5 chấn thương khi chạy bộ ai cũng có thể gặp phải

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Wade Brackenbury

Chấn thương khi chạy bộ

Chạy bộ là một trong các hình thức rèn luyện sức khỏe đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu áp dụng không đúng cách, đôi khi người tập có thể gặp phải một số chấn thương trong quá trình chạy.

Chạy bộ rất tốt cho sức khỏe nhưng đôi khi có thể gây chấn thương nếu bạn rèn luyện không đúng cách

Mặc dù chạy bộ mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe cho người tập luyện, nhưng thỉnh thoảng, loại hoạt động thể chất này có thể dẫn đến một số chấn thương, đặc biệt nếu bạn rèn luyện không đúng cách.

Trong số đó, phổ biến nhất là 5 vấn đề sau:

1. 5 chấn thương khi chạy bộ phổ biến

1.1. Nhuyễn sụn bánh chè

Tình trạng lớp sụn ở xương bánh chè bị bào mòn dẫn đến mềm nhuyễn dưới sự tác động từ bên ngoài gọi là nhuyễn sụn bánh chè. Người bệnh dễ dàng cảm thấy đau xung quanh xương bánh chè, đặc biệt khi họ:

  • Lên, xuống cầu thang
  • Ngồi xổm
  • Cong đầu gối trong thời gian dài

Các chuyên gia đánh giá nhuyễn sụn bánh chè là một dạng chấn thương khi chạy bộ phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc vận động quá mức. Do đó, không ít trường hợp người bệnh có dấu hiệu cải thiện đáng kể sau khi tạm ngưng tập luyện và nghỉ ngơi vài ngày.

Tuy nhiên, trong vài trường hợp nghiêm trọng hơn, cấu trúc xương khớp ở đầu gối có nguy cơ bị ảnh hưởng và cần được can thiệp y tế càng sớm càng tốt.

Đau đầu gối

Các cơn đau ở đầu gối có thể xuất phát từ các chấn thương hoặc là triệu chứng của bệnh lý về xương khớp. Khi xuất hiện các dấu hiệu đau đầu gối, bạn nên thăm khám sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm hoặc khó điều trị về…

1.2. Rạn xương

Người có thói quen chạy bộ thường có nguy cơ cao bị rạn, nứt ở xương ống chân hoặc cổ chân. Tình trạng này xảy ra chủ yếu là do người tập gắng sức chạy trong khi cơ thể vẫn chưa quen với nhịp điệu, cường độ hoạt động.

Triệu chứng đau nhức do rạn xương sẽ càng tệ hơn nếu bạn vẫn tiếp tục duy trì vận động. Thậm chí, biến cố gãy xương cũng rất dễ phát sinh. Vì vậy, điều bạn cần làm lúc này là chú trọng việc nghỉ ngơi. Đồng thời, hãy thả lỏng cơ thể, tránh gây sức ép lên khu vực bị rạn xương.

1.3. Đau cẳng chân

Loại chấn thương khi chạy bộ này đề cập đến các cơn đau phát sinh dọc theo xương ống chân. Đau cẳng chân rất dễ xảy ra khi người bệnh đột ngột thay đổi cường độ tập luyện, chẳng hạn như kéo dài quãng đường chạy bộ hoặc tăng tốc độ chạy.

Vì sự tương đồng giữa các triệu chứng cũng như thời điểm phát sinh chấn thương nên mọi người hay nhầm lẫn giữa đau cẳng chân và đau do rạn xương chân. Để xác định đúng vấn đề mà bản thân đang phải đối mặt, người bệnh nên đi chụp X-quang.

Mặt khác, theo nghiên cứu, hội chứng bàn chân bẹt cũng góp phần làm tăng rủi ro đau cẳng chân ở những người thường xuyên rèn luyện thể chất bằng phương pháp chạy bộ.

Thao khảo thêm một số chấn thương khác khi chạy bộ:
> Đau gót chân khi chạy bộ: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
> Nguyên nhân và cách ngăn ngừa đau gối sau khi chạy bộ
> Khắc phục tình trạng đau cổ chân khi chạy bộ như thế nào?
Đau cẳng chân khi chạy bộ do bàn chân bẹt

1.4. Bong gân mắt cá chân

Một dạng chấn thương khi chạy bộ khác thường thấy là bong gân mắt cá chân. Một người được chẩn đoán bong gân mắt cá chân khi dây chằng, dải mô chắc khỏe đóng vai trò kết nối các đoạn xương, ở mắt cá xoắn lại và rách. Nguyên nhân chủ yếu là do khớp phải chịu đựng lực tác động quá lớn.

Thực tế, bong gân là chấn thương thể thao vô cùng phổ biến và sẽ nhanh chóng tự khỏi nếu bạn tập trung nghỉ ngơi trong giai đoạn này.

14 cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao

Chấn thương trong thể thao là điều có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả vận động viên chuyên nghiệp. Tùy vào mức độ va đập, các chấn thương có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau, tuy nhiên đều gây đau đớn và khó chịu, nếu…

1.5. Căng cơ

Đôi khi chạy bộ có thể khiến cơ bắp căng cứng, đặc biệt nếu bạn không có thói quen vận động thường xuyên. Các bộ phận dễ bị tác động thường là:

  • Cơ đùi sau
  • Cơ đùi trước
  • Bắp chân
  • Háng

Phương pháp RICE (bao gồm nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng bó và nâng cao để tăng lưu thông máu) có thể giúp mau chóng đẩy lui triệu chứng khó chịu.

Bong gân, căng cơ và những điều bạn có thể chưa biết

Mặc dù có triệu chứng tương tự nhau nhưng trên thực tế, bong gân và căng cơ là hai loại chấn thương hoàn toàn khác biệt. Chính vì vậy, mỗi loại sẽ có hướng điều trị không giống nhau. Mỗi người chúng ta đều có thể đã từng bị căng…

2. Làm gì để phòng ngừa chấn thương khi chạy bộ?

Bạn có thể dễ dàng phòng ngừa chấn thương khi chạy bộ với một số mẹo nhỏ như sau:

  • Lắng nghe cơ thể, đừng cố gắng tập luyện quá sức
  • Lên kế hoạch tập luyện điều độ, khoa học
  • Đừng quên khởi động với những bài tập co duỗi cơ trước khi chạy
  • Tăng cường tập luyện sức mạnh thể chất cũng như sức bền
  • Kết hợp nhiều bài tập luyện với nhau, ví dụ như bơi, đạp xe…
  • Lựa chọn quần áo, giày chạy phù hợp
  • Chọn quãng đường bằng phẳng để chạy bộ, đừng lựa những địa điểm có dốc, đèo, gập ghềnh khó di chuyển…
  • Không để cơ thể mất nước, hãy chuẩn bị sẵn chai nước gần chỗ luyện tập

Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của bác sĩ Wade Brackenbury về “Nguyên nhân và phòng ngừa chấn thương khi chạy bộ” được phát sóng trên HTV7!

3. Biện pháp nào giúp chữa chấn thương khi chạy bộ hiệu quả nhất?

Chườm lạnh giúp giảm đau và đẩy nhanh tiến độ hồi phục

Phần lớn trường hợp, các chấn thương khi chạy bộ sẽ mau chóng tự lành sau khi người bệnh tạm ngưng các hoạt động thể chất và dành thời gian nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn áp dụng thêm một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ hồi phục, bao gồm:

  • Chườm lạnh: giảm đau, sưng và viêm.
  • Băng bó: sử dụng băng dán y tế và nẹp nhằm kiểm soát tình trạng sưng, đồng thời cố định khu vực bị chấn thương.
  • Nâng cao: tăng cường lưu lượng hồng cầu đến vùng bị ảnh hưởng để giảm sưng, thường áp dụng đối với chấn thương mắt cá.
Đau mắt cá chân

Mắt cá chân tập trung nhiều khớp nhỏ với các gân chạy từ chân đến bàn chân. Với cấu trúc khá phức tạp này, chỉ cần có một vài tác động nhỏ cũng có thể khiến mắt cá chân bị tổn thương. Phần lớn người bệnh thường lơ là trước…

Các biện pháp khắc phục trên chỉ đem lại hiệu quả đối với các trường hợp chấn thương nhẹ, không quá phức tạp. Đối với tình trạng nghiêm trọng hơn, nhiều bệnh nhân lựa chọn cách uống thuốc giảm đau, kháng viêm kê đơn hoặc phẫu thuật.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng việc uống thuốc chỉ mang tính chất xoa dịu triệu chứng tạm thời, hoàn toàn không thể điều trị chấn thương. Ngoài ra, đôi khi thuốc có nguy cơ kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày, thận cũng như gan.

Mặt khác, tuy phẫu thuật có khả năng chữa chấn thương tận gốc nhưng rủi ro kèm theo cũng quá lớn (nhiễm trùng, tê liệt do tổn thương dây thần kinh…). Do đó, thủ thuật y tế này chủ yếu là phương án điều trị cuối cùng, khi những phác đồ chữa trị khác không đem lại kết quả như mong đợi.

Xem ngay: Làm sao để tránh đau chân khi chạy bộ?

Trị liệu Thần kinh Cột sống có thể chữa chấn thương khi chạy bộ không?

Chính vì những nguyên nhân trên, ngày nay, đối với những tình trạng chấn thương liên quan đến cơ xương khớp, nhiều chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên áp dụng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic).

Nguyên nhân cốt lõi của các chấn thương khi chạy bộ là cấu trúc xương khớp có vấn đề. Do đó, để khắc phục, bác sĩ sẽ dùng tay, với lực vừa phải, nắn chỉnh lại những cấu trúc sai lệch về lại vị trí ban đầu.

Nhờ vậy, cơ chế tự chữa lành thương tổn của cơ thể sẽ được kích hoạt, từ đó dần dần chấm dứt hoàn toàn các cơn đau nhức khó chịu. Đây cũng là nguyên lý hoạt động của liệu pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống.

Có thể bạn quan tâm: Phương pháp Chiropractic và những điều có thể bạn chưa biết

Đâu là nơi chữa chấn thương khi chạy bộ bằng Trị liệu Thần kinh Cột sống tốt nhất?

Hiện nay, lợi dụng sự tin tưởng của người bệnh đối với liệu pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống, rất nhiều trung tâm ở Việt Nam quảng bá về phương pháp chữa trị này. Mặc dù vậy, hầu hết bác sĩ ở những đơn vị này thường không được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong lĩnh vực Trị liệu Thần kinh Cột sống, dẫn đến kết quả điều trị không như mong đợi. Thậm chí, đôi khi bệnh nhân còn rơi vào tình cảnh “tiền mất tật mang”.

Ngược lại với các cơ sở y tế trên, Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống được đánh giá là đơn vị chuyên khoa uy tín hàng đầu tại Việt Nam về hướng điều trị tiên tiến này. Hàng loạt yếu tố giúp ACC “ghi điểm” trong mắt người bệnh có thể kể đến như:

  • ACC là phòng khám chuyên về Trị liệu Thần kinh Cột sống đầu tiên được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép hoạt động.
  • Đội ngũ bác sĩ 100% người nước ngoài đến từ các quốc gia có nền y học hiện đại như Hoa Kỳ, Pháp, New Zealand…
  • Mỗi bệnh nhân khi tiếp nhận điều trị tại phòng khám ACC sẽ có một phác đồ điều trị riêng kết hợp với chương trình vật lý trị liệuphục hồi chức năng hiệu quả, phù hợp.
  • Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống với nhiều năm kinh nghiệm điều trị Chấn thương thể thao sẽ phân tích dáng chạy thông qua việc quay phim khi vận động viên chạy trên máy treadmill, qua đó xác định được liệu dáng chạy và loại giày vận động viên mang có phù hợp và gây nên nguy cơ mắc chấn thương hay không.
  • Phòng khám ACC sở hữu rất nhiều thiết bị, máy móc hiện đại nhập từ châu Âu và Hoa Kỳ (máy ATM2, sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ IV…) có tác dụng thúc đẩy quá trình hồi phục của người bệnh, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, áp dụng băng dán cơ Rocktape giúp runners tăng sức bền, tăng độ khoẻ cơ bắp và giảm thiểu chấn thương trong khi chạy.
ACC đồng hành giải chạy Vietnam Mountain Marathon 2022 diễn ra tại Sapa

Điều trị tình trạng bàn chân bẹt ở runners

Thêm vào đó, đối với những bệnh nhân vốn mắc hội chứng bàn chân bẹt, các chuyên gia tại đây còn giúp giải quyết vấn đề triệt để bằng cách chỉ định điều trị bằng đế chỉnh hình “đo ni đóng giày” hoàn hảo nhờ sử dụng công nghệ định vị và đo độ dày bàn chân Cad-Cam hiện đại của Thụy Sỹ. Từ các chỉ số đo được, bác sĩ sẽ đánh giá độ cân bằng chân và mô phỏng hình 3 chiều của bàn chân để chỉ định làm đế chỉnh hình có kích thước, giúp nâng đỡ và tái tạo vòm bàn chân tốt nhất cho runners. Đồng thời, hỗ trợ hiệu quả việc điều trị các chứng đau liên quan đến bàn chân bẹt.

Tuy các chấn thương khi chạy bộ không quá nghiêm trọng nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể gây phiền toái bằng những cơn đau nhức kéo dài. Đôi khi chúng còn có nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời. Vì vậy, nếu chẳng may bạn gặp chấn thương khi chạy bộ, đừng cố gắng chịu đựng các cơn đau. Thay vào đó, hãy mau chóng tìm đến các đơn vị chuyên khoa uy tín để được chữa trị hiệu quả.

Các chấn thương thể thao phổ biến:
> Những chấn thương thường gặp khi chơi tennis
> 9 chấn thương thường gặp khi chơi Golf
> Những vấn đề xoay quanh chấn thương cơ gân kheo
> Các chấn thương thường gặp khi chơi bóng đá và cách phòng ngừa

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục