Ngày nay, rối loạn cong cột sống không còn là vấn đề hiếm gặp. Tuy vậy, không phải ai cũng biết tình trạng này là gì, có điều trị được không.
Cột sống hình thành từ nhiều đốt xương sống và đĩa đệm xếp chồng lên nhau. Một cột sống khỏe mạnh không thẳng đứng như nhiều người nghĩ. Thay vào đó, nó có đường cong sinh lý đảm nhiệm vai trò hấp thụ áp lực từ chuyển động của cơ thể và trọng lực.
Nếu đường cong trên thay đổi bất thường, bạn có thể được chẩn đoán mắc chứng rối loạn cong cột sống. Thực tế, thuật ngữ này không phải là bệnh lý cụ thể mà đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau do sự thay đổi ở độ cong tự nhiên của các đốt sống.
Vậy, rối loạn đường cong cột sống bao gồm những căn bệnh gì? Có thể chữa trị được không? Đâu là cách giải quyết tốt nhất cho trường hợp này? Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất cả.
1. Các loại rối loạn cong cột sống và dấu hiệu nhận biết
Về cơ bản, rối loạn cong cột sống gồm ba loại chính là:
1.1. Tật gù cột sống (gù lưng)
Bệnh gù lưng có thể bắt đầu phát triển từ khi bạn còn nhỏ bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nếu bệnh chỉ xuất hiện ở dạng nhẹ, các triệu chứng có thể bộc lộ không quá rõ ràng. Tuy nhiên, theo thời gian, người bị tật gù cột sống có thể nhận biết qua những biểu hiện như sau:
- Độ cong sinh lý ở vùng lưng trên lớn hơn 45°
- Đầu có xu hướng chúi về phía trước, lưng khòm
- Dễ nhức mỏi ở lưng và chân
- Cứng khớp, khó vận động
Ngày nay, bệnh gù lưng không còn là tình trạng hiếm gặp và ai cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, ít ai hiểu rõ căn bệnh này nguy hiểm ra sao và kéo theo những hệ lụy gì nếu không sớm được chữa trị hiệu quả. Một cột sống…
1.2. Ưỡn cột sống
Khác với tật gù cột sống xảy ra ở vùng lưng trên, ưỡn cột sống chủ yếu xuất hiện khi các đốt sống lưng dưới cong vào trong quá mức, từ đó kéo theo những dấu hiệu đặc trưng như:
- Xương chậu nghiêng về trước quá nhiều, hình thành tư thế võng lưng ngựa
- Đường cong ở mông bộc lộ rõ ràng
- Khi người bị tật ưỡn cột sống nằm thẳng trên sàn, lưng của người đó sẽ không hoàn toàn tiếp xúc với mặt đất
- Thường xuyên cảm thấy đau lưng
- Gặp khó khăn trong việc di chuyển
1.3. Cong vẹo cột sống
Chứng vẹo cột sống đặc trưng bởi tình trạng các đốt sống uốn cong sang hẳn một hoặc cả hai bên, tạo thành hình chữ C, S hoặc C ngược, S ngược. Bên cạnh đó, bạn còn có thể nhận biết vấn đề sức khỏe này thông qua dấu hiệu:
- Một bên vai cao hơn hẳn so với bên còn lại.
- Hai bên hông không cân xứng, đồng đều.
- Trọng tâm cơ thể có xu hướng nghiêng về một bên.
2. Do đâu rối loạn cong cột sống phát sinh?
Theo bác sĩ, sự thay đổi bất thường ở đường cong sinh lý của cột sống có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả thói quen sinh hoạt và một số vấn đề sức khỏe cụ thể. Trong đó, phổ biến nhất là:
- Trượt đốt sống: xảy ra khi cấu trúc đốt sống thắt lưng trên trượt ra trước hoặc sau so với đốt sống thắt lưng dưới
- Dị tật cột sống bẩm sinh: cấu trúc đốt sống biến dạng ngay từ khi trẻ chào đời, bao gồm cả tật cột sống chẻ đôi
- Viêm đĩa đệm: hệ quả của tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến các “miếng đệm” của cột sống
- Tật gù cột sống Scheuermann: chủ yếu xảy ra vào giai đoạn tăng trưởng trước khi dậy thì của bé
- Viêm khớp, nhiễm trùng cột sống
- Các khối u hình thành ngay trên đốt sống
- Ưỡn cột sống vị thành niên lành tính
- Thói quen đi đứng, ngồi hoặc nằm không đúng tư thế
Các yếu tố rủi ro tiềm ẩn
Ngay cả khi không gặp phải những vấn đề trên, một người vẫn có nguy cơ cao bị rối loạn cột sống nếu người đó:
- Thừa cân (béo phì)
- Loãng xương
- Nghiện hút thuốc lá
- Thường xuyên uống bia, rượu hoặc các loại thức uống chứa cồn tương tự
3. Rối loạn cong cột sống có chữa được không?
Tật rối loạn cong cột sống có nguy cơ dẫn đến hàng loạt biến chứng khôn lường nếu không sớm được điều trị. Trong đó, ngoại hình dị dạng là vấn đề thường gặp nhất. Lúc này, người bệnh dễ mặc cảm, tự ti khi tiếp xúc với những người xung quanh, từ đó gây tác động tiêu cực đến công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra, đường cong sinh lý của cột sống thay đổi còn có thể gây khó khăn trong việc hô hấp và tiêu hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Do đó, kiểm soát và điều trị hiệu quả tình trạng sức khỏe này ngay từ đầu là điều thiết yếu.
Vậy, bạn có thể làm gì để đối phó với rối loạn cong cột sống?
Hạn chế bệnh phát triển
Trước khi tìm kiếm giải pháp điều trị y tế, người bị rối loạn cong cột sống có thể áp dụng một số biện pháp tự khắc phục tại nhà để xoa dịu triệu chứng, chẳng hạn như:
- Sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm
- Rèn luyện thể chất nhằm cải thiện sức khỏe cũng như độ linh hoạt cho các đốt sống
- Giảm cân
- Mặc áo chỉnh hình cột sống (phù hợp với trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên vì xương của chúng vẫn đang trong giai đoạn phát triển, dễ uốn nắn)
Bất kỳ loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Đối với thuốc giảm đau, tổn thương dạ dày, gan và thận là những rủi ro thường gặp nhất. Do đó, bệnh nhân cần đảm bảo tuân thủ đúng chỉ dẫn dán trên lọ hoặc vỉ thuốc để ngăn ngừa vấn đề trên.
Mặt khác, bệnh nhân cũng cần lưu ý rằng những biện pháp trên chỉ có khả năng góp phần hỗ trợ điều trị – phục hồi và không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, kể cả khi các dấu hiệu gù lưng, ưỡn hay vẹo cột sống có xu hướng cải thiện, người bệnh vẫn nên tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị hiệu quả.
4. Liệu rối loạn cong cột sống có thật sự cần phẫu thuật?
Phẫu thuật có khả năng can thiệp và khắc phục tình trạng cong quá mức của các đốt sống. Mặc dù vậy, rủi ro kèm theo của thủ thuật điều trị xâm lấn này quá lớn, có thể kể đến như:
- Tổn hại dây thần kinh, gây tê yếu hoặc thậm chí là liệt tứ chi
- Nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật
- Xuất huyết do tổn thương mao mạch lân cận
Đồng thời, kể cả khi phẫu thuật thành công, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát chứng rối loạn cong cột sống. Chính vì vậy, giải pháp này chủ yếu chỉ dành cho một số ít trường hợp đặc biệt, bao gồm:
- Độ cong của các đốt sống quá lớn
- Nhiều biến chứng phức tạp xảy ra
- Những phương pháp chữa trị trước đó không đem lại hiệu quả như mong đợi
Vậy, có thể điều trị rối loạn cong cột sống không cần phẫu thuật không?
Trong nhiều năm qua, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cơ xương khớp – cột sống đã tìm ra giải pháp điều trị hiệu quả tương đương với phẫu thuật nhưng lành tính hơn cả là Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic). Điều này giúp bệnh nhân cảm thấy an tâm hơn khi điều trị những vấn đề như bệnh gù lưng, ưỡn cột sống hay cong vẹo cột sống lưng.
Trị liệu Thần kinh Cột sống chữa rối loạn cong cột sống như thế nào?
Đường cong sinh lý thay đổi làm cho cấu trúc đốt sống bị sai lệch vị trí. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể gây chèn ép tủy sống và các mô mềm xung quanh, từ đó gây nên các cơn đau khó chịu.
Để khắc phục vấn đề trên với liệu pháp Chiropractic, bằng một lực tay phù hợp, các bác sĩ được đào tạo bài bản giàu kinh nghiệm có thể tác động đến những đốt sống sai lệch, từ đó nắn chỉnh chúng trở về đúng vị trí cấu tạo. Lúc này, áp lực đè nén lên tủy sống cũng như rễ thần kinh lân cận sẽ được giải phóng, giảm triệu chứng đau do rối loạn cong cột sống gây nên. Ngoài ra, bác sĩ Trị liệu Thần kinh Cột sống sẽ đưa ra phác đồ điều trị chuyên sâu kết hợp cùng chương trình phục hồi chức năng chuyên biệt giúp bệnh nhân dần lấy lại đường cong sinh lý cột sống.
Nên điều trị rối loạn cong cột sống bằng Chiropractic ở đâu?
Ngày nay, không ít người mắc bệnh cơ xương khớp – cột sống nói chung và các vấn đề về rối loạn cong cột sống nói riêng lựa chọn điều trị bằng Chiropractic. Lợi dụng sự tin tưởng này, nhiều trung tâm, phòng khám tại Việt Nam đang đánh đồng khái niệm Trị liệu Thần kinh Cột sống với vật lí trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt và tự nhận có thể triển khai tốt phương pháp điều trị tiên tiến này.
Do đó, khi đứng trước hàng trăm lời quảng cáo từ nhiều cơ sở khác nhau, bệnh nhân nên cân nhắc, đánh giá và tìm hiểu kỹ lưỡng để tìm ra đơn vị chuyên khoa uy tín. Khác với thủ thuật mát xa hay bấm huyệt, bác sĩ chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống cần phải trải qua chương trình đào tạo bài bản kéo dài 6 – 8 năm để có thể nắm rõ cách xác định đúng vị trí đốt sống cần nắn chỉnh cũng như làm sao để kiểm soát tốt lực tay thích hợp. Ngược lại, nếu Chiropractic không được chính tay bác sĩ Thần kinh Cột sống tiến hành, người bệnh có thể không nhận được hiệu quả như mong đợi. Thậm chí, nguy cơ “tiền mất tật mang” cũng sẽ có khả năng cao xảy ra.
Không những vậy, chuyên ngành Thần kinh Cột sống hiện vẫn còn rất mới tại Việt Nam nên chưa có chương trình đào tạo tiêu chuẩn, chính quy. Vì thế, chỉ một số ít trung tâm y tế thật sự có thể áp dụng tốt giải pháp trên. Trong đó, phòng khám ACC có thể xem là đơn vị chuyên khoa uy tín hàng đầu về lĩnh vực này.
Với sự kết hợp hiệu quả giữa liệu pháp Chiropractic và chương trình vật lí trị liệu – phục hồi chức năng, bác sĩ ACC có thể điều trị hiệu quả rối loạn cong cột sống ở cả người trưởng thành và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, để đẩy nhanh quá trình phục hồi, ACC còn sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị hỗ trợ điều trị hiện đại tối tân trong khu vực Đông Nam Á như:
- Máy trị liệu chủ động ATM2 với các bài tập chuyên biệt, có tác dụng xoay chiều độ cong của đốt sống như mong muốn, từ đó khôi phục đường cong sinh lý và tăng tầm vận động
- Sóng xung kích Shockwave và tia laser cường độ cao thế hệ IV tác động sâu đến vùng mô mềm chịu ảnh hưởng và kích thích quá trình tái tạo tế bào, chữa lành thương tổn tại đây
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có cái nhìn tổng quan về tình trạng rối loạn cong cột sống và hiểu được nên làm gì khi gặp phải vấn đề sức khỏe này.