sử dụng đế chỉnh hình được cung cấp bởi những bác sĩ không chuyên. Điều này có thể khiến bạn tốn một khoản chi phí lớn nhưng không đem lại ích lợi đáng kể cho con.

 Điều trị bàn chân bẹt tại phòng khám ACC

Theo nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điều trị bàn chân bẹt cho trẻ em, để phát huy tối đa công dụng, đế chỉnh hình bàn chân cần phải đáp ứng một số yêu cầu như sau:

  • Có độ cao vòm bàn chân khớp với độ cao mà vòm bàn chân của bé cần hình thành.
  • Vừa vặn với hình dáng, độ cong và kích thước bàn chân của trẻ.
  • Chất liệu cao cấp, mềm mại, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ di chuyển.

Tuy nhiên, bàn chân của mỗi trẻ sẽ khác nhau. Vì vậy, đế chỉnh hình bàn chân sẽ cần được thiết kế riêng để phù hợp với chân bé. Hiện nay, phòng khám ACC là một trong số ít đơn vị chuyên khoa có thể “đo ni đóng giày” đế chỉnh hình cho từng bệnh nhân nhỏ tuổi.

Nhờ hệ thống công nghệ kỹ thuật số hiện đại đến từ châu Âu và Hoa Kỳ (CAD-CAM), các bác sĩ tại phòng khám ACC có thể thu thập số liệu chi tiết về bàn chân của bé và phân tích, xử lý kỹ càng trên máy tính để làm ra khuôn đế hoàn hảo nhất.

Sau đó, đội ngũ chuyên viên kỹ thuật chất lượng cao ACC sẽ tiến hành làm ra đế chỉnh hình dựa trên cơ sở dữ liệu trên cùng với những chỉ định riêng của bác sĩ về thể trạng đặc thù của trẻ. Như vậy, trẻ sẽ nhận được chiếc đế chỉnh hình “đong ni đóng giày” tốt nhất để khắc phục hội chứng bàn chân bẹt.

Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tại phòng khám ACC còn có thể đưa ra một số lời khuyên hữu ích cho bé và bố mẹ trong suốt quá trình điều trị. Trong thời gian điều trị, trẻ cũng được kiểm tra và đánh giá quá trình đáp ứng điều trị thường xuyên nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Như vậy, có thể thấy rằng cho trẻ điều trị bàn chân bẹt tại một đơn vị chuyên khoa uy tín như phòng khám ACC là điều bố mẹ nên ưu tiên hàng đầu. Với kinh nghiệm hoạt động hơn 15 năm trong lĩnh vực này, các bác sĩ tại đây có thể hứa hẹn đem niềm vui cuộc sống quay lại với bé trong thời gian ngắn nhất.

Tin liên quan:
> Những thắc mắc thường gặp về hội chứng bàn chân bẹt
> Hướng dẫn cách kiểm tra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ
> Trẻ bị bàn chân bẹt có phải phẫu thuật không?
> Bàn chân bẹt và biến chứng vẹo cột sống

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục