Cơn đau đầu sau gáy có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau cùng một số biểu hiện khác của người bệnh để tìm kiếm nguyên nhân, xác định chính xác đau đầu sau gáy là bệnh gì, từ đó đưa ra hướng chữa trị phù hợp.
1. Đau đầu sau gáy là gì?
Triệu chứng đau đầu sau gáy (hoặc đau đầu sau ót) được hiểu là cơn đau xuất phát từ vị trí sau đầu, vùng cổ gáy, mặt – hốc mắt với biểu hiện cụ thể như sau:
- Cường độ đau khác nhau, từ âm ỉ, nhói đến dữ dội.
- Triệu chứng đau xuất hiện từng cơn, gián đoạn hoặc liên tục, kéo dài dai dẳng.
- Trong nhiều trường hợp, cơn đau có thể lan đến đỉnh đầu và vùng thái dương hai bên, hoặc có khi lan xuống vai và cánh tay.
- Cơn đau đầu sau gáy kèm theo chóng mặt, người bệnh thường xuyên cảm thấy mất ngủ, mệt mỏi và rất khó chịu.
Đau đầu là một triệu chứng phổ biến nhưng lại tiềm ẩn bên trong những dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm mà bạn không ngờ đến. Cơn đau khiến bạn cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, muốn dứt khỏi cơn…
2. Nguyên nhân gây đau đầu sau ót
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng chủ yếu là do căng thẳng, lặp lại tư thế sai trong thời gian dài, và đáng lo nhất là do bệnh lý.
2.1. Đau đầu do căng thẳng
Hiện nay, số người bị stress ngày càng gia tăng (đặc biệt là dân văn phòng). Tình trạng căng thẳng về những vấn đề trong công việc hoặc cuộc sống dẫn đến co cứng cơ, gây đau đầu sau ót hoặc đau nửa đầu liên tục. Ngoài ra, triệu chứng này còn kèm theo tâm trạng lo lắng thái quá, mất ngủ hoặc ngủ kém (đêm rất khó vào giấc), khó tập trung khi làm việc và học tập.
2.2. Sai tư thế
Những động tác đứng thẳng, đi lại hoặc đơn giản như ngồi một chỗ nếu không đúng tư thế rất dễ làm cho các nhóm cơ cổ, vai và lưng căng cứng. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các cơn đau âm ỉ hoặc nhói ở đáy sọ.
2.3. Viêm khớp
Thời gian vừa qua, phòng khám ACC tiếp nhận rất nhiều thắc mắc liên quan đau đầu sau gáy là bệnh gì hoặc đây có phải là triệu chứng bệnh lý không?
Theo chia sẻ của bác sĩ ACC, đau đầu sau gáy có thể do viêm khớp, thường xảy ra bởi tình trạng sưng viêm ở khu vực đốt sống cổ. Lúc này, người bệnh không chỉ cảm thấy đau đầu mà còn bị đau vùng cổ. Cường độ đau có xu hướng nặng hơn khi đầu hoặc đốt sống cổ chuyển động.
Phần lớn trường hợp, loại viêm khớp gây đau đầu sau gáy là viêm khớp dạng thấp hoặc thoái hóa đốt sống cổ.
2.4. Thoát vị đĩa đệm
Các bác sĩ ACC cho biết đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu sau gáy ở bệnh nhân. Đĩa đệm ở đốt sống cổ trượt khỏi vị trí ban đầu sẽ chèn vào các dây thần kinh xung quanh, dẫn đến tình trạng đau đầu sau gáy và đau vùng cổ.
Sau khi phát sinh ở vùng sau đầu, các cơn đau dần dần mở rộng phạm vi ảnh hưởng đến thái dương và sau hốc mắt. Cường độ đau đầu thường gia tăng khi người bệnh nằm xuống. Một số bệnh nhân còn gặp vấn đề với giấc ngủ do ảnh hưởng bởi cơn đau đầu sau gáy.
Ngoài ra, người bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ còn bắt gặp triệu chứng tê nhức, khó chịu ở vai và cánh tay trên.
2.5. Đau dây thần kinh chẩm
Một số người có thể nhầm lẫn đau dây thần kinh chẩm và chứng đau nửa đầu. Thực tế, tình trạng đau dây thần kinh chẩm đề cập đến tổn thương ở những dây thần kinh nối từ tủy sống đến da đầu. Cường độ đau thường là nhói và dữ dội, bắt đầu từ khu vực sau gáy rồi dần dần lan lên đầu.
Ngoài ra, lúc này người bệnh còn có những biểu hiện khác như:
- Cường độ đau có thể tăng lên khi cổ chuyển động.
- Phía sau mắt có cảm giác đau.
- Khu vực cổ và gáy đau khó chịu giống như bị va chạm mạnh.
- Căng da đầu.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
Bệnh đau mỏi cổ, vai gáy khá phổ biến và xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Những cơn đau ở vùng cổ, vai gáy gây ra nhiều khó khăn và bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy nguyên nhân đau vai gáy đến từ đâu…
3. Điều trị đau đầu sau gáy
Dưới đây là các phương pháp điều trị đau đầu sau gáy đang được áp dụng phổ biến:
3.1. Nghỉ ngơi
Khi bị đau đầu, người bệnh nên tạm dừng công việc và nghỉ ngơi, hãy để tinh thần thư giãn, tránh suy nghĩ nhiều. Đồng thời nên kết hợp nghỉ ngơi và uống nhiều nước (nước lọc hoặc nước trái cây để bổ sung dưỡng chất). Ngoài ra nếu có thể, bạn hãy ngủ một giấc thật sâu để cơ thể nhanh trở lại trạng thái cân bằng, thoải mái.
Lưu ý, mặc dù nghỉ ngơi nhiều giúp quá trình tự chữa lành thương tổn của cơ thể diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên nếu sau đó cơn đau vẫn chưa chấm dứt và tiến triển ở mức độ nặng hơn, bạn nên áp dụng các cách chữa trị khác.
3.2. Dùng thuốc
Để loại bỏ cảm giác khó chịu do đau đầu, người bệnh thường dùng một số thuốc giảm đau như: paracetamol, aspirin, ibuprofen… Những loại thuốc này được sử dụng theo đường uống dưới dạng viên nén, viên sủi, gói thuốc bột. Chúng có tác dụng cắt cơn đau đầu sau gáy ở mức nhẹ và vừa rất nhanh, nhưng hiệu quả không lâu. Nếu ngưng thuốc, cơn đau tiếp tục tái phát. Vì vậy trong trường hợp cơn đau kéo dài, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị tận gốc nguyên nhân gây đau, có như vậy thì hiệu quả mới duy trì lâu dài được.
Lưu ý, khi dùng thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về liều lượng và đối tượng (tuyệt đối không dùng cho người bệnh loét dạ dày tá tràng, người bệnh bị hen suyễn, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, hoặc phụ nữ có thai).
3.3. Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic)
Có thể thấy hầu hết nguyên nhân gây đau đầu phía sau gáy đến từ những vấn đề liên quan sự sai lệch trong cấu trúc xương khớp, đồng thời ảnh hưởng đến dây thần kinh. Theo kết quả từ nhiều cuộc nghiên cứu tiến hành ở các quốc gia có nền y học phát triển như Hoa Kỳ, Pháp, Canada… Trị liệu Thần kinh Cột sống là giải pháp điều trị không xâm lấn lý tưởng nhất cho tình trạng này.
Các chuyên gia không chỉ đánh giá cao về độ hiệu quả mà còn cả tính an toàn của liệu pháp trên, vì Trị liệu Thần kinh Cột sống có khả năng chữa tận gốc nguyên nhân gây đau đầu sau gáy không dùng thuốc hay phẫu thuật. Bằng lực tay phù hợp, bác sĩ sẽ đưa cấu trúc xương khớp về đúng vị trí, đồng thời giải phóng áp lực đè nặng lên dây thần kinh xung quanh. Ngoài ra, thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng còn có tác dụng kích thích cơ thể tự chữa lành thương tổn. Từ đó, tình trạng đau nhức sẽ dần dần thuyên giảm rồi biến mất hoàn toàn.
Hiện nay, phòng khám ACC là một trong số ít đơn vị uy tín về chữa đau không dùng thuốc hay phẫu thuật ở Việt Nam. Đặc biệt hơn, đây cũng là phòng khám chuyên về Trị liệu Thần kinh Cột sống đầu tiên được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép hoạt động. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống 100% người nước ngoài, ACC tự hào đã giúp hàng chục nghìn bệnh nhân loại bỏ nhanh chóng những cơn đau nhức khó chịu liên quan đến vấn đề cơ xương khớp – cột sống, bao gồm cả đau đầu sau gáy.
Thêm vào đó, nhằm tối ưu hóa hiệu quả chữa đau đầu, bác sĩ ACC còn xây dựng phác đồ điều trị – phục hồi chức năng riêng cho từng người bệnh, áp dụng thiết bị hiện đại như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ IV… Chúng không không chỉ giúp duy trì hiệu quả chữa đau đầu về lâu dài mà còn hỗ trợ phục hồi những thương tổn bên trong trong thời gian ngắn nhất.
4. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi nhận thấy các biểu hiện sau:
- Cơn đau không thuyên giảm, theo thời gian còn tăng dần mức độ đau, lặp lại thường xuyên hơn.
- Kèm theo các triệu chứng khác: chóng mặt, buồn nôn, cứng vai gáy, sốt, mệt mỏi kéo dài.
- Suy giảm chức năng vận động và chất lượng cuộc sống.
Khi đó, người bệnh cần đi khám ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu cơn đau đầu của bạn đến từ những vấn đề liên quan đến dây thần kinh bị chèn ép, đừng ngần ngại liên hệ với chi nhánh phòng khám ACC gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời, hiệu quả và an toàn nhé!
Bài viết tham khảo: > Mách bạn cách trị đau đầu không dùng thuốc > Đau đầu căng cơ: Làm gì để điều trị hiệu quả? > Nhận biết dấu hiệu thoái hoá đốt sống cổ gây đau đầu > Triệu chứng đau sau gáy và cách điều trị