7 cách tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà và lưu ý cần tránh

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Luke Hamman

Ngày nay, không ít người bệnh lựa chọn áp dụng các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà thay cho phương pháp điều trị truyền thống vì ngại thăm khám bác sĩ, chi phí thấp hơn, quy trình thực hiện đơn giản hơn… Tuy nhiên, theo đánh giá từ nhiều chuyên gia trong lĩnh vực cơ xương khớp, việc tự ý trị thoát vị đĩa đệm theo các mẹo chưa được kiểm chứng hoặc không khoa học có nguy cơ dẫn đến hàng loạt rủi ro mà người bệnh không thể lường trước. Sau đây là một số cách tự chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà và quan niệm sai lầm cần tránh.

1. Các cách tự chữa thoái hóa đĩa đệm tại nhà và lưu ý khi điều trị

1.1. Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm là nghỉ ngơi tại nhà

Các cơn đau do đĩa đệm chèn vào dây thần kinh chủ yếu phát sinh mỗi khi hoạt động và có xu hướng dịu bớt khi cơ thể nghỉ ngơi. Do đó, người bệnh thường được khuyên nên:

  • Dành vài ngày nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Giản lược các bài tập thể dục thể thao cũng như tạm thời giảm bớt tần suất rèn luyện thể chất.
  • Hạn chế khuân vác vật nặng.
  • Nằm nghỉ trên giường một thời gian ngắn nếu những triệu chứng thoát vị đĩa đệm gây khó chịu dữ dội.

Tuy nhiên, cần lưu ý biện pháp trên chỉ là giải pháp tạm thời, không thể giải quyết vấn đề cốt lõi là thoát vị đĩa đệm. Mặt khác, người bệnh cũng cần lưu ý nằm nhiều và ít vận động có thể dẫn đến tình trạng cứng khớp và suy yếu cơ, từ đó gây khó khăn cho việc hồi phục.

Theo các chuyên gia, thời gian lý tưởng để nghỉ ngơi chỉ nên kéo dài 1 – 2 ngày. Sau đó, hãy cố gắng vận động nhẹ nhàng và di chuyển trong phạm vi ngắn.

Những bài tập yoga rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên, không bài bài tập nào cũng phù hợp với mọi bệnh nhân mà cần có sự tư vấn từ bác sĩ.

người bệnh thoái hóa đĩa đệm không nên nằm nhiều
Nằm nhiều, ít vận động là sai lầm thường gặp của nhiều bệnh nhân

1.2. Uống thuốc cắt cơn đau thoát vị đĩa đệm

Sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hay aspirin, ibuprofen… để đẩy lùi triệu chứng đau nhức là quan niệm phổ biến của hầu hết người Việt. Với hy vọng mau chóng chấm dứt cơn đau do thoát vị đĩa đệm, không ít người bệnh chọn cách tự ý tăng liều lượng thuốc hoặc thậm chí uống liên tục nhằm kéo dài tác dụng của thuốc giảm đau.

Theo nghiên cứu, cách làm này không thể giúp giảm đau hoàn toàn. Ngược lại, lạm dụng thuốc có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Một trong những tác dụng phụ phổ biến của thuốc giảm đau là gây tổn hại cho nhiều cơ quan nội tạng quan trọng, bao gồm gan, thận và dạ dày.

1.3. Mát xa bấm huyệt

Bấm huyệt theo y học cổ truyền cũng là cách tự chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều người tin tưởng. Công dụng chính của phương pháp này chỉ bao gồm tăng lưu lượng máu tuần hoàn ở vị trí bấm huyệt, đồng thời thư giãn các cơ co thắt, từ đó ức chế cơn đau.

Do đó, tương tự phương pháp giảm đau bằng thuốc, mát xa bấm huyệt không có khả năng điều trị triệt để tình trạng đĩa đệm lệch khỏi vị trí ban đầu.

Mặt khác, các chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh nên tìm đến những trung tâm, cơ sở y tế uy tín để thực hiện bấm huyệt thay vì tự ý áp dụng tại nhà. Bấm sai huyệt đạo hoặc thực hiện sai thao tác, quy trình có nhiều rủi ro khiến bệnh trở nặng hơn.

thực hiện bấm huyệt chữa thoái hóa đĩa đệm
Mát xa bấm huyệt giúp giảm đau, nhưng chỉ nên được thực hiện ở những cơ sở uy tín, có chứng nhận hành nghề

1.4. Tập các bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm

Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể tập một số bài tập giúp tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai cho cột sống, từ đó hỗ trợ giảm đau và phục hồi bệnh nhanh chóng hơn.

Một số bài tập thoát vị đĩa đệm thông dụng:
> Bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
> Bài tập tại nhà cho người thoát vị đĩa đệm
> Bài tập yoga hỗ trợ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
> Bài tập cần tránh cho người bị thoát vị đĩa đệm ở lưng
> Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tập môn thể thao nào?

Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý thay đổi cường độ cũng như tần suất tập luyện. Việc chăm chỉ hoạt động thể chất lúc này sẽ không giúp cải thiện thể trạng mà ngược lại, nó có thể gia tăng cường độ cũng như thời gian đau nhức.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý không tập một số động tác có khả năng ảnh hưởng đến khu vực thoát vị đĩa đệm, ví dụ như khom, cúi người hay vặn mình.

1.5. Đắp lá xương rồng giúp chữa thoát vị đĩa đệm!?

Một số người mẫn cảm với thuốc giảm đau sẽ lựa chọn biện pháp đắp lá xương rồng để thay thế. Trong y học cổ truyền, xương rồng là loại thực vật có độc tố và tính hàn. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng đúng cách, xương rồng có khả năng xoa dịu cơn đau do thoát vị đĩa đệm đáng kể. Ngoài ra, một số chuyên gia trong lĩnh vực này cũng tin rằng loại thực vật trên còn có tác dụng kháng viêm.

Thực tế, cho đến thời điểm hiện tại, công dụng giảm đau, kháng viêm của xương rồng chưa có bằng chứng khoa học đủ sức thuyết phục để được công bố và áp dụng thực tiễn. Thêm vào đó, tùy vào cơ địa của người bệnh, hiệu quả của việc đắp lá xương rồng để tiêu viêm, đẩy lùi cơn đau sẽ có thể thay đổi đáng kể.

Mặt khác, kết quả trên cũng chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề là triệu chứng đau chứ không tác động đến gốc rễ của vấn đề là do đĩa đệm bị thoát vị.

1.6. Chườm nóng

Một cách đối phó với tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm khác là chườm nóng. Phương pháp này chủ yếu dành cho những trường hợp thoát vị nhẹ.

Thực tế, dù nhiệt độ cao có khả năng hỗ trợ giãn cơ và thuyên giảm áp lực tác động đến các dây thần kinh, hiệu quả của biện pháp trên chỉ duy trì trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số yếu tố như sau khi thực hiện nhằm hạn chế rủi ro phản tác dụng:

  • Thời gian chườm tối ưu nên trong vòng 15 – 20 phút
  • Sử dụng túi chườm nhiệt chuyên dụng
  • Không đứng dậy ngay sau khi chườm nóng
tự chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách chườm nóng
Phương pháp chườm nóng chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ

1.7. Áp dụng các bài thuốc Đông y

Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng thuốc Đông y được đánh giá là tương đối an toàn vì có nguồn gốc từ thiên nhiên, từ đó giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ do thuốc biệt dược gây ra.

Tuy nhiên, các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm phải được kê toa và có sự chỉ định của người có chuyên môn từ các bệnh viện y học cổ truyền hoặc cơ sở có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. Tuyệt đối không tin vào những phương thuốc gia truyền chưa được kiểm chứng, không rõ nguồn gốc để tránh các biến chứng nguy hại đến sức khỏe và tính mạng.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y: Nên hay không?

Nhiều người cho rằng chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và có độ lành tính cao. Tuy nhiên thực tế, phương pháp này vẫn gây ra tác dụng phụ nếu áp dụng sai cách. 1. Những tác động tiêu cực…

2. Giải pháp hàng đầu trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm

Trong những năm qua, Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) đã trở thành một giải pháp lý tưởng cho người bị thoát vị đĩa đệm không muốn sử dụng thuốc hay phẫu thuật. Bên cạnh đó, liệu pháp này còn đem lại hiệu quả đáng mong đợi đối với những ca bệnh lý cơ xương khớp cột sống cấp và mãn tính khác.

Khác với các cách tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà được đề cập ở trên, Trị liệu thần kinh cột sống hoàn toàn có khả năng giải quyết tận gốc vấn đề thoát vị. Khi thực hiện, bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống sẽ tiến hành theo từng bước gồm:

  • Xác định phần cấu trúc cột sống bị sai lệch
  • Bằng một lực bằng tay vừa phải, điều chỉnh lại những bộ phận trượt ra ngoài vị trí ban đầu, từ đó giải phóng sự đè nén

Sau khi hoàn thành liệu trình điều trị, người bệnh thường sẽ cảm thấy cơ thể dường như bớt nặng nề, căng cứng hơn lúc trước.

Bạn nên điều trị bằng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống ở đâu?

Nhận thấy được sự tin tưởng của nhiều bệnh nhân với phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống, không ít các phòng khám vật lý trị liệu – phục hồi chức năng hay phòng khám y học cổ truyền đã tự nhận là có thể điều trị bằng phương pháp này. Tuy nhiên, những phòng khám này không có bác sĩ được đào tạo bài bản đúng chuyên ngành, có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc, càng làm cho tình trạng bệnh nhân trở nặng hơn. Chính vì thế, việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín có bác sĩ Trị liệu Thần kinh Cột sống được đào tạo bài bản rất quan trọng.

Hãy cùng Phòng khám ACC nhận dạng kỹ thuật nắn chỉnh cột sống ĐÚNG và SAI qua video sau để tránh những rủi ro không đáng có nhé!

Là phòng khám Trị liệu Thần kinh Cột sống đầu tiên tại Việt Nam với hơn 15 năm hoạt động, Phòng Khám ACC sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống 100% người nước ngoài giàu kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ, Canada, New Zealand, Hàn Quốc…

Khi đến điều trị tại phòng khám ACC, bệnh nhân sẽ được kiểm tra thể trạng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng thoát vị trước tiên. Dựa vào kết quả đánh giá, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị kết hợp với chương trình vật lý trị liệuphục hồi chức năng riêng cho từng trường hợp.

Câu chuyện bệnh nhân Nguyễn Thị Hồng

Thoát vị đĩa đệm là một dạng chấn thương vật lý nên không thể điều trị tận gốc bằng cách uống thuốc hay áp dụng các phương pháp tự trị liệu tại nhà. Do đó, thay vì bạn tốn thời gian, tiền bạc cũng như công sức vào những cách này, hãy tìm hiểu và tiếp nhận điều trị tại một đơn vị chuyên khoa uy tín về Trị liệu thần kinh cột sống. Đến ngay phòng khám ACC để trải nghiệm liệu trình và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cột sống hàng đầu tại Việt Nam.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục