Đau bàn chân khi chạy bộ thường gặp sau thời gian hoạt động chân với cường độ luyện tập dày đặc. Vì khi chạy, đôi chân chịu nhiều tải trọng nhất nên thường xuất hiện những cơn đau không lý do. Việc tìm hiểu gốc rễ nguyên nhân gây ra những cơn đau sẽ giúp bạn phòng tránh và điều trị dứt điểm chứng đau bàn chân.
1. Nguyên nhân đau bàn chân khi chạy bộ
Cơn đau có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều phần trên bàn chân cùng lúc với những nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như sau:
1.1. Bàn chân bẹt
Những cơn đau khó chịu ở lòng bàn chân có thể là một trong những biểu hiện của hội chứng bàn chân bẹt. Kèm theo đó là dấu hiệu lòng bàn chân phẳng lì, có xu hướng áp cạnh trong xuống đất khi đi đứng, gây ra tình trạng vận động khó khăn. Đây là dị tật phổ biến gây mất cân bằng cơ thể do bàn chân không đủ linh động. Người mắc hội chứng này nên điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây tác hại nghiêm trọng.
1.2. Viêm gân
Dấu hiệu thường thấy của viêm gân là cảm giác đau bàn chân gây ra hạn chế di chuyển. Với từng loại viêm gân sẽ có các triệu chứng khác nhau. Chẳng hạn như, viêm gân giữa sẽ gây ra cơn đau ở giữa bàn chân, viêm gân Achilles thường làm đau nhức vùng dọc theo gân Achilles và sau gót…
1.3. Gãy xương cổ chân
Cơn đau do gãy xương cổ chân bắt đầu từ đầu bàn chân kèm theo dấu hiệu sưng tấy và dần trở nên nặng hơn nếu không điều trị kịp thời. Đây là chấn thương thường xảy ra trong trường hợp chạy bộ quá mạnh và nhanh sau thời gian dài nghỉ ngơi.
1.4. U dây thần kinh
Cảm giác nóng ran, đau nhói từ bàn chân, lan ra các ngón chân khi chạy bộ có thể là do chứng u dây thần kinh. Hiện tượng này xuất hiện khi các dây thần kinh gần cổ chân bị sưng lên do mang giày quá chật.
1.5. Viêm khớp
Viêm khớp có hai dạng: viêm xương khớp do chấn thương và viêm khớp dạng thấp do rối loạn tự miễn dịch. Trong đó, viêm khớp dạng thấp làm bàn chân bị sưng đau, gây ra hoạt động kém linh hoạt.
1.6. Viêm cân gan chân
Nếu bạn thường có cảm giác đau nhói ở gót chân vào buổi sáng mới thức dậy hoặc sau thời gian ngồi lâu, thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm cân gan chân. Sau khoảng thời gian đó, cơn đau dần thuyên giảm nhưng sẽ đau nhiều hơn khi vận động thể chất.
1.7. Vết chai
Vết chai ở lòng bàn chân hình thành do thường xuyên bị ma sát với bề mặt cứng. Đặc biệt, nếu vết chai này quá dày thì sẽ gây đau bàn chân khi chạy bộ.
1.8. Đau xương đốt chân
Cơn đau ở vùng ngón chân có thể là dấu hiệu đau xương đốt chân. Ngoài ra, lòng bàn chân có một khối nhô ra bên dưới ngón chân cái. Nguyên nhân đau xương đốt chân là do chấn thương, dị tật, hoặc do mang giày không phù hợp.
Bài viết tham khảo:
Các chấn thương khi chạy bộ ai cũng có thể gặp phải
Nguyên nhân gây đau gót chân sau khi chạy bộ
Ngoài ra, đau bàn chân khi chạy bộ còn do:
- Giày dép không phù hợp hoặc buộc giày quá chặt.
- Không khởi động kỹ lưỡng khiến cơ thể chưa kịp thích nghi.
- Chạy bộ quá mức làm cơ bắp mệt mỏi.
2. Đau lòng, gan bàn chân khi chạy bộ có nguy hiểm không?
Từ những thông tin trên có thể thấy, đau bàn chân khi chạy bộ không chỉ do việc tập luyện quá mức, khởi động không kỹ mà còn là dấu hiệu của các bệnh lý. Do đó, nếu xuất hiện tình trạng đau bàn chân thường xuyên, không thuyên giảm thì nên thăm khám sớm để kịp thời điều trị, tránh những biến chứng nghiêm trọng. Chẳng hạn như đau bàn chân kéo dài có thể gây ra biến chứng bệnh về mạch máu (viêm tắc động mạch, u cuộn mạch,…), dây thần kinh (viêm thần kinh ngoại biên, đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm,…), hoặc bệnh thuộc về xương khớp (viêm khớp, nứt xương,…).
3. Cách điều trị đau bàn chân khi chạy bộ
Người bị đau bàn chân khi chạy bộ có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau:
3.1. Áp dụng các cách giảm đau tại nhà
Nghỉ ngơi là phương pháp hỗ trợ điều trị đau bàn chân tốt nhất. Theo đó, bạn nên hạn chế tối đa việc đi đứng, chạy bộ. Tùy thuộc vào mức độ đau nhức ít hay nhiều mà thời gian phục hồi ngắn hay dài.
Đồng thời, bạn nên áp dụng các phương pháp như giữ chân cao hơn vùng chậu để tăng lưu lượng máu, chườm đá giúp làm dịu cơn đau, cũng như ngăn ngừa và giảm sưng. Ngoài ra, sau khi chạy bộ, bạn có thể ngâm chân bằng nước ấm (thêm chút muối) trong khoảng 10 phút để giảm áp lực cho vùng chân.
Bên cạnh đó, để phòng đau bàn chân, bạn nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp sau khi chạy hoặc đi bộ.
Bài viết liên quan: Chườm nóng hay chườm lạnh: Đâu là giải pháp tốt nhất?
3.2. Uống thuốc giảm đau
Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể giảm viêm và đau nhức bàn chân như naproxen sodium, ibuprofen và acetaminophen. Dù sử dụng thuốc có thể làm thuyên giảm cơn đau nhưng vẫn có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ như đau dạ dày, suy gan, suy thận,… do đó bạn cần hạn chế.
Xem thêm: Các loại thuốc đau nhức xương khớp và tác hại khôn lường
3.3. Dùng đế chỉnh hình y khoa (đối với bàn chân bẹt)
Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân được đánh giá là phương pháp điều trị đau chân do hội chứng bàn chân bẹt an toàn và hiệu quả. Đây là một dụng cụ hỗ trợ tái tạo vòm bàn chân, nâng đỡ chân, giảm bớt cảm giác đau chân và phòng tránh các biến chứng. Để phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên lựa chọn đế chỉnh hình được thiết kế theo thông số bàn chân, thay vì dùng những sản phẩm có kích cỡ chung cho nhiều đối tượng.
3.4. Tiêm thuốc Corticosteroid
Corticosteroids là nhóm thuốc kháng viêm mạnh. Nếu được sử dụng đúng cách với liều lượng thích hợp thì tiêm Corticosteroids có thể giảm phản ứng viêm, từ đó làm dịu cơn đau. Phương pháp này có ưu điểm là chỉ cần tiêm một lần có thể làm giảm phản ứng phụ của thuốc kháng viêm đi kèm. Dù vậy, tiêm Corticosteroids tiềm ẩn biến chứng ngắn hạn ít gặp như vị trí tiêm có thể bị teo, nhạt màu da, nhiễm trùng, kích ứng sau tiêm,…
3.5. Trị liệu Thần kinh cột sống
Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là một trong những phương pháp điều trị bệnh cơ – xương – khớp được đánh giá tích cực với hiệu quả trị tận gốc các cơn đau. Chiropractic dựa trên nguyên lý nắn chỉnh khắc phục các sai lệch của đốt sống để cải thiện, hoàn chỉnh hệ thần kinh cột sống. Từ đó thúc đẩy các hoạt động của cơ quan tự hồi phục, chữa đau nhức bàn chân một cách tự nhiên, không dùng thuốc hay phẫu thuật.
Ngoài ra, theo các nghiên cứu ở Châu Âu và Mỹ, trị liệu thần kinh cột sống được chứng minh là phương pháp điều trị an toàn có thể áp dụng được với nhiều đối tượng, kể cả người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ có thai. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống đáp ứng đủ các quy chuẩn được hướng dẫn bởi WHO và WFC.
3.6. Vật lý trị liệu tiên tiến
Theo Viện Hàn Lâm Chỉnh Hình Hoa Kỳ (AAOS), vật lý trị liệu có thể cải thiện mức độ linh hoạt của bàn chân bằng những bài tập đơn giản. Với những trường hợp đau bàn chân do bệnh lý như viêm cân gan chân, bàn chân bẹt,… vật lý trị liệu theo nguyên tắc giảm đau, chống viêm được áp dụng phổ biến cùng với chỉ định điều trị của bác sĩ.
Hiện nay, phòng khám ACC có chuyên khoa dẫn đầu về Trị liệu Thần kinh Cột sống được Bộ Y Tế Việt Nam cấp phép. Với đội ngũ bác sĩ nước ngoài dày dặn kinh nghiệm, có bằng chứng nhận của các trường đại học chuyên khoa Thần kinh Cột sống trên thế giới, ACC đã điều trị và phục hồi thành công chức năng bàn chân cho hàng ngàn trường hợp.
Đặc biệt, ACC còn là phòng khám tiêu biểu áp dụng liệu trình điều trị kết hợp Trị liệu Thần kinh Cột Sống và Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng. Mỗi trường hợp sẽ được thiết kế các bài tập riêng biệt giúp tăng cường sức chịu đựng và độ linh hoạt của bàn chân. Đồng thời, để giảm sưng viêm và đẩy nhanh thời gian hồi phục, bác sĩ có thể chỉ định trị liệu bằng sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ IV…
3.7. Phẫu thuật (rất hiếm)
Phẫu thuật là lựa chọn sau cùng khi các phương pháp còn lại không trị dứt điểm cơn đau bàn chân. Bác sĩ khuyến khích điều trị đau bàn chân bằng phẫu thuật trong trường hợp cấu trúc xương bị biến dị nghiêm trọng, dị tật về bàn chân quá nặng.
Bài viết tham khảo: Phục hồi chức năng sau phẫu thuật
4. Làm sao để tránh đau chân khi chạy bộ?
Có thể thấy, chạy bộ là hoạt động thể thao được ưa chuộng. Nhưng để phòng tránh đau bàn chân khi chạy bộ, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Lựa chọn địa hình thuận lợi để chạy bộ, tránh địa hình gồ ghề, đường mòn nhấp nhô hoặc đường bằng bê tông cứng.
- Nâng dần độ dài quãng đường để cơ thể kịp thích ứng với tần số hoạt động, cũng như hạn chế tối đa chấn thương.
- Có chế độ nghỉ ngơi phục hồi và thư giãn phù hợp để tránh tình trạng cơ, khớp và xương bị va đập.
- Kết hợp một số bài tập khác để giảm áp lực lên ống chân, chẳng hạn như tập xe đạp, bơi lội, aerobic,…
- Luyện tập những bài tập tăng khả năng chịu đựng cho ống chân và cải thiện sức mạnh cho cơ cắp.
- Chọn giày chuyên để chạy thể thao với đúng kích thước và đảm bảo giày có lớp đệm đỡ chống sốc cho xương và khớp.
- Nên chú ý đến tư thế chạy để giảm tối đa chấn thương như không vung tay quá cao, kết hợp luyện tập các động tác về chân, tay.
- Khi luyện tập nên kéo căng cơ bắp để lưu thông khí huyết và giảm căng thẳng cho cơ.
Nhìn chung, đau bàn chân mặc dù là tình trạng thường gặp do thói quen sinh hoạt thường ngày, nhưng nếu chủ quan không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, người bệnh nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu đau nhức bàn chân liên tục. Ưu tiên những phương pháp điều trị ít can thiệp xâm lấn để hạn chế tác dụng phụ.
Xem thêm: Tìm hiểu các chứng đau bàn chân ở người già và trẻ em