Mổ cột sống được biết đến là phương pháp điều trị sau cùng cho các bệnh lý liên quan đến cột sống. Vậy có những phương pháp phẫu thuật nào và có nguy hiểm khi thực hiện không? Xem ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé.
- 1. Mổ cột sống thường được chỉ định khi nào?
- 2. Các phương pháp mổ cột sống hiện nay
- 3. Mổ cột sống có nguy hiểm không?
- 4. Mổ cột sống có đau không?
- 5. Chi phí mổ cột sống bao nhiêu tiền?
- 6. Sau mổ cột sống bao lâu thì đi lại được?
- 7. Những điều cần thực hiện sau mổ cột sống
- 8. Trường hợp không thể mổ cột sống nên làm gì?
1. Mổ cột sống thường được chỉ định khi nào?
Mổ cột sống thường được chỉ định cho các trường hợp mắc các bệnh lý ở cột sống đã điều trị bảo tồn như dùng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, châm cứu,… nhưng vẫn không khỏi. Cụ thể các trường hợp thường được chỉ định phẫu thuật cột sống gồm:
- Đau cổ, đau lưng thể cấp và mạn tính.
- Đau thần kinh tọa, tình trạng tay và chân tê yếu kéo dài có thể dẫn đến teo cơ.
- Vẹo cột sống.
- Viêm cột sống dính khớp.
- Thoát vị đĩa đệm.
- Thoái hóa cột sống.
- Hẹp cột sống.
- Bị rạn thân đốt sống do loãng xương, chấn thương cột sống do tai nạn.
2. Các phương pháp mổ cột sống hiện nay
Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật cột sống. Mỗi loại phẫu thuật sẽ có những đặc điểm và lợi ích khác nhau. Bác sĩ sẽ tư vấn cặn kẽ, giúp người bệnh dễ dàng đưa ra quyết định phù hợp:
Mổ hở truyền thống: Đây là phương pháp sử dụng dao mổ và thực hiện thủ công bằng tay. Tuy loại bỏ được sự chèn ép cột sống lên rễ thần kinh nhưng lại có nguy cơ biến chứng cao như nhiễm trùng, tổn thương mô mềm xung quanh, để lại sẹo lớn,…
Mổ nội soi cột sống: Bác sĩ dùng ống nội soi nhỏ có gắn máy quay và nguồn ánh sáng đi vào vết mổ siêu nhỏ trên cơ thể để quan sát rõ cấu trúc cột sống và thao tác can thiệp chính xác hơn. Hình thức phẫu thuật này ít xâm lấn, ít gây đau và giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
Mổ cột sống bằng tia laser: Phương pháp sử dụng năng lượng từ tia laser để loại bỏ mô đĩa đệm thoát vị. Mổ bằng tia laser không gây đau và cũng không để lại sẹo. Hơn nữa, thời gian thực hiện nhanh và người bệnh không cần nghỉ ngơi nhiều sau phẫu thuật.
Mổ bắt vít cột sống: Là thủ thuật mà bác sĩ sẽ rạch một vết mổ nhỏ và đưa các dụng cụ chuyên khoa đến vị trí cột sống cần phẫu thuật để loại bỏ mô bị tổn thương. Cách mổ này ít xâm lấn và hạn chế các tổn thương đến mô mềm và cơ xung quanh.
3. Mổ cột sống có nguy hiểm không?
Hiệu quả của một ca phẫu thuật cột sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Mức độ của bệnh: Đối với các trường hợp trượt đốt sống hoặc sai lệch nhiều trong cấu trúc cột sống thì phẫu thuật càng khó và càng dễ gặp biến chứng.
Phương pháp phẫu thuật: Hiện có các phương pháp mổ hở và mổ nội soi cột sống. Theo đó, mổ hở thường để lại nhiều biến chứng cho người bệnh hơn, thời gian phục hồi lâu hơn.
Cơ sở vật chất không đạt tiêu chuẩn: Những ca phẫu thuật cột sống được thực hiện tại các cơ sở không đủ điều kiện phẫu thuật (không có phòng phẫu thuật chuyên biệt – vô trùng hoặc thiếu thốn trang thiết bị) rất dễ xảy ra rủi ro.
Bệnh kèm theo: Tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của ca phẫu thuật. Đối với những bệnh nhân có bệnh nền kèm theo thì tỷ lệ gặp rủi ro cao hơn.
Tay nghề của bác sĩ: Phẫu thuật cột sống rất phức tạp, có liên quan đến hệ thống thần kinh nên đòi hỏi bác sĩ phải được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm. Nếu trình độ bác sĩ còn hạn chế hoặc không tuân thủ chặt chẽ quy trình vô khuẩn trong buồng phẫu thuật cũng có thể dẫn đến rủi ro.
Nếu không đảm bảo các yếu tố kể trên, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng sau mổ cột sống như:
Cơn đau dai dẳng: Một số bệnh nhân gặp triệu chứng đau kéo dài, kể cả ngay khi đã được phẫu thuật đúng quy cách.
Nhiễm trùng sau mổ cột sống: Tình trạng nhiễm trùng xảy ra phổ biến ở những ca phẫu thuật cắt đĩa đệm bị thoát vị, thay đĩa đệm nhân tạo. Thông thường những khu vực bị nhiễm trùng sau mổ thường nằm ở miệng vết mổ, hoặc vùng đốt sống chưa được khử trùng. Nếu ở trường hợp nhẹ có thể điều trị bằng các loại kháng sinh và thuốc. Tuy nhiên đối với tình trạng vùng bị nhiễm trùng lan đến các mô, tủy sống, đốt sống và dây thần kinh thì sử dụng thuốc sẽ không hiệu quả. Khi đó, bệnh nhân sẽ được cân nhắc phẫu thuật lần hai.
Đĩa đệm nhân tạo bị lệch: Trong nhiều trường hợp, đĩa đệm nhân tạo có thể di lệch nếu điểm bám xương yếu đi, hoặc tổn thương phần cứng kết cấu. Lúc này, bệnh nhân có thể được chỉ định để phẫu thuật lần nữa nhằm điều chỉnh lại vị trí đĩa đệm.
Nói khó, nuốt khó: Sau phẫu thuật cột sống cổ, nhiều người có biểu hiện sưng đau vùng họng, gây khó nói, khó nuốt.
Tổn thương mạch máu: Thuyên tắc tĩnh mạch sâu, huyết khối động mạch có thể gặp trong bất kỳ ca phẫu thuật cột sống nào.
Tổn thương nội tạng: Những sai sót của bác sĩ trong quá trình phẫu thuật cột sống thắt lưng cũng có thể gây tổn thương khu vực niệu quản, ruột và phúc mạc của bệnh nhân. Lý do là vì những cơ quan này nằm gần đốt sống và có thể bị chèn ép trong quá trình phẫu thuật. Nếu sau phẫu thuật, người bệnh bị đau bụng, buồn nôn, kèm theo sốt cao thì hãy thông báo với bác sĩ ngay.
Biến chứng liệt chi: Trong phẫu thuật cột sống, chỉ cần bác sĩ thực hiện sai số 1mm cũng có thể khiến chiếc ốc vít đi vào mạch máu và làm tổn thương rễ thần kinh, khiến người bệnh có thể bị liệt vĩnh viễn. Ngoài ra, tình trạng liệt chi còn có thể xuất phát từ tình trạng xơ hóa cơ và dây chằng sau khi mổ, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân.
Thực tế, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải các biến chứng sau khi mổ cột sống, nhưng với nhóm đối tượng sau thì rủi ro gặp biến chứng cao hơn:
- Người có sức khỏe yếu.
- Người cao tuổi.
- Người mắc bệnh về huyết áp, tim mạch, tiểu đường hoặc máu khó đông.
- Người mắc các bệnh mạn tính khác.
4. Mổ cột sống có đau không?
Trong quá trình phẫu thuật cột sống, người bệnh được gây tê nên sẽ không cảm thấy đau đớn. Cơn đau thường xuất hiện ở giai đoạn hậu phẫu, người bệnh sẽ thấy đau trong vài ngày đầu sau phẫu thuật. Mức độ đau và thời gian kéo dài cơn đau ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào phương pháp mổ, ngưỡng chịu đau của cơ thể và cách chăm sóc sau phẫu thuật.
5. Chi phí mổ cột sống bao nhiêu tiền?
Chi phí phẫu thuật cột sống phụ thuộc vào các yếu tố như phương pháp mổ, điều kiện sức khỏe người bệnh, cơ sở y tế thực hiện. Theo đó, mổ cột sống có mức chi phí ước tính như sau:
- Đối với mổ truyền thống: 20 – 25 triệu đồng.
- Đối với mổ nội soi hoặc các phương pháp khác: 30 – 45 triệu đồng.
Ngoài ra, trong quá trình phẫu thuật còn có thể phát sinh thêm các chi phí khác, bệnh nhân và người nhà cần hỏi bác sĩ kỹ càng trước khi thực hiện.
6. Sau mổ cột sống bao lâu thì đi lại được?
Thời gian phục hồi sau mổ cột sống bao lâu còn tùy thuộc vào từng người. Thông thường, trong 1 – 2 ngày đầu người bệnh nên nằm yên trên giường, sau 48 giờ có thể vận động tại giường và đi lại nhẹ nhàng và 5 – 7 ngày sau có thể xuất viện.
Thời gian 2 – 3 tuần tiếp theo, người bệnh có thể quay trở lại hoạt động sinh hoạt bình thường, nhưng cần tránh lao động nặng hoặc chơi thể thao. Sau 6 – 8 tuần, người bệnh có thể bắt đầu chơi thể thao, với các môn thể thao đối kháng có thể chơi sau 8 – 12 tuần, nhưng cần tăng dần mức độ luyện tập và có ý kiến của bác sĩ.
Lưu ý: Các thông tin về mốc thời gian phục hồi kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì thời gian thực tế ở mỗi người là khác nhau. Người bệnh nên gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể. |
7. Những điều cần thực hiện sau mổ cột sống
Để vết thương nhanh lành và hạn chế tối đa các biến chứng, người bệnh lưu ý một số điều dưới đây sau phẫu thuật.
- Dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn: Uống thuốc giảm đau giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn sau khi mổ cột sống. Một số loại thuốc giảm đau thường được kê đơn gồm thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ và chống co thắt,…
- Tái khám định kỳ: Thực hiện tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra vết thương và theo dõi quá trình hồi phục của cơ thể, đồng thời sớm phát hiện các bất thường và xử lý kịp thời.
- Nghỉ ngơi đúng cách: Sau phẫu thuật người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng để tránh co cứng cơ và không nên hoạt động mạnh để vết thương nhanh phục hồi.
- Ăn uống khoa học: Người bệnh nên bổ sung đủ dưỡng chất như thực phẩm nhiều calo, protein, vitamin và khoáng chất để tăng đề kháng, giảm mệt mỏi và thúc đẩy quá trình lành thương.
- Phục hồi chức năng sau mổ: Tập phục hồi chức năng hỗ trợ người bệnh giảm đau nhức, tăng cường sức mạnh và khôi phục các chức năng của cơ thể, ngăn ngừa các biến chứng hậu phẫu thuật.
Phục hồi chức năng tại ACC đẩy nhanh tốc độ hồi phục sau mổ cột sống Trong hơn 18 năm qua, liệu trình phục hồi chức năng sau phẫu thuật của phòng khám ACC được nhiều người lựa chọn và đánh giá cao bởi:
Khi Phục hồi chức năng tại ACC, bác sĩ còn đưa ra các lời khuyên về ăn uống, sinh hoạt, tập luyện, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe, giảm thiểu tối đa biến chứng sau phẫu thuật. > Đặt hẹn khám bệnh với bác sĩ phòng khám ACC ngay TẠI ĐÂY. |
Có thể bạn quan tâm: Những điều nên cân nhắc khi mổ thoát vị đĩa đệm
8. Trường hợp không thể mổ cột sống nên làm gì?
Trên thực tế, phương pháp phẫu thuật chỉ nên là lựa chọn cuối cùng. Bởi các biến chứng sau mổ cột sống rất khó lường, thậm chí khó có thể hồi phục. Chưa kể không phải trường hợp nào gặp vấn đề cột sống cũng có thể phẫu thuật như: người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có thể trạng yếu, người mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp…
Hiện nay, y học hiện đại có nhiều phương pháp chữa bệnh cột sống hiệu quả mà không cần phẫu thuật. Một trong số đó phải kể đến Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) – một phương pháp bắt nguồn từ Mỹ và được ứng dụng thành công tại Mỹ và các nước châu Âu, chữa lành các bệnh lý cột sống thường gặp (như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, trượt đốt sống…), đảm bảo an toàn với mọi đối tượng.
> Tìm hiểu thêm: Chiropractic là gì? 7 điều có thể bạn chưa biết
Theo đuổi phương châm “CHỮA ĐÚNG CÁCH, LÀNH CƠN ĐAU HIỆU QUẢ”, ACC luôn đưa ra các giải pháp điều trị lành tính, ít xâm lấn và tác động tận gốc nguyên nhân gây ra các cơn đau xương khớp. Bằng liệu trình kết hợp Trị liệu Thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu, ACC đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp đau xương khớp, từ cấp tính đến mạn tính.
Xem thêm video ĐAU CỘT SỐNG LƯNG MÃN TÍNH – 95% BỆNH NHÂN CHỮA KHỎI MÀ KHÔNG CAN THIỆP PHẪU THUẬT
Hy vọng thông qua bài viết, người bệnh có thể hiểu rõ về những biến chứng sau mổ cột sống và cân nhắc thật kỹ càng trước khi lựa chọn phương pháp này. Nếu có thể, hãy ưu tiên áp dụng các phương pháp bảo tồn trước và càng sớm càng tốt để bệnh được chữa trị kịp thời, tránh để tiến triển nặng.
Để được bác sĩ nước ngoài tại ACC tư vấn liệu trình điều trị, vui lòng LIÊN HỆ TẠI ĐÂY.
Xem thêm: