Nhiều người trưởng thành mắc hội chứng bàn chân bẹt than phiền rằng chứng bệnh này không chỉ gây ra đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt mà còn làm giảm khả năng vận động. Do đó, họ mong muốn tìm một phương pháp điều trị triệt để chứng bệnh này. Câu hỏi đặt ra là: liệu việc điều trị bàn chân bẹt ở người lớn có khả thi hay không?
- 1. Bàn chân bẹt là gì? Phân loại bàn chân bẹt
- 2. Dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ bị bàn chân bẹt
- 3. Nguyên nhân gây ra tình trạng bàn chân bẹt ở người lớn
- 4. Biến chứng bàn chân bẹt nếu không được điều trị đúng cách
- 5. Người lớn bị hội chứng bàn chân bẹt có thể chữa khỏi không?
- 6. Chẩn đoán tình trạng bàn chân bẹt ở người lớn
- 7. Cách điều trị bàn chân bẹt ở người lớn
- 8. Điều trị bàn chân bẹt người lớn ở đâu tốt?
- 9. Phòng ngừa bàn chân bẹt ở người lớn như thế nào?
1. Bàn chân bẹt là gì? Phân loại bàn chân bẹt
Bàn chân bẹt (hội chứng bàn chân phẳng) là tình trạng bàn chân bị mất cấu trúc vòm sinh học, hoặc cấu trúc vòm rất thấp. Cụ thể, lúc này gan bàn chân bị lõm vào trong, đồng thời mũi bàn chân thường hướng ra bên ngoài khi di chuyển.

Các loại bàn chân bẹt thường gặp:
- Bàn chân bẹt linh hoạt: Thường xuất hiện từ khi bệnh nhân còn nhỏ. Theo đó, vòm bàn chân thường biến mất khi chạm đất và xuất hiện lại khi nhấc chân lên.
- Bàn chân bẹt cứng: Với loại bàn chân bẹt này, vòm chân sẽ không xuất hiện khi nhấc chân lên, người bệnh thường cảm thấy đau khi đi bộ hay chạy nhảy. Nguyên nhân của tình trạng này thường xuất phát từ việc gân gót (Achille) co ngắn.
- Rối loạn chức năng gân chày sau: Đây là tình trạng bàn chân bẹt ở người lớn thường gặp nhất. Tình trạng do những thay đổi ở gân, làm suy yếu khả năng hỗ trợ vòm bàn chân.
Việc không hiểu rõ “bàn chân bẹt có nguy hiểm không?” khiến nhiều người mang tâm lý chủ quan và chậm trễ trong điều trị. Điều này có nguy cơ kéo theo một loạt biến chứng sức khỏe không ngờ đến. Trong những năm tháng đầu đời, bàn chân của…
2. Dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ bị bàn chân bẹt
Nhìn chung, người có bàn chân bẹt thường xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Lòng bàn chân và gót chân cảm thấy đau nhức khi đứng lâu hoặc vận động nhiều.
- Chân vô cùng nhức mỏi sau khi vận động.
- Cơn đau dần lan tới những bộ phận khác như hông, đầu gối, cẳng chân,…
- Giày dép bị mòn không đều, một bên mòn nhanh hơn bên còn lại.
3. Nguyên nhân gây ra tình trạng bàn chân bẹt ở người lớn
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân dẫn đến dị tật bàn chân bẹt ở người trưởng thành có thể bắt nguồn từ:
- Chênh lệch chiều dài hai chân, dẫn đến áp lực lên bàn chân không đồng đều.
- Bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường.
- Hội chứng Marfan, đây là một dạng rối loạn di truyền, nó làm ảnh hưởng đến các mô liên kết, làm các ngón chân phát triển dài hơn bình thường.
- Vẹo cột sống.
- Viêm khớp dạng thấp và viêm đa khớp dạng thấp.
- Đi giày quá chật làm các ngón chân bị nén. Hoặc thường xuyên đi giày cao gót làm tăng áp lực lên cơ vòm và khiến mắt cá nhân bị suy giảm sự đàn hồi.
- Ngoài ra, một số trường hợp phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ mắc chứng bàn chân bẹt tạm thời hoặc vĩnh viễn. Theo các bác sĩ, nguyên nhân do trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ tăng cường sản sinh elastin, đây là một loại protein giúp tăng độ đàn hồi da và các mô liên kết, cộng với trọng lượng cơ thể người mẹ tăng gây ra áp lực lớn lên bàn chân, dẫn đến tình trạng bàn chân bị bẹt ở người đã phát triển xương chân hoàn toàn.

4. Biến chứng bàn chân bẹt nếu không được điều trị đúng cách
Việc điều trị bàn chân bẹt ở người lớn nếu không được thực hiện đúng cách, về lâu dài có thể gây ra nhiều vấn đề như:
- Làm hạn chế khả năng vận động và chơi thể thao.
- Đau nhức kéo dài làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như: đau xương cẳng chân, viêm bao hoạt dịch ngón chân cái (bunions), viêm gân gót chân (gân Achilles),…
5. Người lớn bị hội chứng bàn chân bẹt có thể chữa khỏi không?
Thời gian chữa trị bàn chân bẹt hoàn toàn phụ thuộc vào độ bẹt cũng như độ tuổi của người bệnh. Với những trẻ nhỏ có thể cải thiện 75% độ bẹt bằng các phương pháp điều trị bảo tồn. Tuy nhiên đối với người trưởng thành thì bàn chân bẹt không thể điều trị khỏi mà chỉ có thể giảm nhẹ để hạn chế biến chứng.
6. Chẩn đoán tình trạng bàn chân bẹt ở người lớn
Để chẩn đoán tình trạng bàn chân bẹt, các bác sĩ tại ACC thường kết hợp những cách sau:
- Cách 1: Bác sĩ dùng ngón tay cái luồng vào gan bàn chân khi bệnh nhân đang đứng lên mặt phẳng. Trường hợp ngón tay của bác sĩ không thể luồng qua được thì người bệnh có thể bị bàn chân bẹt.
- Cách 2: Bệnh nhân đứng lên máy Podoscope chuyên dụng để scan (chụp bóng) lòng bàn chân. Điều này giúp bác sĩ có thể thấy rõ phần dấu chân, từ đó xác định bệnh nhân có đang bị hội chứng bàn chân bẹt hay không.
Dựa vào kết quả của 2 cách trên, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị bàn chân bẹt phù hợp với tình trạng cụ thể.

