Nguyên nhân gây đau khớp gối phải và cách điều trị dứt điểm

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Wade Brackenbury

Tình trạng đau khớp gối phải mỗi khi di chuyển hay vận động xảy ra phổ biến ở nhiều người. Không ít trường hợp còn kèm theo sưng đỏ, cứng khớp gối vào mỗi buổi sáng. Đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, cần được thăm khám để chẩn đoán đúng nguyên nhân gây đau và chữa trị sớm. Tại ACC , có nhiều bệnh nhân đau khớp gối sau khi trải qua liệu trình chữa trị bảo tồn đã có những chuyển biến tích cực, chấm dứt hẳn cơn đau và phục hồi chức năng đi lại bình thường mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

1. Nguyên nhân gây đau khớp gối bên phải

Đầu gối là khớp lớn nhất trong cơ thể, hầu hết mọi chuyển động của cơ thể đều cần đến chúng, đặc biệt là khớp gối phải. Chính vì tần suất hoạt động cao cũng như áp lực hoạt động lớn nên khớp gối rất dễ tổn thương, mà đau là triệu chứng thường gặp nhất.

đau khớp gối phải
Khi cơn đau xuất hiện, chứng tỏ cấu trúc khớp gối đang gặp vấn đề

Có 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:

1.1. Đau gối do chấn thương

Tổn thương dây chằng

Đây là chấn thương phổ biến trong quá trình sinh hoạt, lao động hàng ngày. Những người thường xuyên có hoạt động mạnh rất dễ đứt dây chằng chéo trước hoặc dây chằng chéo sau, với biểu hiện lâm sàng là sưng, đau vùng gối, có thể cảm nhận tiếng “rắc” ngay khi chấn thương.

Giãn dây chằng đầu gối bao lâu khỏi, phục hồi bằng cách nào?

Giãn dây chằng đầu gối có thể tự hồi phục trong 1 - 2 tháng, tuy nhiên dễ bị tái phát. Nếu kéo dài và không điều trị sớm có thể gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối với các biểu hiện: đau nhức dữ dội, thường xuyên mỏi…

Tổn thương sụn chêm

Sụn chêm khớp gối có sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, hình dạng bán nguyệt, giữ vai trò hấp thu lực chấn động lên sụn khớp mâm chày và lồi cầu đùi khi chúng ta đi lại, vận động. Rách sụn chêm thường xảy ra trong chấn thương thể thao, tai nạn giao thông, gây nên các triệu chứng: đau gối (nhất là khi xoay gối), sưng hoặc cứng khớp, khó duỗi thẳng chân, khó khăn khi di chuyển.

Bong gân

Chơi thể thao, đi bộ trên bề mặt không bằng phẳng hoặc mang giày không đúng cách đều có thể gây ra bong gân. Đây là tình trạng một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc rách, khiến vùng khớp chấn thương bị bầm tím, sưng và căng cứng.

Trật khớp

Chấn thương, bao gồm tai nạn giao thông, ngã và các môn thể thao va chạm có thể gây trật khớp gối, tức các xương ở khớp gối bị lệch ra ngoài vị trí và trục bình thường của chúng.

1.2. Đau gối do bệnh xương khớp

Viêm bao hoạt dịch

Bệnh xảy ra khi bao hoạt dịch bị viêm không do nhiễm khuẩn, gây ra đau nhức, ảnh hưởng khả năng vận động, thường xảy ra ở một số khớp hoạt động nhiều như khớp gối.

Viêm khớp gối

Khi phần xương sụn trơn ở đầu gối trở nên mỏng và xù xì, khiến các khớp ma sát nhiều, cử động khó khăn hơn. Triệu chứng của bệnh bao gồm: cứng khớp vào buổi sáng, khi di chuyển đầu gối phát ra âm thanh lục cục hoặc rắc rắc, có dấu hiệu sưng tấy đỏ, chạm vào rất đau, cơn đau thường kéo dài tối đa 30 phút.

Viêm khớp dạng thấp (thấp khớp)

Đây là bệnh tự miễn, gây hủy hoại khớp gối khiến người bệnh cực kỳ đau đớn khi vận động. Bệnh thường khởi phát từ từ, ban đầu chỉ xuất hiện các triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi. Khi chuyển sang giai đoạn toàn phát, bệnh nhân cảm thấy đau khớp gối phải hoặc trái, kèm theo viêm đau nhiều khớp như khớp cổ tay, khớp cổ chân, khớp ngón chân, khớp khuỷu.

Thoái hóa khớp gối

Đây là căn bệnh diễn biến âm thầm nên ít người phát hiện kịp thời. Bệnh xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: béo phì, tai nạn, vận động gắng sức, thói quen đứng lâu hoặc ngồi xổm… Dấu hiệu sớm nhất của bệnh là đau mặt trước khớp gối, xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi gấp duỗi.

> Thông tin thêm:

Đau đầu gối khi ngồi xổm là triệu chứng của bệnh gì?

Đau đầu gối khi leo cầu thang có nguy hiểm không?

Đau khớp gối ở người già do đâu và cách chăm sóc hiệu quả?

Viêm lồi củ trước xương chày (Osgood-Schlatter)

Căn bệnh này thường xuất hiện ở người trẻ (phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên). Người bệnh sẽ cảm giác đau ở khớp gối sau khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh. Cụ thể, cơn đau xảy ra ở phần xương lồi nằm dưới xương bánh chè.

> Tham khảo: Đau khớp gối ở người trẻ tuổi nguyên nhân do đâu?

Khi phát hiện cơn đau khớp gối phải kéo dài quá 1 tuần hoặc cảm thấy khó gấp đầu gối, khả năng vận động của gối giảm, cần đi khám ngay để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị tích cực.

2. Chữa đau khớp gối dứt điểm không dùng thuốc, không phẫu thuật tại ACC

Hơn 15 năm hoạt động ở Việt Nam, Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống luôn tiên phong trong chữa trị các bệnh xương khớp, các chứng đau kinh niên, chấn thương thể thao mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Bệnh nhân đau khớp gối đến ACC sẽ được các bác sĩ thăm khám cẩn thận, có thể thông qua một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết như X-quang, CT, hoặc MRI để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tại ACC luôn ưu tiên chữa trị theo phương pháp bảo tồn, giải quyết tận gốc nguồn cơn gây đau với hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tái phát.

Liệu trình chữa trị đau khớp gối cấp và mãn tính tại ACC, gồm các phương pháp:

2.1. Thủ thuật thần kinh cột sống

Khi các cấu trúc khác trong cơ thể, nhất là cấu trúc cột sống bị sai lệch có thể gia tăng áp lực lên đầu gối. Vì vậy, bác sĩ sẽ nắn chỉnh tất cả cấu trúc sai lệch ảnh hưởng đến khớp gối, giải phóng chèn ép, từ đó khôi phục cấu trúc xương khớp và cột sống tự nhiên.

đau khớp gối phải
Bác sĩ thực hiện nắn chỉnh khớp cho bệnh nhân bị đau đầu gối phải

2.2. Trị liệu laser mô tế bào sâu cấp IV

Thông qua kích thích quang sinh học, cơ thể sản sinh và làm tăng lượng ATP (Adenosine Tri-Phosphate) – một hoạt chất chịu trách nhiệm tái tạo hình dạng và chức năng tế bào, giúp cải thiện tuần hoàn, giảm viêm, giảm đau. Liệu trình điều trị với tia laser thế hệ IV an toàn, bệnh nhân không hề có cảm giác đau đớn.

2.3. Sóng xung kích shockwave

Đây là một dạng sóng âm  có cường độ mạnh, biên độ lớn và ngắt quãng, có vai trò quan trọng trong việc chữa đau cho bệnh nhân cơ xương khớp. Nó có tác dụng tăng quá trình tuần hoàn, giúp tái tạo các mô tổn thương, đồng thời làm giãn các co thắt của cơ, giúp giảm đau hiệu quả.

2.4. Các bài tập vật lý trị liệu

Mỗi bệnh nhân sẽ được thiết kế những bài tập vật lý trị liệu riêng biệt, nhằm hỗ trợ điều trị giảm đau, đặc biệt khôi phục chức năng của khớp gối nhanh chóng, hạn chế biến chứng.

2.5. Chỉnh hình bàn chân

Chứng bàn chân bẹt khiến các xương ở cẳng chân xoay khi đi lại hoặc chạy nhảy, dẫn đến các khớp đầu gối cũng xoay lệch, gây đau và viêm, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối. Phòng khám ACC sử dụng công nghệ hiện đại của Thụy Sĩ, định vị và đo độ dày bàn chân Cad-Cam, thiết kế đế chỉnh hình bàn chân theo tiêu chuẩn y khoa (thuộc hàng bậc nhất Đông Nam Á), giúp phục hồi hệ sinh cơ học của bàn chân, đồng thời ngăn ngừa viêm khớp, thoái hóa khớp gối.

2.6. Bổ sung dưỡng chất tốt cho khớp gối

Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM, các chất khoáng vitamin để phục hồi sụn và các mô mềm bị hư hỏng.

Với đội ngũ bác sĩ giỏi đến từ các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới như: Mỹ, New Zealand, Hàn Quốc, cùng trang thiết bị hiện đại, phòng khám ACC cam kết cung cấp các dịch vụ điều trị và chăm sóc tốt nhất, giúp người bệnh chấm dứt hẳn các cơn đau, sớm quay trở lại cuộc sống bình thường.

> Có thể bạn quan tâm:

Người đau khớp gối ăn gì để giảm đau nhanh tái tạo sụn khớp?

Người đau khớp gối có nên đi bộ không?

Giảm đau khớp gối do viêm xương khớp

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục