Với hơn 15 năm hoạt động, phòng khám ACC đã nhiều lần tiếp nhận điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khi mang thai, trong đó phổ biến nhất là các trường hợp thoát vị đĩa đệm L4 – L5 và L5 – S1. Trước khi đến với ACC, nhiều chị em thai phụ phải thường xuyên mất ngủ do gánh chịu các cơn đau liên tục, vì thế cơ thể trở nên mệt mỏi. Tuy nhiên sau liệu trình điều trị tại ACC, nhiều mẹ bầu đã có thể ngủ ngon, cơ thể giảm đau nhức rõ rệt, quá trình sinh nở cũng trở nên dễ dàng hơn.
Phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong suốt thai kỳ, họ sẽ dễ bị đau nhức cột sống, mệt mỏi hơn so với những phụ nữ không mắc bệnh.
1. Vì sao phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm?
Khi mang thai, toàn bộ vùng cột sống thắt lưng và khung chậu của người mẹ đều có sự thay đổi để thích nghi với sự tăng trưởng của bào thai. Khi đó, các đốt sống giãn nở tối đa, gân cơ được nới lỏng, dây chằng cũng được kéo giãn và trở nên yếu dần, làm suy giảm chức năng chống đỡ của cột sống.
Hơn nữa quá trình tăng cân của người mẹ (nhất là vào tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba) diễn ra rất nhanh, làm tăng gánh nặng lên cột sống, nhất là phần lưng. Tất cả những thay đổi này có tác động đến đĩa đệm giữa hai đốt sống, làm tăng nguy cơ đẩy nhân nhầy của đĩa đệm lệch khỏi vị trí bình thường, dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, trên thực tế có khá nhiều bà bầu thường đứng sai tư thế, cong lưng hoặc ưỡn ngực, cố gồng người về phía sau. Chính thói quen này đã tạo nên áp lực cho phần thắt lưng, cấu trúc cột sống dễ bị lệch, lâu ngày dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
2. Nhận biết thoát vị đĩa đệm khi mang thai
Đau là triệu chứng phổ biến của thoát vị đĩa đệm. Các cơn đau tùy thuộc vào mức độ nhân nhầy bị thoát ra ngoài và chèn ép như thế nào lên rễ tủy cũng như các dây thần kinh. Thông thường, phụ nữ mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm sẽ gặp các triệu chứng sau:
- Đối với thoát vị đĩa đệm cổ, các chị em cảm thấy đau vai gáy dữ dội, tê mỏi bàn tay, bắp tay yếu hơn, cử động khó khăn.
- Trường hợp thoát vị đĩa đệm lưng, người bệnh đau dữ dội hoặc âm ỉ ở vùng thắt lưng, kèm theo cảm giác tê bì như bị kim châm, cứng lưng.
- Khi thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa, thai phụ cảm thấy đau lưng lan xuống hông, tê yếu ở bắp chân, bàn chân, cẳng chân, ngón chân.
Theo thống kê, cứ 10 người thì có 8 người từng than phiền rằng đã từng bị đau thắt lưng ít nhất một lần trong đời. Nếu như trong một số trường hợp, đau thắt lưng chỉ xuất hiện trong một thời gian rất ngắn rồi biến mất, thì cũng…
3. Thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, thoát vị đĩa đệm không gây nguy hiểm cho thai nhi và quá trình sinh con. Tuy nhiên, căn bệnh này khiến các chị em phụ nữ gặp nhiều khó khăn trong suốt thai kỳ. Nếu không chữa trị dứt điểm, cơn đau càng tăng mức độ dữ dội hơn.
Trong khi đó, các thai phụ lại không thể dùng thuốc giảm đau trong thời gian này vì có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vì vậy trên thực tế có không ít người thường xuyên mất ngủ vì phải gánh chịu cơn đau, cơ thể trở nên mệt mỏi, chất lượng cuộc sống giảm sút.
Bên cạnh đó, thoát vị đĩa đệm lâu ngày có thể dẫn đến các biến chứng khó lường như: teo cơ, yếu liệt, ảnh hưởng khả năng vận động và đi lại.
Vậy bạn có nên mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm không? Cùng lắng nghe ý kiến của bác sĩ về vấn đề này tại đây.
4. Cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, không dùng thuốc
Theo thống kê có khoảng 80% thai phụ không chữa các triệu chứng đau mà cố gắng chịu đựng trong suốt thai kỳ. Rào cản lớn nhất khiến các thai phụ đau nhưng ngại đi khám là do tâm lý sợ phải uống thuốc có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Vì vậy, tại Phòng khám ACC, các bác sĩ luôn ưu tiên các phương pháp điều trị bảo tồn, không xâm lấn, điển hình là Trị liệu Thần kinh cột sống. Bác sĩ ACC thăm khám cẩn thận và nắn chỉnh xương khớp trở về đúng vị trí ban đầu, giúp các mẹ bầu thoát khỏi cơn đau do thoát vị đĩa đệm trong suốt thai kỳ, tránh tình trạng mất ngủ.
Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho thấy, Trị liệu Thần kinh cột sống được chứng mình là an toàn tuyệt đối cho thai phụ và thai nhi khi được chữa trị bởi các bác sĩ được đào tạo chuyên môn cao. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp điều chỉnh sự cân bằng xương chậu để quá trình “vượt cạn” dễ dàng hơn.
Đối với phụ nữ mang thai có chứng đau nhức kéo dài còn được điều trị kết hợp các bài tập phục hồi chức năng, được thiết kế và hướng dẫn bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm, nhằm giải tỏa hiệu quả cơn đau vùng hông, chân và lưng, hỗ trợ di chuyển linh hoạt, cải thiện sức khỏe đáng kể.
Theo dõi video Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
5. Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cho phụ nữ mang thai
Để ngăn ngừa và phòng tránh căn bệnh thoát vị đĩa đệm, các chị em thai phụ cần lưu ý các điều sau đây:
- Kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá mức.
- Nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng bên trái khi ngủ, sử dụng gối ôm hoặc đai đeo bụng để nâng đỡ phần bụng đang ngày càng lớn.
- Chú ý các hoạt động đi lại và vận động, tránh ngồi hoặc đứng sai tư thế, hạn chế thay đổi tư thế đột ngột ảnh hưởng vùng cột sống thắt lưng.
- Thường xuyên luyện tập các bộ môn: đi bộ, bơi lội, yoga… với cường độ phù hợp, giúp cơ xương khớp dẻo dai, ngăn ngừa và giảm các triệu chứng đau lưng hoặc đau vùng chậu. Tuyệt đối tránh các dạng bài tập gây mệt và buộc cơ thể phải thở nhanh, những bài tập có nguy cơ cao bị ngã hoặc chấn thương vùng bụng.
- Buổi tối trước khi đi ngủ nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng thắt lưng để giảm đau nhức. Động tác này đặc biệt rất tốt cho thai nhi.
Đau lưng luôn là nỗi ám ảnh thường trực với các mẹ bầu trong thời gian thai nghén, cơn đau lưng thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ 2 và tăng dần đến lúc mẹ lâm bồn. Để khắc phục chứng đau lưng khi mang thai, 6 bài tập…
Ngay khi có bất kỳ triệu chứng đau nào xảy ra đặc biệt ở vùng thắt lưng, thai phụ cần đi khám ngay, tuyệt đối không chủ quan, lơ là. Việc phát hiện bệnh càng sớm càng có cơ hội chữa trị dứt điểm, an toàn cho mẹ và bé.
Xem thêm: