Ngủ dậy đau đầu do đâu, nguy hiểm không và cách khắc phục nhanh?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Erik W. Waardenburg

Ngủ dậy bị đau đầu là “nỗi ám ảnh” của rất nhiều người, khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi, thiếu sức sống. Tình trạng này xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau, cần đến bác sĩ thăm khám ngay khi nhận thấy đau đầu sau khi ngủ dậy đi kèm các dấu hiệu bất thường. Từ đó có hướng xử lý kịp thời, tránh để cơn đau gia tăng và tiến triển thành bệnh lý nguy hiểm.

1. Nguyên nhân ngủ dậy bị đau đầu

Ngủ dậy bị đau nửa đầu bên trái, phải hoặc đau nửa đầu sau gáy có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó phổ biến là:

1.1. Thiếu máu não

Đây là tình trạng giảm tuần hoàn máu lên não, không cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động của não bộ, dẫn đến ảnh hưởng tới cấu trúc và chức năng não. Triệu chứng điển hình của thiếu máu não khiến người bệnh ngủ dậy bị đau đầu choáng váng, hoa mắt, tê bì chân tay, khó ngủ vào ban đêm, đôi khi có cảm giác đau dọc sống lưng.

1.2. Đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu (Migraine) thường xuất hiện ở những người có độ tuổi từ 30 – 50 tuổi, diễn ra tại nhiều khu vực khác nhau như đau nửa đầu trên, bên phải hoặc đau nửa đầu đỉnh. Không chỉ gây nhức đầu sau gáy khi ngủ dậy vào khoảng 4h – 9h sáng, bệnh còn kèm theo hiện tượng buồn nôn, nôn, sợ âm thanh, ánh sáng…

Bị đau nửa đầu có thể xảy ra khi ngủ dậy
Cơn đau nửa đầu thường xảy ra ở một bên đầu, diễn ra đột ngột và gây nhói trong vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày.
Thông tin chi tiết:
> Đau nửa đầu bên phải
> Đau nửa đầu bên trái
> Đau nửa đầu vai gáy
> Đau nửa đầu sau gáy

1.3. Trầm cảm, lo âu

Trầm cảm hay rối loạn lo âu cũng là nguyên nhân gây cơn đau đầu buổi sáng mạn tính nhiều người gặp phải. Bởi nồng độ hormone Serotonin thấp và hormone Cortisol tăng cao (do stress hoặc căng thẳng thần kinh), những cơn đau do trầm cảm gây ra có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, khiến cơ thể kiệt quệ, suy giảm chất lượng cuộc sống.

1.4. Căng cơ

Các cơ vùng đầu và cổ căng quá mức khi bị stress, lo âu kéo dài hoặc làm việc lâu ngày trong một tư thế cố định… có thể là nguyên do dẫn đến không ngủ trưa bị đau đầu, thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành. Bên cạnh triệu chứng ngủ dậy đau đầu như búa bổ, chứng đau đầu căng cơ còn có khả năng dẫn đến một vài dấu hiệu khác, chẳng hạn như: căng nhức các cơ ở vai và vùng cổ gây đau thắt, cảm giác mắt bị áp lực đè nặng, đồng thời có hơi nóng từ phía sau mắt.

Căng cơ ở cổ và 5 nguyên nhân thường gặp nhất

Căng cơ cổ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển (xoay, nghiêng) cổ và đầu. Cơn đau có thể trầm trọng hơn khi người bệnh không vận động cổ và đầu trong thời gian dài. Ở một số trường hợp, căng cơ ở cổ còn có thể…

1.5. Ngưng thở khi ngủ

Nguyên nhân ngủ dậy bị đau đầu có thể xuất phát do bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Tình trạng ngưng thở hoàn toàn khoảng 3 giây và lặp lại nhiều lần trong đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn, dễ gặp ác mộng và sáng ngủ dậy đau đầu do cơ thể thiếu oxy.

1.6. Do nghiến răng khi ngủ

Nhiều người thắc mắc vì sao ngủ trưa bị đau đầu mà không nhận ra rằng, tật nghiến răng cũng là yếu tố gây rối loạn giấc ngủ. Việc tạo áp lực liên tục lên khớp bằng cách nghiến răng sẽ gây đau đầu âm ỉ và xuất hiện gần hai bên thái dương.

1.7. Mất ngủ

Hiện tượng mất ngủ khiến không ít người ngủ dậy đau đầu mệt mỏi và lừ đừ vào ngày hôm sau. Bởi khi mất ngủ bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn bình thường, ngủ không sâu giấc, hay bị tỉnh giấc giữa đêm, từ đó ảnh hưởng đến chu trình của giấc ngủ.

1.8. Thoái hóa đốt sống cổ

Nếu bạn thắc mắc ngủ dậy bị đau đầu là bệnh gì, thì đây có thể cảnh báo tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Theo đó, đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ hình thành các gai xương gây chèn ép dây thần kinh, hạn chế quá trình tuần hoàn não máu lên não dẫn đến ngủ dậy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, kém tập trung, suy giảm trí nhớ…

Ngủ dậy bị đau đầu có thể do bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Người mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ gây đau đầu còn kèm thêm các triệu chứng như buồn nôn, hoa mắt, tập trung kém…

>> Xem thêm: Thoái hoá đốt sống cổ gây đau đầu: Nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, hiện tượng ngủ dậy bị đau đầu còn khởi phát do:

  • Nằm ngủ sai tư thế bị đau đầu: Tư thế nằm úp mặt xuống bàn làm việc, nằm sấp quá lâu hoặc nằm nghiêng một bên trong nhiều giờ liền không thay đổi tư thế. Hay kê đầu trên gối quá cao và cứng cũng có thể dẫn đến ngủ dậy nhức đầu sau gáy. Xem ngay tư thế ngủ đúng TẠI ĐÂY.
  • Môi trường ngủ không đảm bảo: Nếu ngủ trong môi trường quá ồn ào, chật hẹp, nhiều ánh sáng, không thoáng đãng… sẽ khiến bạn ngủ không ngon. Sau khi thức dậy thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, nhức đầu và chóng mặt.
  • Ngủ nhiều bị đau đầu: Một giấc ngủ tiêu chuẩn nên kéo dài 7 – 8 tiếng vào ban đêm và 30 – 60 phút vào buổi trưa. Tuy nhiên, nếu thời gian ngủ vượt mức cho phép, nhất là vào buổi trưa bạn sẽ có cảm giác ngủ trưa dậy bị đau đầu, choáng váng và toàn thân mệt mỏi.
  • Sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu: Trước khi ngủ, nếu bạn sử dụng máy tính, laptop, điện thoại quá nhiều có thể gây khó ngủ và dẫn đến ngủ dậy bị nặng đầu, đau nhức.
  • Dùng các chất kích thích: Ngủ dậy đau nửa đầu bên phải, trái hoặc đau nửa đầu sau thường xảy ra với những người có thói quen uống trà, rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas… trước khi đi ngủ. Đây là những loại đồ uống chứa nhiều chất kích thích và caffeine có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

2. Buổi sáng hoặc buổi trưa ngủ dậy bị đau đầu nguy hiểm không?

Thông thường, đau đầu sau khi ngủ dậy khởi phát do các vấn đề sinh lý liên quan đến ngủ không đúng cách, thời gian ngủ nhiều, dùng chất kích thích trước khi ngủ… thì bạn không cần quá lo ngại. Bạn chỉ cần thay đổi các thói quen xấu để cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ đau đầu khi ngủ dậy.

Tuy nhiên, nếu biểu hiện ngủ dậy đau đầu bất thường là do bệnh lý thì nên thăm khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh để cơn đau kéo dài quá lâu có thể tiến triển nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

3. Ngủ dậy bị đau đầu khi nào nên thăm khám?

Mặc dù đau đầu là tình trạng phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Song, nhiều trường hợp cơn đau nhức đầu là triệu chứng của bệnh lý, bạn không nên chủ quan mà cần đến thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm. Cụ thể:

  • Đau đầu dai dẳng kèm theo ngứa ran hoặc thậm chí tê liệt một phần mặt, miệng hoặc mất kỹ năng vận động tay chân là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ.
  • Những cơn đau đầu đột ngột sau khi người bệnh vận động gắng sức, tức giận, căng thẳng có thể là triệu chứng của xuất huyết não hoặc xuất huyết màng não.
  • Nếu cơn đau xuất hiện lần đầu nhưng đau dữ dội hoặc kèm theo yếu cơ, tê bì, liệt nửa người, hãy nghĩ đến tụ máu não, u não… Trường hợp kèm theo sốt cao có khả năng bị viêm não, viêm màng não.
  • Ngủ dậy đau đầu chóng mặt buồn nôn là dấu hiệu thường gặp sau chấn thương đầu, cần đưa đi khám sớm để tránh biến chứng nặng nề.
Thăm khám với bác sĩ nếu triệu chứng đau đầu, mệt mỏi khi ngủ dậy kéo dài
Tốt nhất, mỗi người hãy đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy những cơn đau đầu sau khi ngủ dậy kéo dài dai dẳng, tần suất lặp lại thường xuyên và đi kèm các dấu hiệu kể trên.

4. Cách khắc phục tình trạng ngủ dậy bị đau đầu

Như đã chia sẻ, đau đầu sau khi ngủ dậy do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, việc chữa trị thường hướng tới việc giảm đau và ngăn ngừa bệnh tái phát, bằng hai cách như điều trị mãn tính và điều trị dự phòng:

4.1. Các cách giảm đau đầu tại nhà

Người bệnh có thể áp dụng một số cách giúp giảm nhẹ triệu chứng đau đầu tại nhà như sau:

  • Massage cho đầu: Cách chữa đau đầu sau khi ngủ dậy được hầu hết mọi người áp dụng nhằm giảm đau tạm thời là dùng tay xoa bóp vùng đầu, trán, cổ, vai gáy theo chuyển động tròn. Khi bắt đầu thực hiện, nên ấn nhẹ nhàng để không làm tăng cơn đau, sau đó tăng dần cường độ lên.
  • Uống nước gừng: Bằng cách cho một thìa gừng tươi xay nhuyễn vào cốc nước sôi và uống khi còn ấm. Nhờ chứa chất chống viêm tự nhiên mà nước gừng là cách chữa ngủ trưa không bị đau đầu hiệu quả, giúp ngăn chặn sự khởi phát của cơn đau.
  • Ngâm chân nước nóng: Để giải tỏa cơn đau đầu do stress, áp lực hay tăng huyết áp, bạn hãy thử ngâm chân vào chậu nước nóng khoảng 10 – 15 phút. Nước nóng sẽ giúp máu lưu thông nhanh hơn cũng như hỗ trợ tuần hoàn máu xuống chân để đầu không bị căng thẳng và trở về huyết áp bình thường.
Ngâm chân nước ấm
Ngâm chân nước ấm giúp máu luân chuyển xuống phần dưới cơ thể, từ đó làm giảm áp lực ở các mạch máu của đầu và xoa dịu cơn đau.

4.2. Dùng thuốc giảm đau

Bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol để làm thuyên giảm các cơn đau đầu. Tuy nhiên, cần tuân thủ liều lượng của bác sĩ khi uống thuốc, không nên lạm dụng để tránh tác dụng phụ. Ngoài ra, nếu nguyên nhân gây ngủ dậy bị đau đầu là do thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đổi thuốc. Tuyệt đối không tự ý ngưng dùng có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

10 cách giảm đau đầu nhanh chóng, không dùng thuốc

Cách chữa đau đầu mà nhiều người thường áp dụng nhất hiện nay là dùng thuốc. Tuy nhiên, sử dụng thuốc thường xuyên có thể dẫn đến một số tác hại cho sức khỏe. Bài viết sau sẽ tổng hợp cho bạn 10 cách giảm đau đầu nhanh chóng, hiệu…

4.3. Trị liệu thần kinh cột sống

Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi để cải thiện cơn đau đầu, giúp duy trì hiệu quả lâu dài và hạn chế khả năng tái phát. Đối với tình trạng đau nửa đầu, đau đầu do bệnh lý xương khớp khiến đốt sống cổ bị lệch và chèn ép lên dây thần kinh, dây chằng, đĩa đệm, bác sĩ sẽ dùng tay nắn chỉnh giúp đưa đốt sống về lại vị trí ban đầu, từ đó đẩy lùi cơn đau nhức đầu khó chịu.

Tiên phong ứng dụng liệu pháp này là phòng khám ACC, với hơn 15 năm kinh nghiệm tại Việt Nam đã điều trị thành công cho hàng ngàn trường hợp bị đau đầu. Tại đây, các bác sĩ tiến hành chỉnh nắn các đốt sống để giảm áp lực lên các khớp, đĩa đệm và dây thần kinh, hoàn toàn không dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật nên đảm bảo tính an toàn và không tác dụng phụ.

Trị liệu thần kinh cột sống chữa đau đầu an toàn, hiệu quả
Phác đồ điều trị bằng phương pháp nắn chỉnh cột sống được đội ngũ bác sĩ ACC 100% người nước ngoài giàu kinh nghiệm xây dựng, giúp làm giảm chứng đau đầu liên quan thần kinh cột sống hiệu quả.

4.4. Châm cứu

Trường hợp đau đầu căng cơ, bệnh nhân có thể kết hợp châm cứu vào huyệt đạo ở tay, chân để làm giãn cơ bắp bị căng, kích thích tuần hoàn máu và cân bằng lại hệ thần kinh cho cơ thể. Đây cũng là cách chữa đau đầu sau khi ngủ dậy do căng thẳng, giúp hỗ trợ giải phóng Endorphin từ đó giảm áp lực cho đầu tốt hơn.

5. Cách ngăn ngừa tình trạng đau đầu sau khi ngủ dậy

Để phòng ngừa tình trạng ngủ dậy bị đau đầu, mỗi người có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Lên thời gian biểu khoa học để ngủ đủ giấc (khoảng 7 – 8 tiếng) và dậy đúng giờ mỗi ngày. Đồng thời nên có một giấc ngủ ngắn tầm 30 phút vào buổi trưa.
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái, mát mẻ và đảm bảo phòng ngủ tối, yên tĩnh. Bạn có thể sử dụng đèn ngủ có cường độ ánh sáng dịu nhẹ, ưu tiên ánh sáng vàng để dễ ngủ hơn.
  • Thường xuyên đi thăm khám kiểm tra xương khớp/ nắn chỉnh cột sống để điều chỉnh các vấn đề sai lệch, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh, từ đó phòng ngừa và giảm các triệu chứng đau nhức 1 cách tự nhiên.
  • Hạn chế tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính, tivi trước khi đi ngủ.
  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục 30 phút mỗi ngày để thư giãn cơ thể, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngăn chặn tình trạng ngủ dậy bị đau đầu hiệu quả.
  • Tăng cường các loại cá béo giàu Omega-3, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt giàu chất chống oxy hóa, nhằm giúp não bộ chống gốc tự do, cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ giảm đau đầu. Song song, nên loại bỏ các chất kích thích như và thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.

Như vậy, có thể thấy được cơn đau đầu sau khi ngủ dậy gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh và có thể chuyển biến nặng hơn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách. Chính vì thế, nếu bạn cảm thấy ngủ dậy bị đau đầu bất thường thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và khắc phục sớm nhé!

Bài viết cùng chủ đề:
> Các loại đau đầu thường gặp và cách chữa trị
> Bệnh đau đầu ở phụ nữ làm sao để khắc phục?

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục