Đau khớp gối uống thuốc gì và cần lưu ý gì?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Luke Hamman

Đau khớp gối uống thuốc gì là câu hỏi phổ biến của nhiều người bệnh. Thế nhưng cần lưu ý rằng, khớp gối bị đau nhức xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Bên cạnh do chấn thương, đau khớp gối còn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý như thoái hóa, viêm khớp, gout,… Vì thế, việc dùng thuốc đôi khi chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, sau đó, người bệnh có thể bị đau trở lại và thậm chí cơn đau còn nghiêm trọng hơn.

đau khớp gối ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh
Đau khớp gối ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh

1. Đau khớp gối uống thuốc gì? Tổng hợp 6 loại thuốc thường được dùng để chữa đau khớp gối

Có rất nhiều loại thuốc chữa đau khớp gối, trong đó có thể kể đến như: 

1.1. Thuốc giảm đau khớp gối Paracetamol

Paracetamol (hay còn gọi là Acetaminophen) có tác dụng giảm đau và hạ sốt, thường được dùng để thay thế Aspirin. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Paracetamol chỉ có tác dụng giảm đau chứ không điều trị sưng viêm như các loại thuốc khác. 

Liều dùng:

  • Đối với người lớn:  500 – 1000 mg/ liều. Uống cách nhau 4 – 6 giờ.
  • Đối với trẻ em: 10 – 15 mg/kg/ liều. Uống cách nhau 4 – 6 giờ và tối đa 5 liều trong 24 giờ.

Tác dụng phụ:

  • Paracetamol an toàn khi sử dụng ở liều khuyến cáo.
  • Lạm dụng thuốc hay sử dụng quá liều có thể gây độc tính trên gan, thận với các biểu hiện như nước tiểu sậm màu, phân có màu đất sét, vàng da, vàng mắt, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới tử vong.
  • Một số tác dụng phụ nghiêm trọng: phát ban, nổi mẩn da, sưng mặt, sưng môi, sưng lưỡi, sưng họng, khó thở.

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng thuốc trong trường hợp dị ứng với acetaminophen hoặc paracetamol.
  • Người bị bệnh gan, có tiền sử nghiện rượu, người bị bệnh thận, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc.
Các loại thuốc đau nhức xương khớp và tác hại khôn lường

Uống thuốc đau nhức xương khớp bị tác dụng phụ là tình trạng khá phổ biến, nếu lạm dụng trong thời gian dài còn dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe. Nhiều bệnh nhân đi khám ở phòng khám ACC chia sẻ, cứ thấy đau nhức xương…

1.2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

NSAID là nhóm thuốc giảm đau và chống viêm nhờ khả năng ức chế một loại enzyme cyclooxygenase (COX). NSAID có 2 loại: nhóm cần kê đơn và nhóm không kê đơn. Trong đó, các chế phẩm thuộc nhóm không kê đơn có hàm lượng hoạt chất thấp hơn chế phẩm cần kê đơn.

Liều dùng:

Để giảm đau, Cơ quan quản lý Dược phẩm Pháp (ANSM) khuyến cáo không sử dụng thuốc quá 5 ngày, Tờ thông tin sản phẩm (SPC) các thuốc tại Hoa Kỳ khuyến cáo không dùng quá 10 ngày.

Tác dụng phụ:

  • Gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, xuất huyết dạ dày…
  • Tăng nguy cơ đau tim ở người có bệnh tim mạch.
  • Làm bệnh hen suyễn trở nặng và gây ra các phản ứng dị ứng.

Chống chỉ định:

  • Bệnh lý chảy máu không được kiểm soát.
  • Tiền sử dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Suy tế bào gan mức độ vừa đến nặng.
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối, phụ nữ đang cho con bú.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng đối với người mắc bệnh hen phế quản, tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh tim mạch,…
đau khớp gối uống thuốc gì
Đau khớp gối uống thuốc gì cần phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra những tác dụng phụ không đáng có.
Thuốc tiêm khớp là gì? Có gây hại gì khi sử dụng không?

Thuốc tiêm khớp có tác dụng giảm đau nhanh cho những người bệnh xương khớp. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều rủi ro nếu sử dụng không đúng cách.  1. Thuốc tiêm khớp là gì? Thuốc tiêm khớp là phương pháp khắc phục tình trạng đau, viêm khớp…

1.3. Thuốc chống thấp khớp (DMARDs)

DMARDs là một trong những nhóm thuốc căn bản để điều trị viêm khớp dạng thấp. Thuốc có tác dụng làm giảm diễn biến của bệnh, thường bắt đầu có tác dụng sau 8 – 12 tuần.

Liều dùng: 200 mg/ngày.

Tác dụng phụ:

  • Tác dụng phụ phổ biến: đau đầu, tiêu chảy, giảm cảm giác ngon miệng, rụng tóc, loét miệng, mệt mỏi.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.

Chống chỉ định:

  • Chống chỉ định: Người có suy giảm G6PD (glucose-6 phosphate dehydrogenase) hoặc có tổn thương gan.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng: Phụ nữ có thai.

1.4. Thuốc Glucocorticoid trị đau khớp gối

Thuốc Glucocorticoid (gọi tắt Corticoid) dạng tiêm thường được sử dụng để làm giảm phản ứng viêm quá trầm trọng ở khớp. Những Glucocorticoid thường dùng tiêm vào khớp là Hydrocortison, Prednisolon, Methylprednisolon, Triamcinolon,…

Tác dụng phụ:

Tiêm thuốc Glucocorticoid cần phải rất thận trọng, vô trùng, đúng thời gian của liệu trình để đảm bảo hiệu quả và tránh các tác dụng phụ như: nhiễm trùng khớp, hoại tử xương, thủng gân, teo da, teo cơ…

Chống chỉ định:

Không sử dụng cho người bệnh bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

1.5. Thuốc chống xốp xương khớp gối

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống xốp xương khác nhau, chẳng hạn như chất điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen (SERM) được chỉ định cho phụ nữ sau mãn kinh bị mắc loãng xương, Strontium ranelate (Protelos) với công dụng tăng cường tạo xương, Calcitonin làm giảm tình trạng loãng xương,…

Mỗi loại thuốc đều có công dụng, đối tượng chỉ định và chống chỉ định khác nhau. Vì thế người bệnh không nên tự ý dùng mà cần được bác sĩ kê đơn.

1.6. Thuốc giảm đau nhóm Opioid

Thuốc giảm đau Opioid là nhóm thuốc quan trọng, được quản lý kê đơn chặt chẽ. Chính vì thế, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị với thuốc.

Liều dùng: Theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ:

  • Tác dụng phụ nhẹ phổ biến: buồn ngủ, buồn nôn, táo bón, gây cảm giác hưng phấn, ảo giác…
  • Tác dụng phụ nghiêm trọng: hạ huyết áp, co giật, hôn mê,…
  • Lưu ý: Thuốc có thể gây nghiện nên người bệnh không nên tự ý tăng liều lượng.

Chống chỉ định:

  • Thuốc không dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
  • Thuốc chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ.

2. Cần cẩn trọng khi dùng thuốc chữa đau khớp gối

“Đói ăn rau, đau uống thuốc” là quan niệm phổ biến trong dân gian và cũng là thói quen của hầu hết các bệnh nhân xương khớp tại Việt Nam. Khi cơn đau xuất hiện, nhiều người thường tự ý mua thuốc giảm đau về sử dụng với mong muốn nhanh chóng thoát khỏi cơn đau.

Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ có thể cắt cơn đau tạm thời, hoàn toàn không mang lại hiệu quả trong điều trị. Theo các bác sĩ tại ACC, sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

Trên thực tế, đã có không ít trường hợp bệnh nhân sau thời gian lạm dụng thuốc đã bị thủng dạ dày hoặc gặp phải các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến tim mạch, gan, thận…

Không chỉ riêng thuốc tây y mà ngay cả các bài thuốc dân gian nếu sử dụng tùy tiện theo các mẹo truyền miệng đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Vì vậy, khi bị đau khớp gối, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được kiểm tra xác định nguyên nhân, từ đó có những liệu trình điều trị phù hợp.

3. Cách chữa đau khớp gối không dùng thuốc của Phòng khám ACC

Xác định chính xác nguyên nhân đau đầu gối là yếu tố quan trọng để chữa lành cơn đau triệt để.

Vì vậy, trước khi bắt đầu liệu trình chữa trị nào, bệnh nhân sẽ được kiểm tra lâm sàng để chẩn đoán xác nguyên nhân gây đau, từ đó có phương pháp chữa trị thích hợp.

Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp điều trị bảo tồn, giúp người bệnh khôi phục các cấu trúc xương khớp sai lệch mà không cần sử dụng thuốc hay phẫu thuật. Việc kết hợp giữa trị liệu thần kinh cột sống và vật lý trị liệu đã mang lại thành công cho nhiều bệnh nhân đau khớp gối cấp và mãn tính, giúp người bệnh lấy lại niềm vui cuộc sống.

cách chữa đau khớp gối
Bệnh nhân đau khớp gối đang được điều trị với tia laser cường độ cao thế hệ IV tại Phòng khám ACC.

Tùy theo tình trạng và nguyên nhân đau khớp gối, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện liệu trình điều trị chuyên biệt, bao gồm:

  • Thủ thuật nắn chỉnh đối với cột sống, xương chậu, đầu gối và bàn chân, điều chỉnh sự mất cân bằng của cơ thể và trong khi di chuyển.
  • Chỉnh hình bàn chân để chỉnh lại hệ sinh cơ học của bàn chân, từ đó cải thiện và củng cố sự cân bằng ở khớp đầu gối.
  • Chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IVsóng xung kích Shockwave để tăng khả năng tái tạo sụn khớp và giảm viêm.
  • Bổ sung Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM, các chất khoáng vitamin để phục hồi sụn và các mô mềm bị hư hỏng.
  • Hướng dẫn các bài tập thể dục chỉnh hình để cải thiện lâu dài cấu trúc đầu gối.

Ngoài ra, để làm dịu cơn đau nhanh chóng, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn sử dụng băng dán RockTape – một trong những loại băng dán cơ tốt nhất thế giới, giúp giảm sưng, tăng cường tuần hoàn, giảm đau hiệu quả.

Sau khi đã thoát khỏi cơn đau, người bệnh cần chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động, tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp, đồng thời kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý nhằm phòng ngừa cơn đau tái phát. Không nên tìm kiếm đau khớp gối uống thuốc gì và tự ý sử dụng theo các nguồn chưa được kiểm chứng, để không làm xuất hiện những tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục