Đạp xe đạp là một môn thể thao tuyệt vời giúp bạn duy trì vóc dáng, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng độ linh hoạt của cơ thể. Tuy nhiên, trong khảo sát năm 2021 tại Ý với 1.274 người đi xe đạp nghiệp dư, có đến 55% số người đạp xe bị đau lưng dưới. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu, đọc tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết.
1. Nguyên nhân khiến lưng bị đau khi đạp xe
Dưới đây là một yếu tố có thể gây nên tình trạng đau lưng do đạp xe mà bạn nên chú ý:
1.1 Đạp xe sai tư thế
Nhiều trường hợp đạp xe bị đau lưng là do tư thế ngồi cong cột sống quá nhiều về phía trước. Chưa kể, nếu vị trí tay lái quá thấp so với chiều cao người lái cũng sẽ khiến bạn bị cong cột sống quá mức dẫn đến đau lưng.
Khi đạp sai tư thế, phần lưng hướng nhiều về phía trước có thể làm tăng nguy cơ đau lưng.
>> Xem thêm: Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?
1.2 Kích thước xe không phù hợp
Kích thước xe quá nhỏ hoặc quá lớn so với chiều dài của cơ thể (cụ thể là chân, lưng, tay), người lái phải co chân lại để đạp hoặc đưa người nhiều về phía trước, từ đó khiến cơ chân, lưng tốn nhiều sức để hoạt động và có nguy cơ bị chuột rút gây đau nhức. Lâu dài có thể khiến phần thắt lưng, chân bị chấn thương, từ đó khiến cho lưng bị đau.
1.3 Đạp xe quá nhiều
Tần suất đạp xe quá nhiều trong tuần có thể khiến các cơ, xương của phần lưng và chân hoạt động liên tục. Từ đó gây mệt mỏi cơ, xương và dẫn đến tăng nguy cơ bị đau lưng trong quá trình đạp xe.
1.4 Thường xuyên đạp xe ở những địa hình gồ ghề
Đạp xe có thể khiến cơ thể bạn bị rung động toàn thân, đặc biệt là khi đi trên các vùng có địa hình gồ ghề. Và những rung động này có thể khiến phần lưng của bạn gia tăng nguy cơ chấn thương, nhức mỏi ảnh hưởng đến khả năng vận động.
2. Đạp xe bị đau lưng phải làm sao?
Để cải thiện tình trạng đạp xe đau lưng, chườm nóng, Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp với Vật lý trị liệu,… là những phương pháp mà bạn có thể áp dụng. Cụ thể là:
2.1 Chườm nóng kết hợp chườm lạnh
Liệu pháp chườm nóng và lạnh giúp giảm đau và giảm sưng hiệu quả trong một số trường hợp tổn thương xương khớp, dây chằng, cơ, mô mềm,… Khi thực hiện phương pháp này, bạn nên chườm lạnh trước sau đó mới đến chườm nóng.
- Chườm lạnh: Bạn sử dụng túi chườm lạnh, đá bọc trong vải hoặc túi chườm lạnh bằng hóa chất đặt ở vị trí đau lưng trong 20 phút/4 lần/ngày. Điều này giúp làm giúp làm co mạch máu ở khu vực tổn thương, giảm phản ứng viêm/đau, phù nề và trương lực co cơ trong vòng 48 giờ sau chấn thương nếu thực hiện đúng cách.
- Chườm nóng: Sử dụng túi gel giữ nhiệt/chai nước nóng chườm ở vị trí lưng bị đau khoảng 20 phút/3 lần/ngày. Hoặc ngâm vị trí lưng vào bồn nước nóng từ 33 – 37,7 độ C giúp các cơ giãn nở, máu huyết lưu thông, từ đó giúp giảm đau hiệu quả.
Lưu ý:
- Không dùng nhiệt độ quá nóng khi chườm ấm có thể gây bỏng da.
- Không nên sử dụng nhiệt trên vết thương mới hoặc vết thương hở, vì sẽ làm tăng chảy máu dưới da xung quanh cùng bị thương, có thể làm cho tổn thương trở nên tồi tệ hơn.
- Không nên chườm lạnh trên da quá lâu có thể làm cơn đau trở nặng hơn.
Chườm nóng và chườm lạnh giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn với những cơn đau lưng nhẹ.
>> Xem ngay: Tổng hợp những bài tập giúp giảm đau lưng cực kỳ hiệu quả mà bạn nên biết!
2.2 Dùng thuốc giảm đau
Trong các trường hợp đau lưng nhẹ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau theo kê đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên khi xuất hiện các cơn đau lưng do đạp xe. Bởi thuốc giảm đau có thể gây một số tác dụng phụ như đau dạ dày, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thận, buồn ngủ và chóng mặt,…
2.3 Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu
Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp với Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bảo tồn, lành tính, được ứng dụng rộng rãi giúp xua tan cơn đau lưng do đạp xe liên quan đến bệnh lý cơ xương khớp mà không cần dùng thuốc. Cụ thể:
- Nắn chỉnh cột sống Chiropractic: Với phương pháp này, bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng tay nhẹ nhàng nắn chỉnh lại phần đốt sống/cột sống xương bị sai lệch về vị trí tự nhiên ban đầu, từ đó giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép và kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể. Nhờ đó, cơn đau nhức lưng thuyên giảm dần và biến mất nhanh chóng.
- Vật lý trị liệu: Bệnh nhân sẽ được thực hiện các bài tập phục hồi chức năng chuyên biệt như bài tập kéo giãn cơ lưng, bài tập vận động kết hợp dụng cụ,… giúp tăng cường sức mạnh cột sống, qua đó đẩy nhanh quá trình điều trị, rút ngắn thời gian hồi phục.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, đảm bảo an toàn và ngăn ngừa cơn đau tái phát, người bệnh cần đến cơ sở điều trị uy tín. Hiện nay, phòng khám ACC tự hào là đơn vị tiên phong tại Việt Nam ứng dụng liệu trình Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng trong điều trị các bệnh lý xương khớp (bao gồm đau lưng), giúp người bệnh hết đau tự nhiên và ngừa tái phát.
Không chỉ sở hữu năng lực về chuyên môn với đội ngũ bác sĩ giỏi, ACC còn được đánh giá cao bởi nhiều ưu thế:
- Bác sĩ chuyên sâu, dày dặn kinh nghiệm: Tại đây, bạn sẽ được thăm khám, chẩn đoán và điều trị trực tiếp với đội ngũ Bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Thần kinh Cột sống Chiropractic cùng Bác sĩ Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Các bác sĩ sẽ xây dựng lộ trình điều trị tối ưu cho từng trường hợp, giúp chữa dứt điểm cơn đau do đạp xe gây ra và hạn chế bệnh tái phát dài lâu.
- Điều trị bệnh với thiết bị hiện đại, chuẩn quốc tế: Phòng khám ACC còn trang bị đầy đủ thiết bị tối tân như máy trị liệu vận động chủ động ATM2, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, sóng xung kích Shockwave,… giúp hỗ trợ đắc lực trong quá trình điều trị và phục hồi cho bệnh nhân.
- Đồng hành, hướng dẫn cặn kẽ: Trong suốt hành trình điều trị tại ACC, người bệnh an tâm khi có bác sĩ – điều dưỡng viên đồng hành và hướng dẫn cặn kẽ. Khi tập Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, kỹ thuật viên sẽ theo dõi quá trình tập luyện, đảm bảo tư thế đúng để mang lại hiệu quả điều trị cao.
Khi thăm khám tại ACC, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống và bác sĩ Vật lý trị liệu hỗ trợ theo dõi, hỗ trợ điều trị nhằm đẩy nhanh quá trình điều trị đau lưng.
>> Chữa đúng cách ngay từ đầu là giải pháp lành cơn đau nhanh và ngăn ngừa tái phát lâu dài. Đặt hẹn thăm khám cùng bác sĩ ACC càng sớm càng tốt, để được điều trị đau lưng kịp thời, hiệu quả và an toàn.
3. Cách phòng tránh đau lưng khi đạp xe
Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn có thể ngăn ngừa được tình trạng đau lưng khi đạp xe đạp:
3.1 Điều chỉnh tư thế đạp xe
Trong quá trình đạp xe, bạn nên phân bổ một số trọng lượng của vai lên cánh tay, giữ ngực hướng lên trên, đồng thời thường xuyên nâng hạ đầu tránh mỏi cổ. Ngoài ra, bạn cần điều chỉnh tay lái và yên xe sao cho phù hợp với cơ thể, điều này giúp bạn ngồi thẳng đứng, hạn chế tình trạng quá cong lưng quá nhiều về phía trước làm ảnh hưởng đến xương lưng.
3.2 Chọn xe đạp phù hợp
Chọn chiếc xe đạp phù hợp với mục đích tập luyện để không ảnh hưởng đến sức khỏe cơ xương khớp. Nếu chỉ đạp xe thông thường, bạn hãy chọn các loại xe có thanh cầm ngang, vành xe rắn chắc, bánh xe nhỏ, trọng lượng nhẹ nhàng. Còn với các vận động viên chuyên nghiệp thì nên lựa chọn loại xe có bộ hãm phanh chất lượng cao, thiết kế gọn gàng, lốp xe lớn hơn để đảm bảo khả năng di chuyển tốt nhất.
3.3 Giảm tần suất đạp xe
Bạn nên hạn chế tập luyện quá sức trong mỗi lần tập, thay vào đó hãy chia nhỏ các mốc tập luyện ra thành nhiều nhóm nhỏ. Đơn cử như, mục tiêu của bạn là 160km/tháng, bạn nên chia nhỏ mỗi tuần tập luyện khoảng 40km, mỗi ngày sẽ khoảng 5 – 6km. Điều này sẽ giúp giảm áp lực lên các nhóm cơ chân và cột sống lưng của bạn.
3.4 Ưu tiên địa hình bằng phẳng khi đạp xe
Các rung động mạnh khi đạp xe có thể làm gia tăng nguy cơ gây đau lưng khi đạp xe, đồng thời làm nghiêm trọng các triệu chứng đau lưng. Do đó, bạn nên ưu tiên những quãng đường bằng phẳng, ít chướng ngại để di chuyển tốt hơn.
Đạp xe ở các con đường bằng phẳng, giúp cơ chân và lưng của bạn hoạt động nhẹ nhàng hơn, tránh rung động mạnh có thể gây ra chấn thương.
3.5 Sử dụng thêm các phụ kiện giúp giảm xóc cho xe
Một số phụ kiện giảm xóc mà bạn có thể trang bị cho xe của mình như ghế và bọc yên, bọc tay lái, găng tay,… Hơn hết, những vật dụng này cũng rất phù hợp với những vận động viên đạp xe chuyên nghiệp, bởi nó có thể hỗ trợ giảm chấn thương trong quá trình thi đấu.
4. Một số câu hỏi thường gặp
Xoay quanh vấn đề đạp xe bị đau lưng cũng có nhiều thắc mắc khác, mời bạn cùng tìm hiểu:
4.1 Bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?
Người bị thoát vị đĩa đệm nên đạp xe đạp, bởi môn thể thao này áp dụng theo nguyên tắc dùng trọng lượng cơ thể để kéo giãn cột sống. Đồng thời giúp dây chằng của người bị thoát vị đĩa đệm được linh hoạt, hạn chế tình trạng lắng đọng canxi, nhờ đó các rễ thần kinh không bị chèn ép, cơn đau giảm đáng kể.
4.2 Bệnh nhân gai cột sống có nên đạp xe không?
Người bị gai cột sống có thể đạp xe đạp để hỗ trợ quá trình hồi phục, giảm đau. Việc đạp xe sẽ giúp các cơ, dây chằng linh hoạt, từ đó giảm lắng đọng canxi, giúp giảm đau rõ rệt. Theo đó, người bệnh nên tập luyện 2 – 3 ngày/tuần, mỗi lần đạp xe khoảng 1 – 2 km.
4.3 Đang bị đau lưng có nên đạp xe không?
Tùy thuộc vào tình trạng đau lưng mà có thể quyết định đến việc bạn có nên đạp xe hay không. Việc đau nhức sau khi tập luyện là bình thường, tuy nhiên nếu những cơn đau lưng kéo dài, khiến bạn khó vận động thì đó là dấu hiệu bạn nên nghỉ ngơi và đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
>> Xem thêm: Những triệu chứng đau thắt lưng này sẽ là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh nào!
Tóm lại, đạp xe bị đau lưng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có tư thế tập luyện, tần suất đạp xe, địa hình tập luyện,… Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan, nếu nhận thấy tình trạng đau lưng sau đạp xe kéo dài thường xuyên và gây đau dữ dội thì nên ngừng tập luyện và đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị.