Ngày càng có nhiều người lo ngại việc dùng thuốc hay phẫu thuật để điều trị thoát vị đĩa đệm. Bởi lẽ thuốc chỉ cắt cơn đau tạm thời, còn phẫu thuật có thể để lại nhiều rủi ro. Thay vào đó, một số người đã chọn cách châm cứu để chữa thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên đây có phải là phương pháp điều trị tối ưu đối với bệnh lý này? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau!
1. Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp gì?
Châm cứu là một liệu pháp chữa trị truyền thống của người Trung Hoa, xuất hiện hơn 3000 năm. Bác sĩ sử dụng một cây kim rất nhỏ và mỏng (một số loại còn mỏng như sợi tóc) đi qua da và tác động đến các điểm đặc biệt của cơ thể hay còn gọi là huyệt đạo.
Nguyên lý của châm cứu là dựa trên hoạt động của Khí trong cơ thể. Khí chạy dọc theo chiều thuận khắp cơ thể để cân bằng âm dương. Khi dòng chảy của khí bị tắc nghẽn hay gián đoạn, cân bằng âm dương bị đảo lộn sẽ gây ra các cơn đau hay các triệu chứng rối loạn chức năng, bệnh tật.
Ở góc độ khoa học, châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp tác động đến các huyệt đạo nhằm khai thông khí huyết, kích thích cơ thể sản sinh ra hormone Endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng giảm đau, tạo cảm giác hưng phấn). Bằng cách tự nhiên này, các vị trí sưng tấy sẽ xẹp nhỏ lại và cơn đau được giải tỏa, giảm thiểu tình trạng khó chịu ở người bệnh.
Các huyệt châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến như Thận du, Đại trường du, Cách du, Giáp tích, A thị huyệt… thường tập trung gần các đốt sống ở lưng hoặc cổ – những nơi chịu nhiều áp lực và dễ bị tổn thương trong các vận động hàng ngày.
Các loại hình châm cứu hiện nay bao gồm: điện châm, thủy châm, cấy chỉ (nhu châm)… Trong đó phương pháp điện châm (electro-acupuncture) thường được áp dụng trong những trường hợp đau dữ dội, bởi dòng điện với tần số đặc biệt khi nối với kim châm cứu sẽ tác động nhiều đến các huyệt đạo, vì vậy mà giảm đau tốt hơn.
2. Châm cứu có chữa khỏi thoát vị đĩa đệm không?
Khi cấu trúc của các đốt xương sống bị sai lệch vị trí sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý về xương khớp, điển hình là thoát vị đĩa đệm. Vì vậy để chữa tận gốc căn bệnh này, cần có phương pháp tác động đến sự sai lệch, giải tỏa sự chèn ép dây thần kinh, cơ thể sẽ dần hồi phục một cách tự nhiên, cơn đau cũng nhờ vậy mà thuyên giảm và chấm dứt hẳn.
Những triệu chứng thoát vị đĩa đệm gây nên các cơn đau nhức khó chịu, làm người bệnh mệt mỏi và khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Nhận biết sớm các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng đáng…
Trong khi đó, châm cứu chỉ kích thích cơ thể sản sinh hormone giảm đau tự nhiên, chứ không thể giải quyết các vấn đề sai lệch trong cấu trúc đốt sống và đĩa đệm, đồng thời cũng không thể giải phóng chèn ép dây thần kinh. Đó là lý do vì sao sau châm cứu, người bệnh giảm đau rõ rệt, tuy nhiên hiệu quả này chỉ là tạm thời, cơn đau hoàn toàn có thể tái diễn, thậm chí mức độ đau càng tăng lên và tần suất xuất hiện nhiều hơn vì tình trạng bệnh vẫn chưa được xử lý tận gốc.
Chính vì những giới hạn này mà châm cứu thường được kết hợp với những phương pháp điều trị khác để chữa lành cơn đau do thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng. Trong số đó phải kể đến Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) – một phương pháp điều trị có lịch sử ra đời và phát triển hơn 125 năm tại Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới. Bằng các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ Thần kinh Cột sống (Chiropractor) điều chỉnh các đốt sống và đĩa đệm về đúng vị trí tự nhiên ban đầu, tác động trực tiếp nguyên nhân gây bệnh để chữa đau, đẩy nhanh tốc độ hồi phục của cơ thể.
Tham khảo: Những điều có thể bạn chưa biết về phương pháp Chiropractic
3. Những rủi ro cần lưu ý khi châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Nếu thực hành châm cứu không đúng cách, phương pháp này có thể gây rủi ro: chảy máu hoặc bầm tím, phỏng hoặc nóng rát.
Nếu bác sĩ châm cứu trực tiếp vào dây thần kinh, có thể dẫn đến liệt, teo cơ… Nếu xác định huyệt đạo sai, tác động vào những huyệt nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp, tuy nhiên phần đông mọi người đều lơ là với các triệu chứng cơ bản. Vì không chủ động chữa trị sớm hoặc tiếp cận không đúng phương pháp mà không ít bệnh nhân phải chấp nhận sống chung với những…
Ngoài ra kim châm cứu cũng có thể mang các mầm bệnh truyền nhiễm nếu không được tiệt trùng đúng nguyên tắc.
Một số trường hợp cẩn thận hoặc chống chỉ định châm cứu: người bệnh không hợp tác do căng thẳng, thai phụ cần tránh châm cứu tại một số huyệt nhạy cảm, tránh châm cứu tại các vùng da đang bị sẹo hoặc viêm nhiễm, người có bệnh lý rối loạn đông máu… Chính vì vậy, người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng phương pháp châm cứu.
Đối với căn bệnh thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ ACC khuyên mỗi người nên nhận biết từ sớm, điều trị kịp thời và lựa chọn đúng phương pháp.
Các phương pháp có cơ chế giải quyết tận gốc vấn đề thoát vị đĩa đệm như Trị liệu Thần kinh Cột sống luôn được đánh giá cao, chữa dứt điểm cơn đau, nhờ vậy mà người bệnh sớm phục hồi sức khỏe và nhanh chóng quay trở lại cuộc sống bình thường.
Xem thêm: