Đau bả vai trái lan xuống cánh tay có nguy hiểm không?

bác sĩ Marc Tafuro
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Marc Tafuro
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

“Tôi năm nay 50 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường đau bả vai trái lan xuống cánh tay, kèm theo cảm giác tê bì. Vậy nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra thì có sao không?”

Đây là thắc mắc mà phòng khám ACC nhận được từ nhiều bệnh nhân. Điều này cho thấy ngày càng có nhiều người gặp tình trạng đau ở bả vai trái, sau đó cơn đau lan dần xuống cánh tay và gây hạn chế vận động. Hãy cùng ACC tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này.

1. Ai thường bị đau bả vai và cánh tay?

Tình trạng đau bả vai trái lan xuống cánh tay thường gặp ở những đối tượng sau:

  • Những người làm công việc văn phòng phải ngồi lâu và lặp đi lặp lại cùng một động tác (ví dụ gõ bàn phím).
  • Người thường xuyên vận động cánh tay liên tục do tính chất công việc như: vận động viên thể thao cầu lông, vận động viên bóng chuyền, tài xế lái xe, diễn viên múa…
  • Người trung niên với hệ cơ, xương, khớp dần lão hóa.
  • Người có tiền sử chấn thương hoặc viêm xương khớp.
đau bả vai trái và cánh tay
Không chỉ người lớn tuổi mà người trẻ cũng có thể bị đau bả vai và cánh tay
Đau vai

Đau vai là một trong những triệu chứng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà cơn đau biểu hiện mức độ khác nhau, đa phần đều gây khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. 1.…

2. Triệu chứng đau nhức bả vai trái lan xuống cánh tay biểu hiện ra sao?

Tùy theo nguyên nhân mà triệu chứng đau bả vai trái lan xuống cánh tay có thể kèm theo các dấu hiệu khác. Sau đây là những biểu hiện phổ biến:

  • Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dai dẳng.
  • Cơn đau có xu hướng tăng khi vận động, lúc chiều tối hoặc sáng sớm khi vừa ngủ dậy.
  • Lực tay yếu dần, khó hoặc không thể nâng được vật nặng, việc nhấc hoặc đưa tay lên cao cũng trở nên vô cùng khó khăn.
  • Vai có thể có dấu hiệu sưng đỏ, nóng rát.
  • Một số người bệnh còn gặp tình trạng mệt mỏi, mất ngủ và chán ăn.
đau vai trái lan xuống cánh tay là bệnh gì
Có rất nhiều bệnh lý gây ra triệu chứng đau ở bả vai sau đó lan xuống tay

> Xem thêm: Đau vai phải không nhấc tay lên được phải làm sao?

3. Bệnh lý nào có triệu chứng đau bả vai trái lan xuống cánh tay?

Tình trạng đau ở bả vai sau đó lan xuống cánh tay có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm.

3.1. Thoái hóa cột sống

Đau bả vai trái lan xuống cánh tay là một trong những dấu hiệu phổ biến của thoái hóa cột sống cổ. Đi kèm theo đó là các triệu chứng khác như đau, nhức hoặc khó khăn khi vận động cổ có thể kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày, vài tháng.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng/giảm huyết áp bất thường, đau tim đột ngột, mất kiểm soát đại/tiểu tiện…

3.2. Thoát vị đĩa đệm

Đây là tình trạng đĩa đệm (bộ phận nằm xen kẽ giữa các đốt sống, đóng vai trò như bộ giảm xóc của cột sống ) thoát ra khỏi vị trí bình thường và chèn vào ống sống hay các rễ dây thần kinh.

Khi tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cổ (thoát vị đĩa đệm cột sống cổ), người bệnh sẽ có cảm giác đau hoặc cứng vùng cổ, vai, gáy, sau đó lan đến 2 bả vai. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau nhức đầu và chóng mặt.

3.3. Hẹp ống sống

Đây là tình trạng ống sống – phần không gian bên trong cột sống bị thu hẹp và có thể gây áp lực lên tủy sống các dây thần kinh nằm bên trong. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nguy hiểm và có thể dẫn đến biến chứng hẹp ống sống.

Bệnh khiến người bệnh bị cứng, đau, tê hoặc yếu ở cổ, vai, cánh tay, bàn tay hoặc chân. Trong một số trường hợp, người bệnh còn gặp các vấn đề về thăng bằng hoặc mất kiểm soát đại/ tiểu tiện.

Biến chứng hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý nguy hiểm, các biến chứng của bệnh có thể khiến một người khỏe mạnh bị bại liệt suốt đời. Trong suốt hơn 15 năm hoạt động, phòng khám ACC gặp không ít trường hợp đối mặt với biến chứng hẹp ống sống…

3.4. Trật khớp xương

Trật khớp xương rất dễ xảy ra khi gặp chấn thương sau chơi thể thao hoặc tai nạn bất kỳ. Khớp vai bị trật gây biến dạng, đồng thời khu vực quanh vùng vai và cánh tay bị sưng, bầm tím và đau.

Nếu chủ quan không xử lý kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với các tổn thương ở thần kinh, mạch máu, chóp xoay vai và xương bên trong, từ đó khiến khả năng vận động suy giảm đáng kể.

> Xem ngay cách điều trị trật khớp vai: TẠI ĐÂY

3.5. Viêm khớp

Viêm khớp có thể là nguyên nhân gây đau bả vai trái lan xuống cánh tay nếu tình trạng này kèm theo tiếng kêu từ khớp (lạo xạo hoặc lộp cộp). Ngoài ra lúc này vùng quanh khớp ở bả vai người bệnh cũng trở nên sưng tấy, ửng đỏ và có cảm giác ấm khi chạm vào.

Viêm quanh khớp vai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đối với viêm quanh khớp vai, bác sĩ Wade Brackenbury (Tổng giám đốc phòng khám ACC) cho biết tình trạng này không chỉ gây đau khó chịu mà nếu để kéo dài còn có thể làm đông cứng khớp vai, khiến cho người bệnh không thể vận động. Do đó…

3.6. Hội chứng chóp xoay vai

Chóp xoay vai là một nhóm các cơ và gân cơ xung quanh khớp vai. Nhiệm vụ của các nhóm cơ này là giữ cho chỏm xương cánh tay vững chắc khi thực hiện vận động vùng vai và cánh tay.

Hội chứng chóp xoay vai có thể gây đau âm ỉ ở vai, thường nặng hơn khi người bệnh cố đưa tay lên. Tình trạng này thường xuất hiện khi bị chấn thương đáng kể ở vai hoặc là kết quả của quá trình thoái hóa tự nhiên và hao mòn mô gân.

chơi tennis dễ bị đau vai trái phải
Các đối tượng thường dùng tay nhiều như vận động viên cầu lông rất dễ bị đau ở bả vai và tay

4. Đau bả vai lan xuống cánh tay có đáng lo không?

Các trường hợp bệnh nhân đau bả vai trái lan xuống cánh tay như trên là rất đáng lo bởi khi xuất hiện dấu hiệu rõ ràng như vậy thì bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng. Người bệnh không chỉ phải đối mặt với tình trạng cứng khớp vai, hạn chế vận động mà nguy hiểm hơn, người bệnh còn có thể mắc phải tình trạng tê bì, yếu hoặc mất cảm giác ở cánh tay và bàn tay.

Nếu không điều trị, mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng hơn và cản trở nhiều hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, cơn đau có xu hướng thường xuất hiện khi ngủ khiến người bệnh bị mất ngủ, mệt mỏi, uể oải và khó tập trung vào hôm sau, điều này cũng âm thầm làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh.

Vì thế, khi xuất hiện dấu hiệu đau bả vai (dù trái hay phải) và lan dần xuống cánh tay, người bệnh nên tìm cách khắc phục hoặc thăm khám với bác sĩ khoa xương khớp càng sớm càng tốt để được điều trị đúng cách.
> Báo Thanh Niên viết về bệnh Đau vai gáy lan xuống cánh tay

5. Cần làm gì khi bị đau vai và cánh tay?

Để giảm đau vai và cánh tay, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:

5.1. Nghỉ ngơi kết hợp chườm lạnh/chườm nóng

Khi bị đau bả vai trái lan xuống cánh tay, người bệnh nên hạn chế cử động và  tích cực nghỉ ngơi để nhanh chóng phục hồi. Đồng thời, người bệnh cũng có thể áp dụng chườm lạnh và chườm nóng để giảm nhanh các triệu chứng. Nguyên tắc chườm lạnh và chườm nóng  như sau:

Phương phápDụng cụ sử dụngMục đích
Chườm lạnh
  • Túi đá
  • Khăn lạnh (khăn được bọc kín trong túi nilon và để ở ngăn đá khoảng 15 phút)
  • Mát-xa lạnh
  • Túi gel lạnh
Đặt dụng cụ chườm lạnh lên vị trí đau nhằm giảm đau cấp tính do chấn thương, viêm mới.
Chườm nóng
  • Chai nước nóng
  • Túi chườm nóng
  • Nhiệt ẩm (khăn nhúng nước ấm)
  • Khăn ấm
Sử dụng chườm nóng tại vị trí đau để giảm đau mãn tính hoặc chấn thương từ một ngày trở đi.

5.2. Có nên dùng thuốc giảm đau?

Nhiều người thường tìm đến thuốc uống như ibuprofen và aspirin hoặc thuốc tiêm như corticosteroid để giảm sưng và đau. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, thuốc mặc dù có tác dụng giảm đau nhanh nhưng chỉ có tác dụng tạm thời. Sau khi thuốc hết tác dụng, các cơn đau bả vai hoặc cánh tay sẽ quay trở lại.

Chưa kể, việc lạm dụng thuốc trong thời gian dài cũng để lại nhiều hệ quả xấu cho sức khỏe nên đây không phải là phương pháp hiệu quả để điều trị tận gốc và áp dụng lâu dài.

5.3. Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) giải quyết nguồn gốc cơn đau

Nhìn chung, các cơn đau ở bả vai lan dần đến cánh tay chủ yếu do thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm gây ra. Đối với tình trạng này, liệu pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) sẽ giúp người bệnh thoát khỏi cơn đau nhanh chóng.

Theo đó, liệu pháp Chiropractic có tác dụng điều chỉnh lại cấu trúc sai lệch ở khớp và các đốt sống do thoái hóa và thoát vị đĩa đệm gây ra. Khi cấu trúc xương khớp và các đốt sống về đúng vị trí sẽ giải tỏa áp lực chèn ép ở dây thần kinh, từ đó dứt điểm cơn đau và kích hoạt quá trình tự chữa lành tổn thương của cơ thể, người bệnh sẽ hết đau ở xương bả vai và tay mà không cần phải dùng thuốc giảm đau.

5.4. Vật lý trị liệu xoa dịu cơn đau, nâng tầm vận động

Bên cạnh Chiropractic thì vật lý trị liệu cũng là phương pháp thường được áp dụng kết hợp để điều trị đau vai và tay. Thông qua các bài tập được thiết kế chuyên biệt, người bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục tổn thương ở vai và có thể sinh hoạt bình thường trở lại.

Xem ngay một số bài tập hỗ trợ giảm đau vai với sự hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu – phục hồi chức năng đến từ Phòng khám ACC:

Tại ACC, Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) và vật lý trị liệu là 2 phương pháp được kết hợp với nhau để điều trị cho các bệnh nhân cơ, xương, khớp nói chung và người bệnh đau bả vai trái lan xuống cánh tay nói riêng. Để đẩy nhanh hiệu quả, các bác sĩ tại ACC sử dụng các thiết bị trị liệu hiện đại như sóng xung kích Shockwave, trị liệu Laser cường độ caobăng cố định cơ RockTape (một sản phẩm hữu ích được bác sĩ ACC khuyên dùng trong các chấn thương). Chỉ sau một thời gian ngắn, người bệnh sẽ thấy được kết quả hồi phục khả quan và ổn định hơn so với việc chỉ dùng thuốc giảm đau.

giảm đau vai bằng băng dán rocktape

Trên đây là những điều cần biết về tình trạng đau bả vai trái lan xuống cánh tay. Hãy lưu ý rằng đây có thể là hậu quả sau chấn thương hoặc là dấu hiệu của nhiều bệnh lý cơ, xương, khớp nguy hiểm. Vì thế khi gặp tình trạng này, chúng ta đừng chủ quan mà nên đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không đáng có.

Có thể bạn quan tâm:

Hội chứng Tennis Elbow: Triệu chứng, nguyên nhân và cách đối phó

Hội chứng Tennis Elbow là một bệnh lý liên quan đến khuỷu tay khá thường gặp, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống đáng kể. Vậy hội chứng Tennis Elbow là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị thế nào? Hãy cùng…

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục