Tình trạng đau nhức có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau khớp gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng lớn đến vận động, sinh hoạt hàng ngày, thậm chí là cả giấc ngủ. Vậy vì sao khớp bị đau và cách điều trị như thế nào?
1. Nhận diện bệnh đau khớp là gì?
Khớp được xem là nơi mà hai hay nhiều xương tiếp xúc với nhau để tạo thành hệ thống xương tổng thể, giúp cơ thể thực hiện các chuyển động khác nhau. Có ba loại khớp là khớp bất động (thường là khớp xơ, ví dụ như các khớp xương sọ, khớp nối răng với hàm, khớp giữa xương đỉnh và xương thái dương,…); khớp bán động (là loại khớp trung gian, không có bao và khoang khớp, ví dụ như khớp xương mu, khớp bán động háng); khớp động (còn được gọi là bao hoạt dịch, là các khớp cử động thường xuyên, ví dụ như đầu gối, khuỷu tay,…).
Đau khớp là cảm giác khó chịu, đau nhức ở một khớp hoặc nhiều khớp cùng lúc (đau xương khớp toàn thân). Bên cạnh đó, còn có thể đi kèm với các dấu hiệu như sưng tấy, đau nhói, đỏ nóng, căng cơ, cứng khớp, cử động hạn chế,… ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Đau khớp làm người bệnh không muốn đi lại nhiều vì mức độ đau sẽ càng dữ dội hơn.
2. Nguyên nhân gây đau khớp phổ biến
Đau khớp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, như:
2.1 Chấn thương
Các chấn thương như căng cơ, trật khớp,… xảy ra khi va chạm hoặc sử dụng khớp quá mức, là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây đau khớp. Bên cạnh đó, cơn đau ở khớp còn có thể do tổn thương dây chằng gây nên, rất thường gặp ở người chơi bóng đá, bóng rổ với các biểu hiện như căng cơ, sưng tấy,…
>> Xem ngay: Nguyên nhân gây đau khớp gối phải và cách điều trị dứt điểm
2.2 Nhiễm trùng khớp
Nguyên nhân đau khớp có thể là do nhiễm trùng. Vì khi vi khuẩn xâm nhập vào khớp, khiến cho các khớp bị sưng tấy và đau. Những vùng khớp dễ bị nhiễm trùng như khớp gối, khớp hông, khớp vai,…
2.3 Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm khớp mạn tính do bệnh tự miễn gây nên. Khi mắc bệnh, các mô liên kết của cơ thể bị tấn công bởi hệ miễn dịch, dẫn đến viêm, gây đau nhức khó chịu. Đặc biệt đau khớp về đêm có thể làm cho người bệnh mất ngủ.
Viêm khớp dạng thấp về lâu dài có thể gây mòn xương và biến dạng khớp do bị ảnh hưởng đến niêm mạc khớp, khiến cho việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn cũng như để lại nhiều biến chứng nguy hiểm lên các cơ quan khác trên cơ thể.
2.4 Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn, gây rối loạn hệ miễn dịch, khiến hệ thống này tấn công ngược lại các mô lành lặn trong cơ thể. Các dấu hiệu của bệnh có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, đau toàn thân, gây sốt nhẹ, gầy yếu, phát ban hình cánh bướm, giảm khả năng đào thải tế bào cũ của cơ thể, cứng và sưng khớp.
2.5 Thiếu vitamin D
Thiếu hụt vitamin D là một trong những nguyên nhân gây đau khớp ở trẻ em và cả người lớn. Được biết, vitamin D là dưỡng chất giúp cơ thể hấp thụ canxi – khoáng chất cần thiết để xương chắc khỏe. Nếu thiếu loại vitamin này, cơ thể cũng sẽ bị thiếu hụt canxi cần thiết, dẫn đến mỏi khớp, đau khớp, người thường xuyên mệt mỏi. Không chỉ vậy, thiếu vitamin D còn làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
>> Dành cho bạn: Top loại thực phẩm bổ sung canxi cho người lớn tuổi không thể bỏ qua!
2.6 Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là nguyên nhân phổ biến gây đau khớp người già, thường gặp ở cô chú từ 40 – 60 tuổi. Bệnh xảy ra khi sụn khớp (được ví là lớp đệm bảo vệ các đầu xương) và các mô xung quanh khớp bị thoái hoá. Kèm theo đó là tình trạng giảm dịch nhầy bôi trơn tại các khớp, dẫn đến các triệu chứng như đau khớp, cứng khớp, sưng tấy, xuất hiện tiếng kêu lộp cộp khi đi lại,….
Hầu hết các khớp trong cơ thể đều có nguy cơ bị thoái hóa, nhưng thường gặp nhất là thoái hóa khớp gối, khớp ngón tay, cột sống lưng, cổ, khớp vai,…..
Thoái hóa khớp thường xảy ra ở những người lớn tuổi.
3. Đau khớp có nguy hiểm không?
Đau khớp thường là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, do đó nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể tiến triển các biến chứng nguy hiểm như:
- Mất chức năng vận động: Tình trạng đau khớp sẽ làm người bệnh khó khăn trong việc đi lại, có thể dẫn đến cứng khớp, làm giảm hoặc mất chức năng vận động.
- Teo cơ, biến dạng khớp: Khi bị cứng khớp khó đi lại lâu ngày sẽ dẫn đến teo cơ, dính khớp. Khớp bị tổn thương theo thời gian cũng có thể bị biến dạng nếu không chữa trị sớm.
- Ảnh hưởng tim mạch: Bị đau khớp có thể dẫn đến biến chứng thấp khớp cấp, gây nên các ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch như tổn thương van tim, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim,…
4. Khi nào đau khớp nên đi khám?
Khám xương khớp với bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp chẩn đoán đúng tình trạng bệnh nếu có. Từ đó, bác sĩ cũng xây dựng phác đồ điều trị bệnh phù hợp nhằm khắc phục tình trạng đau khớp và các biểu hiện đi kèm, khôi phục chức năng vận động.
Nếu có các biểu hiện sau, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt:
- Vùng xung quanh khớp bị sưng, đỏ, mềm hoặc ấm khi chạm vào.
- Có những cơn đau khớp kéo dài liên tục từ 3 ngày trở lên.
- Bị sốt nhưng không kèm các dấu hiệu cảm cúm.
- Khớp bị cứng sau khi ngủ dậy hoặc sau một thời gian nghỉ ngơi.
- Khả năng linh hoạt của khớp kém, cảm thấy khó khăn khi vận động.
- Khi cử động khớp thường nghe thấy tiếng răng rắc.
Khi nhận thấy các triệu chứng như đau khớp, sưng khớp,… cần phải đi thăm khám sớm.
5. Phương pháp chẩn đoán và chữa trị đau khớp
Dưới đây là phương pháp chẩn đoán và các cách điều trị tình trạng đau khớp:
5.1 Chẩn đoán bệnh đau khớp
Bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh để tìm hiểu các triệu chứng lâm sàng. Đồng thời chỉ định thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh sẽ cần thiết để đánh giá chính xác hơn về tình trạng khớp. Cụ thể:
- Các triệu chứng lâm sàng: Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về bệnh sử và các triệu chứng mà bạn đang gặp phải, nhằm hiểu được những vấn đề của bạn và đưa ra các chỉ định tiếp theo.
- Các xét nghiệm: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm dịch khớp, xét nghiệm máu để sàng lọc các bệnh rối loạn tự miễn
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang, chụp cắt lớp (CT scan), cộng hưởng từ (MRI) sẽ phản ánh chi tiết bên trong khớp từng mô sụn, xương dưới sụn tới dây chằng, gân… Qua đó giúp bác sĩ đánh giá được đau khớp là do chấn thương hay hay do bệnh lý khác gây ra.
5.2 Các phương pháp điều trị
Sau khi chẩn đoán nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra cách chữa đau khớp phù hợp. Một số cách điều trị thường gặp là:
– Các phương pháp sơ cứu tại nhà
Sử dụng các phương pháp sơ cứu như: nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và kê cao vị trí chấn thương có thể giúp hỗ trợ giảm đau khớp hiệu quả. Trong đó cần lưu ý:
- Nghỉ ngơi: Hạn chế vận động khớp đang bị đau, tốt nhất nên nghỉ ngơi để giúp cơ thể hồi phục. Nếu đau khớp ở chân, bạn có thể sử dụng nạng hoặc xe lăn để tránh những áp lực nặng không cần thiết lên các khớp.
- Chườm đá: Chườm đá càng sớm càng tốt trong khoảng 48 – 72 giờ sau chấn thương, mỗi lần chườm lạnh chỉ nên kéo dài 15 – 20 phút và thời gian nghỉ giữa các lần là khoảng 120- 180 phút.
- Băng ép: Bạn có thể quấn vùng bị thương bằng băng vải hoặc thun để cố định khớp bị đau. Lưu ý không nên quấn quá chặt vì sẽ gây cản trở quá trình lưu thông máu.
- Kê cao vị trí chấn thương: Bạn nên nâng vùng tổn thương cao hơn tim để giúp giảm sưng, giảm đau và viêm cơ
Chườm lạnh đúng cách có thể hỗ trợ làm giảm các cơn đau khớp gối.
>> Tim hiểu ngay: Mẹo giảm đau xương khớp hiệu quả không dùng thuốc
– Uống thuốc giảm đau
Nếu đau khớp nhẹ và không sưng, Acetaminophen có thể được chỉ định để giúp giảm đau. Nếu cơn đau dữ dội hơn kèm theo sưng, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc viêm không steroid (NSAID) như aspirin, celecoxib, ibuprofen,…
Trường hợp đau nghiêm trọng, nhóm thuốc NSAID không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định thuốc Opioid mạnh hơn. Loại thuốc này có thể gây các tác dụng phụ như buồn ngủ, táo bón,… vì vậy bạn chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ kê đơn.
Lưu ý: Cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng thuốc để tránh các tác dụng phụ như xuất huyết tiêu hóa, đau dạ dày,…
>> Xem ngay tác dụng phụ của các loại thuốc đau nhức xương khớp TẠI ĐÂY
– Điều trị ngoại khoa (tiêm steroid)
Tiêm steroid thường được chỉ định điều trị viêm khớp hoặc viêm gân, áp dụng khi dùng thuốc không mang lại hiệu quả. Khi điều trị bác sĩ có thể tiêm trực tiếp thuốc steroid kết hợp với thuốc gây tê cục bộ vào khớp mỗi 3-4 tháng/lần.
Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu lạm dụng có thể khiến khớp tổn thương nặng hơn.
– Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
Đây là phương pháp điều trị bảo tồn, an toàn và lành tính được nhiều người lựa chọn. Với Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic), với các thao tác nắn chỉnh đúng kỹ thuật sẽ giúp điều chỉnh các sai lệch xương khớp về vị trí tự nhiên ban đầu. Nhờ đó, giải phóng được sự chèn ép dây thần kinh (nguyên nhân gốc rễ gây đau), cơn đau cũng theo đó mà thuyên giảm dần và biến mất hẳn.
ACC là phòng khám tiên phong ứng dụng Trị liệu Thần Kinh Cột sống, đã điều trị thành công cho rất nhiều khách hàng mắc bệnh cơ xương khớp. Liệu trình điều trị kết hợp Chiropractic và Vật lý Trị liệu mang lại hiệu quả loại bỏ cơn đau xương khớp cao, đồng thời ngăn ngừa đau tái phát lâu dài.
Bác sĩ Hoisang Gong đang thực hiện chiếu laser thế hệ IV lên khớp gối của bệnh nhân
Điều trị tại phòng khám ACC, khách hàng an tâm bởi:
- Phác đồ điều trị chuyên biệt cho từng người: 100% bác sĩ ACC có chuyên môn vững vàng cùng kinh nghiệm điều trị dày dặn. Bác sĩ trực tiếp thăm khám, tư vấn cặn kẽ và xây dựng kế hoạch điều trị cá nhân hóa, mang lại hiệu quả tối ưu và rút ngắn thời gian điều trị.
- Trang bị máy móc hiện đại hỗ trợ quá trình điều trị nhanh chóng, hiệu quả: ACC đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, giúp khách hàng trải nghiệm liệu trình vật lý trị liệu chuẩn quốc tế với các thiết bị, máy móc tiên tiến như sóng xung kích Shockwave, thiết bị giảm áp Vertetrac, tia laser cường độ cao thế hệ IV,… đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và khôi phục khả năng vận động.
- Đồng hành trong suốt quá trình điều trị: Bác sĩ theo sát người bệnh trong suốt quá trình điều trị, tư vấn tận tình về lối sống, ăn uống, chỉ định bổ sung các chất khoáng, vitamin cần thiết… đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe.
Xem ngay các bài tập giảm đau khớp hiệu quả:
6. Làm thế nào để phòng ngừa đau khớp?
Tham khảo và bỏ túi những bí quyết sau có thể giúp bạn phòng ngừa tình trạng đau khớp hiệu quả:
- Duy trì cân nặng hợp lý, chỉ số BMI ở mức bình thường để tránh gây áp lực lên các khớp.
- Tập thể dục thường xuyên, 30 phút mỗi ngày để giúp các khớp linh hoạt, các cơ dẻo dai.
- Vận động nhẹ nhàng, vừa sức, tránh khuân vác nặng,… để giảm nguy cơ chấn thương xương khớp.
- Tập một số bài tập nhẹ nhàng như thiền, yoga,… để giúp giảm căng thẳng, duy trì tinh thần thoải mái.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh như bổ sung nhiều trái cây, rau xanh giàu vitamin và khoáng chất, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (nghệ, trà xanh,…).
Đau khớp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể là do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý xương khớp. Dù là trường hợp nào, nếu áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà nhưng không thuyên giảm thì người bệnh nên đi thăm khám và điều trị sớm. Trong đó, nên ưu tiên phương pháp điều trị lành tính, an toàn để tránh các rủi ro cho sức khỏe.
Nếu đang có các câu hỏi về xương khớp, hãy liên hệ ngay với Phòng khám ACC TẠI ĐÂY để được giải đáp chi tiết.
Thông tin liên hệ:
- Phòng khám Quận 1 – TP.HCM
- 99, Nguyễn Du, P. Bến Thành, Q.1
- Tel: (028) 3939 3930
- Hotline: 0946 740 066
- Phòng khám Quận 5 – TP.HCM
- Lầu 1, Tản Đà Court, 86 Tản Đà, P. 11
- Tel: (028) 3838 3900
- Hotline: 0941 970 909