7. Cách điều trị bàn chân bẹt ở người lớn
Dưới đây là một số cách phổ biến để cải thiện chứng bàn chân bẹt ở người trưởng thành:
7.1 Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng, khi bệnh nhân bàn chân bẹt không còn đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn. Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng để chữa trị bàn chân bẹt bao gồm phẫu thuật tái tạo bàn chân và phẫu thuật cấy ghép xương.
Với nền y học phát triển vượt bậc như hiện nay, tình trạng bàn chân bẹt có nhiều giải pháp điều trị hiệu quả. Trong số đó, không ít người bệnh đã chọn phương pháp phẫu thuật ngay từ đầu. Tuy nhiên, liệu phẫu thuật bàn chân bẹt có thật…
7.2 Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp tăng cơ bắp của bàn chân, từ đó giúp xoa dịu những cơn đau nhức do bàn chân bẹt gây ra. Những bài tập phổ biến để cải thiện tình trạng này có thể kể đến như nhặt viên bi bằng ngón chân, xếp đồ vật bằng ngón chân, viết số lên cát bằng ngón chân cái,…
7.3 Mang đế chỉnh hình y khoa
Tuy không thể điều trị khỏi hoàn toàn chứng bàn chân bẹt ở người lớn, song việc duy trì mang đế chỉnh hình y khoa sẽ hỗ trợ nâng đỡ lòng bàn chân, ngăn ngừa các cơn đau như đau mắt cá chân, đau đầu gối, đau cột sống,… Ngoài ra, các bác sĩ khuyến khích người lớn mắc chứng bàn chân bẹt mang đế và kết hợp với các bài tập cho bàn chân bẹt tại nhà, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giảm thiểu những đau đớn do bàn chân bẹt gây nên.

8. Điều trị bàn chân bẹt người lớn ở đâu tốt?
Để điều trị chứng bàn chân bẹt hiệu quả, bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín và dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ xương khớp.
Phòng khám ACC có đội ngũ các bác sĩ chuyên môn cao, với hơn 20 năm kinh nghiệm. ACC áp dụng thành công công nghệ định vị và đo lòng bàn chân của Thuỵ Sĩ (Cad-Cam) thế hệ thứ hai, thiết kế ra hàng ngàn đế chỉnh hình cho bệnh nhân mắc hội chứng bàn chân bẹt. Các bác sĩ tại ACC sẽ giúp người mắc chứng bàn chân bẹt khắc phục sự đau đớn, khó chịu do chứng bàn chân bẹt gây ra.
Tại ACC, đế chỉnh hình y khoa được chính tay các bác sĩ tạo ra bằng số liệu chuẩn xác nhất từ công nghệ Cad-Cam. Với chất liệu cao cấp, độ bền cao. Đế chỉnh hình bàn chân được tạo ra bởi phòng khám ACC được bệnh nhân phản hồi là mang đến sự êm ái, linh hoạt ngay cả với những người phải thường xuyên di chuyển, hoạt động mạnh.
Việc dùng đế chỉnh hình y khoa cũng đơn giản và tiện lợi, đặc biệt đế chỉnh hình y khoa của ACC thiết kế theo phương pháp cá nhân hoá, vừa vặn với chân của từng người nên bạn sẽ không có cảm giác mình đang phải điều trị chứng bàn chân bẹt. Một ưu điểm nữa là miếng đế có cấu tạo nguyên khối bằng vật liệu cao cấp, nên độ bền cao, độ bên có thể lên tới 4-5 năm, do vậy tính về lâu dài đây còn là một giải pháp điều trị bàn chân bẹt tiết kiệm.
9. Phòng ngừa bàn chân bẹt ở người lớn như thế nào?
Để phòng ngừa bàn chân bẹt, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Kiểm soát cân nặng ổn định, tránh tăng cân quá mức vì có thể gây áp lực và khiến bàn chân bị bẹt dần theo thời gian.
- Thường xuyên luyện tập các môn thể thao phù hợp (chạy bộ, yoga, bơi lội…) để kiểm soát cân nặng và tăng cường sức mạnh cơ bắp.
- Không đứng yên một chỗ hoặc đi bộ quá lâu.
- Đi giày đúng kích cỡ và hạn chế đi giày cao gót.
- Đến gặp bác sĩ ngay khi chân hoặc bàn chân cảm thấy khó chịu.
Trên đây là dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị bàn chân bẹt ở người lớn. Có thể thấy, mặc dù tình trạng này không thể điều trị dứt điểm, nhưng các biện pháp can thiệp sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn và ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện các bệnh lý cơ xương khớp. Nếu bạn cũng đang gặp khó khăn với hội chứng bàn chân bẹt, hãy liên hệ với ACC ngay hôm nay để được hỗ trợ điều trị hiệu quả.
>>> Xem thêm: