Gai cột sống có khỏi vĩnh viễn sau khi mổ không?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Luke Hamman

Mổ gai cột sống là phương án được nhiều người lựa chọn với mong muốn nhanh chóng chấm dứt tình trạng đau nhức khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết liệu phẫu thuật có thật sự đem lại kết quả như mong đợi?

Sự hiện diện của gai xương dọc trên cột sống có thể gây ra những cơn đau nhức khó chịu ngay tại vị trí phát triển gai và khu vực xung quanh. Tình trạng này được gọi là gai cột sống.

1. Những vấn đề thường gặp khi bị gai cột sống

Người gặp phải vấn đề trên thường có cảm giác đau mỗi khi cử động. Đồng thời, phạm vi chuyển động cổ, vai hay thắt lưng của người đó cũng bị hạn chế.

Phần lớn trường hợp, bác sĩ sẽ giúp người mắc bệnh gai cột sống giảm bớt áp lực đè nặng lên các đốt sống có gai bằng cách kê toa nhiều loại thuốc kết hợp cùng dụng cụ nâng đỡ, chẳng hạn như:

  • Thuốc giảm đau paracetamol
  • Nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen, naproxen…
  • Thuốc giãn cơ
  • Nẹp cổ

Thực tế, phương pháp điều trị bảo tồn chỉ tạm thời xoa dịu các triệu chứng bệnh và hiệu quả không dài lâu. Do đó, trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đưa ra chỉ định phẫu thuật nhằm loại bỏ gai xương hoàn toàn.

Tuy nhiên, mổ gai cột sống có nguy hiểm không? Liệu bệnh có thể khỏi vĩnh viễn sau khi phẫu thuật? Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về biện pháp chữa trị gai cột sống này nhé.

Có thể bạn quan tâm:
> Bệnh gai cột sống cổ và những điều cần biết
> Gai cột sống thắt lưng: Nguyên nhân và cách điều trị
> Các biến chứng của gai cột sống
> Nhận biết dấu hiệu gai cột sống lưng chèn dây thần kinh

2. Cơ chế phát sinh gai cột sống là gì?

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ tạo điều kiện cho quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và đem lại hiệu quả như mong đợi.

Theo thống kê, có 3 nguyên nhân gây bệnh gai cột sống phổ biến gồm:

Viêm xương khớp

Theo thời gian, tình trạng viêm nhiễm sẽ bào mòn dần phần sụn khớp chịu trách nhiệm gắn nối các đốt xương, khiến hai đầu đốt xương sẽ trực tiếp tiếp xúc và cọ xát với nhau. Để khắc phục hiện tượng này, cơ thể sẽ kích hoạt quá trình tự chữa lành. Tuy nhiên, điều này lại vô tình góp phần hình thành nên các gai xương.

Canxi tích tụ

Nguyên nhân này chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, vì họ là đối tượng dễ bị thoái hóa cột sống nhất. Thoái hóa cột sống phát sinh đồng nghĩa với việc xương khớp bị bào mòn một phần, dẫn đến hiện tượng canxi lắng đọng dưới dạng calcipyrophosphat, tạo điều kiện phát triển gai xương.

Chấn thương vật lý ở cột sống

Đôi khi, gai cột sống có thể xuất hiện do quá trình tự chữa lành của cơ thể khi cột sống gặp phải những chấn thương vật lý như các đốt sống va chạm, cọ xát hoặc có lực tác động mạnh lên cột sống gây nứt.

3. Khi nào cần phải mổ gai cột sống?

khi nào nên mổ gai cột sống
Mổ gai cột sống chỉ nên được thực hiện nếu các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả

Bác sĩ sẽ đề xuất liệu trình chữa trị gai cột sống phù hợp cho bạn dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như giai đoạn phát triển của gai xương. Thông thường, ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ tiếp nhận phương pháp điều trị bảo tồn, kết hợp giữa việc dùng thuốc kê toa cùng với vật lý trị liệu nhằm kiểm soát tình trạng gai xương phát triển.

Tuy nhiên, đối với trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn sẽ cần sử dụng đến thủ thuật phẫu thuật với mục đích loại bỏ hoàn toàn sự hiện diện của gai xương ở cột sống. Bên cạnh đó, phương án này cũng thường được áp dụng nếu các biện pháp điều trị bảo tồn không đem lại kết quả như mong đợi.

4. Mổ gai cột sống có nguy hiểm không?

Ngày nay, với nền y học phát triển tiên tiến, liệu pháp mổ gai cột sống không còn là thủ thuật quá khó khăn hay phức tạp. Mặc dù vậy, bạn cũng cần lưu ý rằng phương pháp mổ gai cột sống vẫn có rủi ro kéo theo một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình phẫu thuật cũng như hậu phẫu, ví dụ như:

  • Nhiễm trùng ở vị trí phẫu thuật
  • Vết mổ có thể khó lành, gây đau nhức khó tả
  • Kích ứng da do phản ứng với dung dịch chống khuẩn trước và sau phẫu thuật
  • Vùng da ở vị trí phẫu thuật trở nên mẫn cảm, dễ bị kích ứng

Do đó, bác sĩ luôn khuyến nghị nếu bạn nhận ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi mổ gai cột sống, hãy ngay lập tức báo lại với các chuyên gia để có thể tìm ra hướng khắc phục kịp thời.

Những biến chứng sau mổ cột sống thường gặp và lưu ý

Mổ cột sống thường được chỉ định trong các trường hợp như: trượt cột sống, vẹo cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này có thể mang lại hiệu quả nhanh, nhưng cũng có thể để lại nhiều rủi ro. Trên thực tế, các biến…

5. Gai cột sống có khỏi vĩnh viễn sau khi mổ không?

Sau khi phẫu thuật gai cột sống thành công, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc hậu phẫu để đảm bảo cơ thể phục hồi hoàn toàn, đồng thời ngăn ngừa gai cột sống tái phát. Chúng có thể bao gồm:

  • Hạn chế công việc nặng gây tác động tiêu cực lên cột sống
  • Duy trì chế độ tập luyện theo chỉ định của bác sĩ
  • Không tập thể dục thể thao quá sức
  • Lưu ý vấn đề dinh dưỡng
Bài viết tham khảo:
> Những động tác cần tránh cho người bị gai cột sống
> Người bệnh gai cột sống cần kiêng gì?
> Các môn thể thao cho người bị gai cột sống
> Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân gai đốt sống cổ

Trong một số trường hợp hy hữu, gai xương còn có nguy cơ nhanh chóng phát triển lại sau khi người bệnh thực hiện phẫu thuật.

6. Chi phí mổ gai cột sống: vấn đề kinh tế của nhiều người bệnh

Chi phí cho một ca phẫu thuật thường là bài toán kinh tế nan giải của không ít người. Nó thường bao gồm hai phần là:

  • Chi phí thực hiện ca mổ gai cột sống
  • Chi phí phục hồi chức năng sau phẫu thuật và bồi dưỡng

Ngoài ra, chi phí phẫu thuật còn được tính toán tùy theo thủ thuật áp dụng cũng như thiết bị cần thiết cho ca mổ ở mỗi cơ sở y tế, chẳng hạn như:

  • Phương pháp phẫu thuật truyền thống: thường có chi phí rẻ nhất trong các phương án.
  • Thủ thuật mổ nội soi: chi phí có thể gấp đôi so với phẫu thuật truyền thống.
  • Kết hợp nhiều thủ thuật khác nhau để điều trị trường hợp gai cột sống đi kèm biến chứng phức tạp: chi phí tương đối cao, phụ thuộc vào những liệu pháp mà bạn lựa chọn áp dụng.

Nếu bạn có bảo hiểm y tế, chi phí phẫu thuật có thể giảm xuống đáng kể khi bạn tiếp nhận điều trị tại cơ sở y tế đúng tuyến.

Bởi những rủi ro biến chứng như trên, cùng với chi phí khá đắt đỏ, lựa chọn mổ gai cột sống không được áp dụng thường xuyên như hướng điều trị bảo tồn. Điều này cũng góp phần nâng cao tầm quan trọng của việc xác định tình trạng hiện tại của người bệnh. Dựa vào kết quả chẩn đoán, các chuyên gia sẽ quyết định liệu phẫu thuật có thật sự cần thiết hay không.

7. Điều trị gai cột sống tận gốc không dùng thuốc hay phẫu thuật: liệu có khả thi?

Trong nhiều năm trở lại đây, phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) đã và đang trở thành lựa chọn lý tưởng cho việc điều trị các vấn đề liên quan đến cơ xương khớp cấp và mãn tính, bao gồm cả gai cột sống.

Theo các nghiên cứu ở Hoa Kỳ cũng như châu Âu, liệu pháp trên có khả năng chữa tận gốc các cơn đau do gai cột sống gây ra bằng cách nắn chỉnh các đốt sống về đúng vị trí ban đầu. Từ đó, cơ thể sẽ trở lại trạng thái cân bằng và có thể kích hoạt cơ chế tự chữa lành thương tổn mà không cần đến sự can thiệp y tế như thuốc giảm đau hay phẫu thuật.

Ngày nay, liệu pháp trị liệu thần kinh cột sống đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Trong đó, đi đầu về lĩnh vực này là Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống.

trị gai cột sống tại phòng khám acc
Bệnh nhân được tư vấn điều trị bằng phương pháp nắn chỉnh cột sống

Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có thể đưa ra liệu trình điều trị hiệu quả và phù hợp với thể trạng hiện tại của người bệnh. Cụ thể hơn, bác sĩ sẽ kết hợp Trị liệu Thần kinh Cột sống với thủ thuật nắn chỉnh cột sống bằng tay và xây dựng chương trình tập vật lý trị liệuphục hồi chức năng nhằm nhanh chóng xóa bỏ cơn đau, đồng thời ngăn chặn bệnh tái phát.

Đặc biệt, phòng khám ACC còn là đơn vị chuyên khoa duy nhất ở Đông Nam Á sở hữu hệ thống thiết bị Pneumex PneuBack tân tiến từ Hoa Kỳ. Một trong những công dụng tuyệt vời của hệ thống này là giúp người mất khả năng đi lại có thể phục hồi chức năng nhanh chóng.

Trước đây, mổ gai cột sống thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp gai xương phát triển nghiêm trọng. Tuy nhiên, vì những rủi ro tiềm ẩn cũng như chi phí thực hiện tương đối đắt đỏ, phương pháp trên đang dần thay thế bởi một giải pháp lành tính hơn là trị liệu thần kinh cột sống.

Nhằm đảm bảo việc điều trị an toàn và đạt hiệu quả như mong muốn, hãy cân nhắc lựa chọn những cơ sở uy tín để tiếp nhận chữa gai cột sống để tránh trường hợp “tiền mất, tật mang”.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục