Khi cơn đau lưng xuất hiện không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến vận động, nhất là khi khom, cúi người; thậm chí có thể gây mất ngủ. Do đó, không ít người tìm đến các loại thuốc chữa đau lưng nhằm xoa dịu cảm giác đau, nhức mỏi nhanh chóng để sớm quay lại cuộc sống bình thường.
Dưới đây là một vài loại thuốc giúp giảm đau lưng thường gặp. Lưu ý rằng, việc dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng nên có sự tư vấn, chỉ định của dược sĩ hoặc bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
1. Thuốc trị đau lưng có những loại nào?
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại thuốc chữa bệnh đau lưng, có thể phân loại thành các dạng phổ biến như:
- Thuốc uống: Là loại thuốc giảm đau dùng bằng đường uống (đường miệng). Thuốc có thể được bào chế ở dạng viên nang, viên nén,… thuận tiện khi sử dụng và mang theo.
- Thuốc tiêm (ví dụ như tiêm Cortisone): Thuốc được tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, có tác dụng giảm đau nhanh hơn so với đường uống. Tuy nhiên, thuốc tiêm chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ và cần người có chuyên môn thực hiện tiêm thuốc để đảm bảo an toàn.
- Thuốc bôi tại chỗ: Thuốc được thoa trực tiếp lên da (tại vị trí đau) và sẽ được hấp thụ vào các mô cơ xung quanh, từ đó giúp giảm cơn đau khó chịu. Tuy nhiên, với cơn đau lưng do chấn thương, thuốc bôi có thể có ít hoặc không có tác dụng.
Nhiều người thường tìm đến thuốc chữa đau lưng để làm giảm cơn đau tức thì.
>> Xem ngay: Cách chữa đau lưng nhanh, đơn giản và hiệu quả
2. Các loại thuốc đau lưng phổ biến hiện nay
Dùng thuốc tuy có thể giảm đau nhanh, nhưng hiệu quả chỉ là tạm thời, cơn đau có thể tái phát sau đó. Ngoài ra, nếu lạm dụng thuốc còn có thể để lại nhiều nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của dược sĩ hoặc bác sĩ, lưu ý về liều lượng sử dụng theo hướng dẫn để tránh các tác dụng phụ.
Dưới đây là những loại thuốc giảm đau lưng phổ biến hiện nay:
2.1 Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Các loại thuốc chống viêm NSAID có khả năng ức chế hoạt động của enzyme cyclooxygenase (COX) trong hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Nhờ đó, hỗ trợ ngăn cản quá trình hình thành Prostaglandin (một chất trung gian của quá trình viêm và nhận cảm đau), giúp giảm đau và sưng viêm mức độ nhẹ hoặc trung bình.
Một số loại thuốc chống viêm không steroid thường gặp như Ibuprofen, Naproxen, Meloxicam, Celecoxib, Diclofenac,… Ngoài dạng uống, loại thuốc này còn có sẵn ở dạng kem bôi giúp giảm đau tại chỗ nhanh chóng.
Thuốc NSAID có thể được mua khi không cần kê đơn nên dễ bị lạm dụng. Nhưng nếu dùng thuốc sai cách sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận, tăng huyết áp, bệnh tim,… Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
2.2 Thuốc chống co giật
Thuốc chống co giật còn được gọi là thuốc chống động kinh, hoạt động tương tự như axit gamma-aminobutyric (GABA) – một chất hóa học tự nhiên có tác dụng an thần, ức chế dẫn truyền thần kinh và ngăn chặn một số tín hiệu não bộ. Loại thuốc này được dùng để chữa đau lưng do tổn thương hoặc chèn ép dây thần kinh (đau lưng do thoát vị đĩa đệm) cũng như hỗ trợ kiểm soát cơn đau thần kinh mãn tính, chẳng hạn như đau cơ xơ hóa.
Hai loại thuốc chống co giật được dùng để giảm đau lưng thường gặp là Gabapentin, Pregabalin.
Lưu ý trong thời gian dùng thuốc, người bệnh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, để tránh lạm dụng và có thể gây nghiện.
2.3 Thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương hoặc cản trở xung thần kinh dẫn truyền tín hiệu đau đến não, từ đó làm giảm tạm thời cơn đau. Loại thuốc này thường được dùng để điều trị cơn đau thắt lưng cấp tính do bong gân hoặc căng cơ từ nhẹ đến trung bình, khi thuốc giảm đau và chống viêm không mang lại hiệu quả.
Các loại thuốc giãn cơ phổ biến có thể kể đến như Baclofen, Carisoprodol, Cyclobenzaprine, Methocarbamol, Tizanidin,…
Thời gian điều trị đau lưng bằng thuốc giãn cơ có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc như chóng mặt, buồn ngủ. Người bệnh nên cẩn trọng dùng thuốc khi lái xe hoặc tham gia các hoạt động bên ngoài.
Thuốc giãn cơ giúp giảm cơn đau lưng cấp tính do căng cơ hoặc bong gân.
>> Có thể bạn chưa biết: Thuốc tiêm khớp là gì? Có gây hại gì khi sử dụng không?
2.4 Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm cũng có thể được bác sĩ kê đơn để làm giảm cơn đau lưng mãn tính. Loại thuốc này sẽ giúp giảm đau bằng cách tăng lượng serotonin và norepinephrine, cần thiết để hệ thần kinh hoạt động tối ưu và điều chỉnh tín hiệu đau trong cơ thể.
Một số loại thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng như: Duloxetine, Venlafaxin, Amitriptylin,…
Thuốc chống trầm cảm không phát huy tác dụng nhiều với các cơn đau cấp tính. Khi dùng thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, nhức đầu, chóng mặt, táo bón,…
2.5 Thuốc tiêm Corticosteroid
Nếu như sử dụng thuốc uống không hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm Corticosteroid để ức chế cơn đau. Corticosteroid còn được gọi là Glucocorticoid, có tác dụng chống viêm, giảm đau và khó chịu do viêm dây thần kinh cột sống (do thoát vị đĩa đệm hoặc do viêm khớp cột sống).
Tùy vào vị trí đau lưng mà có thể tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng hoặc tiêm khớp cùng chậu (SI). Trong đó, tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng chỉ định điều trị các cơn đau lưng và cổ dai dẳng mà không đáp ứng điều trị với các loại thuốc uống. Tiêm khớp cùng chậu (SI) chỉ định để kiểm soát tình trạng đau thắt lưng.
Lưu ý, tiêm Corticosteroid cũng cho hiệu quả giảm đau tạm thời, cơn đau vẫn có thể tái phát sau vài tháng. Nếu lạm dụng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe (tổn thương mô khớp, nhiễm trùng, suy nhược cơ thể,…). Nên cân nhắc trước khi tiêm và chỉ thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín.
2.6 Thuốc bôi hoặc miếng dán giảm đau lưng
Đây là những loại thuốc giúp giảm đau tại chỗ, được bào chế dưới dạng kem, gel, thuốc xịt hoặc miếng dán,… dùng để thoa hoặc dán trực tiếp lên vị trí đau.
Sản phẩm thường chứa các thành phần như long não, tinh dầu bạc hà,… tạo cảm giác mát lạnh hoặc capsaicin cho cảm giác nóng, có tác dụng giảm tạm thời các cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Ngoài ra, thuốc gây tê tại chỗ chứa hoạt chất Lidocaine cũng được dùng phổ biến để giảm đau lưng.
Sử dụng thuốc hoặc kem bôi, miếng dán không đúng cách cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như kích ứng, mẩn ngứa hoặc viêm nhiễm,…
Sử dụng miếng dán giảm đau lưng cũng là cách hỗ trợ người bệnh xoa dịu cảm giác khó chịu.
2.7 Thuốc nam giảm đau lưng
Một số bài thuốc chữa bệnh đau lưng từ dân gian như sử dụng ngải cứu, quả nhàu, cây trinh nữ, lá lốt, cẩu tích, địa liền,… cũng được nhiều người truyền tai nhau áp dụng.
– Ngải cứu
Ngải cứu (tên Latin là Artemisia absinthium) là một loại thảo dược quen thuộc, chứa tinh dầu và các acid amin, adenin, choline, flavonoid,… Loại cây này có đặc tính kháng viêm, có thể hỗ trợ làm giảm tình trạng đau xương khớp.
Cách dùng: Rửa sạch nắm lá ngải cứu rồi rang nóng với muối trắng và cho hỗn hợp này vào khăn sạch. Sau đó, chườm lên vị trí bị đau lưng từ 2- 3 lần ngày.
– Cây dây đau xương
Một bài thuốc giảm đau lưng khác cũng được chia sẻ nhiều là dùng dây đau xương. Loại dược liệu này có chứa histamin, acetylcholine có thể làm giảm co thắt cơ trơn. Ngoài ra, còn có tác dụng khu phong, trừ thấp, giảm đau nhức xương khớp.
Cách dùng: Lấy 8 – 12g dây đau xương và sắc uống. Bên cạnh đó, có thể giã lá tươi trộn với rượu đắp lên vị trí đau lưng.
– Quả nhàu
Trong quả nhàu có chứa hợp chất proxeronine có công dụng chống nhiễm trùng và giúp giảm đau hiệu quả.
Cách dùng: Bạn có thể ăn quả nhàu chín mỗi ngày (ăn với muối) hoặc lấy quả nhàu chín ép lấy nước uống.
*Lưu ý:
Các bài thuốc trị đau lưng từ dân gian chưa được kiểm chứng khoa học về hiệu quả. Người bệnh phải cẩn trọng và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Ngoài ra, nếu mua các loại thuốc nam được bán sẵn cần chọn loại có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
>> Tim hiểu ngay: Rủi ro khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp dân gian
3. Dùng thuốc đau lưng và những điều cần lưu ý
Để sử dụng thuốc chữa đau lưng hiệu quả và hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc, đặc biệt là đối với người lớn tuổi, phụ nữ có thai, huyết áp thấp,…
- Không nên lạm dụng thuốc, nên dùng đúng theo liều lượng được hướng dẫn.
- Không tự ý sử dụng lại toa thuốc bác sĩ đã từng cho mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Đồng thời không sử dụng toa thuốc của người khác cho bản thân mình.
- Không sử dụng các biện pháp dân gian khi chưa được kiểm chứng.
- Ngừng sử dụng thuốc đau lưng khi có dấu hiệu bất thường và nên thông báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt.
Các cách giảm đau lưng tại nhà hiệu quả
Bạn có thể áp dụng một vài cách dưới đây để xoa dịu cơn đau lưng khó chịu tại nhà:
- Bổ sung thức uống chống viêm mỗi ngày như sữa nghệ, trà xanh gừng,…
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất vào chế độ ăn uống hằng ngày, đặc biệt là vitamin D, vitamin C,…
- Tập nhẹ nhàng các bài yoga đơn giản, hỗ trợ giảm đau lưng.
- Tránh ngồi quá nhiều, điều chỉnh tư thế cổ vai lưng để ngăn ngừa tổn thương cột sống.
- Ngâm nước ấm làm giảm mệt mỏi, hỗ trợ trị đau cơ lưng.
Những cách này chỉ có tác dụng hỗ trợ, nếu cơn đau không thuyên giảm, tái phát nhiều lần thì nên đi thăm khám ngay.
Xem thêm:
4. Dứt điểm tình trạng đau lưng mà không cần dùng thuốc tại ACC
Ngày nay, nền Y học hiện đại có nhiều phương pháp điều trị đau lưng. Các chuyên gia khuyến khích nên chọn cách điều trị lành tính, tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây đau lưng. Điều này sẽ mang đến hiệu quả lâu dài, không cần dùng thuốc và hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.
Theo đuổi triết lý điều trị cơn đau xương khớp hiệu quả mà không cần dùng thuốc hay xâm lấn, phòng khám ACC áp dụng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng giúp chữa lành cơn đau lưng dai dẳng. Giờ đây người bệnh không còn phải đau đầu với tình trạng đau khó chịu kéo dài, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là giải pháp chữa trị đau xương khớp lành tính. Bằng các thao tác nắn chỉnh đúng kỹ thuật sẽ giúp đưa các cấu trúc xương khớp, cột sống sai lệch về vị trí tự nhiên ban đầu. Nhờ đó giải phóng sự chèn ép dây thần kinh (nguyên nhân gốc rễ gây đau), giúp cơn đau thuyên giảm và biến mất dần, giảm nguy cơ tái phát về lâu dài. Phòng khám ACC có 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Chiropractic vững vàng chuyên môn, giàu kinh nghiệm, giúp khách hàng an tâm điều trị để loại bỏ cơn đau hiệu quả.
- Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại ACC, bác sĩ sẽ kết hợp những bài tập vật lý trị liệu chuyên biệt theo tình trạng đau ở mỗi người và các dụng cụ hiện đại như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, trị liệu vận động ATM2, tia laser thế hệ IV,… Bác sĩ và kỹ thuật viên theo sát trong quá trình tập luyện, hoặc hướng dẫn cặn kẽ cách tập tại nhà để hỗ trợ giảm đau, giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Với liệu trình toàn diện trên, ACC đã điều trị thành công cho hàng nghìn trường hợp đau lưng, mắc các bệnh xương khớp.
Như Cô Phượng (59 tuổi, Vũng Tàu) bị thoát vị đĩa đệm lưng dày vò trong 8 năm. Nhưng vì tự ý dùng thuốc giảm đau theo toa cũ của bác sĩ, không những không khỏi bệnh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày. Cô Phượng tưởng mình sẽ phải chịu đau đớn cả đời nhưng cơ duyên gặp bác sĩ Timothy Gallivan (bác sĩ phòng khám ACC với hơn 20 năm kinh nghiệm) đã giúp cô chữa lành thoát vị đĩa đệm, cô không cần sự hỗ trợ của xe lăn mà có thể tự đứng lên đi lại sau 1 liệu trình và đi lại nhanh nhẹn sau liệu trình thứ 2.
>> Xem thêm Câu chuyện chữa thoát vị đĩa đệm của Cô Phượng
Phòng khám ACC rất vui mừng vì có thể đồng hành cùng cô Phương trong hành trình điều trị thoát vị đĩa đệm thành công
Hay như trường hợp của Cô Lệ (62 tuổi, Hà Nội) sau những năm tháng làm công việc văn phòng, khiến cô bị đau lưng mãn tính. Sau khi tìm hiểu, cô quyết định đến phòng khám ACC để điều trị cơn đau. Sau khi chụp phim X-quang, kết quả cho thấy cột sống thắt lưng của cô Lệ bị thoái hóa, bờ trước thân đốt sống L2 bị xẹp và mỏ xương thoái hóa. Bác sĩ Aubrey trực tiếp điều trị với phương pháp Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng. Sau 12 buổi điều trị tích cực cùng bác sĩ ACC, cô Lệ cảm thấy hoàn toàn thoải mái và cơn đau không còn nữa.
>> Xem thêm Câu chuyện chữa đau lưng thành công của Cô Lệ
Trường hợp khác của anh Đức Vũ (TP.HCM) bị chèn ép đĩa đệm khiến dây thần kinh cột sống cũng bị chèn ép dẫn đến đau thắt lưng và tê lan xuống chân. Với liệu trình Trị liệu Thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu và sử dụng máy kéo giãn giảm áp DTS, sau 12 buổi điều trị, anh Vũ đã hoàn toàn khỏi bệnh, các triệu chứng đau nhức đã biến mất.
>> Xem thêm Câu chuyện chữa đau thắt lưng do chèn ép dây thần kinh của anh Đức Vũ
Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã biết được những loại thuốc chữa trị đau lưng thường gặp. Dùng thuốc chỉ giảm đau tạm thời và cần dùng đúng cách để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện nay có nhiều phương pháp chữa đau lưng lành tính, bạn nên ưu tiên để đảm bảo an toàn.
Chữa đúng cách ngay từ đầu là giải pháp lành cơn đau nhanh và ngăn ngừa tái phát lâu dài. Liên hệ ngay với ACC TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết.