Cách phòng ngừa thoái hóa cột sống từ những thói quen đơn giản

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Eric Balderree

Số liệu thống kê cho thấy hiện có hơn 50% người trưởng thành gặp các chứng đau liên quan đến thần kinh cột sống, đặc biệt thường xảy ra ở những đối tượng có lối sống làm việc và sinh hoạt không khoa học. Đau lưngđau cổ là hai biểu hiện nổi bật khi cột sống bị thoái hóa, trong đó có 44% người bị đau lưng và 30% người bị đau cổ.

Thoái hóa cột sống mặc dù là bệnh lý khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách phòng ngừa ngay từ sớm. Đến khi bệnh xuất hiện và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm thì quá trình điều trị càng trở nên phức tạp hơn.

1. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống

Thoái hóa là quá trình tự nhiên làm suy giảm chức năng của các bộ phận trên cơ thể, kể cả cột sống. Theo thời gian, xương và sụn khớp bị tổn thương, khả năng chịu lực yếu dần. Thoái hóa cột sống sẽ tiến triển nặng dần theo tuổi tác và khi có sự tác động của một số yếu tố nguy cơ như:

  • Lao động nặng, mang vác quá sức hoặc lao động ngay từ nhỏ, quá sớm.
  • Tập luyện quá độ, không đúng phương pháp.
  • Ngồi quá nhiều hoặc làm việc luôn trong một tư thế, ít thay đổi.
  • Tăng cân mất kiểm soát.
  • Điều kiện sống khó khăn, ăn uống không đủ chất.
cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Nhân viên văn phòng có nguy cơ bị thoái hóa cao

2. Cách phòng ngừa thoái hóa cột sống hiệu quả

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giúp cơ thể ngăn ngừa nhiều bệnh tật và hỗ trợ hệ xương khớp khỏe mạnh.

  • Bổ sung đầy đủ Canxi và vitamin D (giúp hấp thụ canxi ở ruột): thiếu canxi là nguyên nhân thường gặp gây loãng xương, khiến cột sống nhanh bị thoái hóa. Để tránh tình trạng này, bữa ăn hàng ngày nên đầy đủ canxi từ các thực phẩm sữa, phomat, cá hồi, súp lơ, cam… và vitamin D từ gan, thịt, cá, ngũ cốc, trứng, nấm.
  • Chọn các thực phẩm bổ sung axit béo omega, vitamin E và các chất chống oxy hóa như cá, các loại hạt hay các loại rau xanh. Những dưỡng chất này rất tốt cho đĩa đệm, ngăn ngừa thoái hóa cột sống và gai cột sống.
  • Ngoài ra, kiểm soát cân nặng cũng là cách phòng ngừa hiệu quả các bệnh về cột sống nói chung và thoái hóa cột sống nói riêng. Bởi trọng lượng cơ thể tăng lên, cột sống sẽ chịu nhiều áp lực, gây tổn thương. Do đó, khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu béo phì cần tiến hành chế độ ăn kiêng hợp lý. Hãy tăng cường thực phẩm chứa nhiều chất xơ, hạn chế chất béo, không nên ăn quá mặn hoặc quá ngọt.
  • Uống nhiều nước lọc (tối thiểu 1.5 – 2 lít) để duy trì sự sống cơ thể, bao gồm cả đĩa đệm. Hạn chế dùng các loại đồ uống có chất kích thích (cà phê, rượu, bia) vì chúng là “kẻ thù” của khớp.
Thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện hiệu quả?

Có một chế độ ăn uống khoa học với nhiều thực phẩm tốt cho cột sống là một trong những yếu tố quan trọng để hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích, giải đáp thoái…

Thay đổi thói quen sinh hoạt và luyện tập

Với những người lao động chân tay, không nên cúi lưng nhấc vật nặng hoặc mang vác quá sức trên vai, điều chỉnh tư thế đúng khi sinh hoạt, tránh các tổn thương cột sống.

Với những người làm việc văn phòng đòi hỏi phải ngồi nhiều, cứ 30 – 60 phút nên đứng dậy đi lại một lần, thay đổi tư thế, khởi động cơ thể bằng vài động tác vươn vai, tuyệt đối không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian dài. Khoảng cách ngồi cách màn hình máy tính 50 – 66 cm, đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ.

Tập thể dục thường xuyên cũng là cách làm tăng lưu lượng máu và oxy đến các vùng trên xương sống, hỗ trợ vận chuyển các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp duy trì tính linh hoạt của cột sống. Hơn nữa khi tập luyện, cơ thể sản sinh endorphins có thể làm giảm căng thẳng và cơn đau. Hãy bắt đầu với những bài tập: đi bộ, bơi lội, tập gym, aerobic và yoga nhẹ nhàng để kích thích cột sống và ngăn ngừa sự thoái hóa.

Xem ngay:
> 6 động tác thể dục cho dân văn phòng
> Bệnh nhân thoái hóa cột sống nên tập thể dục thế nào?
> Thoái hóa cột sống tập yoga cần lưu ý gì?

Khi ngủ, tránh nằm ở 1 tư thế quá lâu, không nằm sấp khiến cổ bị gập xuống, dễ dẫn đến nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ. Gối đầu có độ dày phù hợp, không nên nằm gối đầu quá cao.

Trong cuộc sống hiện đại, những người trẻ nên biết cách cân bằng cuộc sống, hạn chế stress, căng thẳng và tăng cân quá mức. Đối với nam giới không hút thuốc lá, vì chất nicotine khiến cho đĩa đệm bị ngăn chặn không thể hấp thu được các vitamin và dưỡng chất cần thiết.

Nếu không xây dựng một lối sống sinh hoạt và làm việc khoa học, chính chúng ta đang góp phần cho quá trình thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn. Sự thoái hóa nếu để lâu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, đi lại của người bệnh.

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống là bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng, có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, do chưa ý thức được sự nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống nên người bệnh hiện…

3. Phương pháp chữa trị thoái hóa cột sống không phẫu thuật, không dùng thuốc

Việc dùng thuốc giảm đau chỉ là biện pháp tạm thời, không thể chữa dứt điểm mà ngược lại còn khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

> Có thể bạn quan tâm: Thuốc trị thoái hóa cột sống – lợi bất cập hại

Y học ngày càng tiên tiến, con người rất quan tâm đến những biện pháp chữa trị không phẫu thuật xâm lấn. Phòng khám ACC thành công trong việc áp dụng liệu trình điều trị các bệnh liên quan đến cột sống với phương châm “chữa đau tận gốc không dùng thuốc hay phẫu thuật”.

Liệu trình điều trị thoái hóa cột sống ở ACC bao gồm:

cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh nhân đau cổ đang được bác sĩ ACC thực hiện nắn chỉnh

Với các trường hợp thoái hóa cột sống nặng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị với trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack. Nổi bật với 7 bước điều trị cùng 4 loại máy giảm áp được thiết kế cho 4 vị trí khác nhau, Pneumex PneuBack giúp gia tăng hiệu quả giảm áp, phục hồi các nhóm cơ khớp bị co cứng.

Song song với việc điều trị, các chuyên viên vật lý trị liệu tại ACC sẽ hướng dẫn bệnh nhân những bài tập, động tác phù hợp nhằm đẩy nhanh khả năng hồi phục chức năng vận động, tránh bệnh tái phát với tỷ lệ thành công hơn 95%.

Tham khảo:
> Vật lý trị liệu chữa thoái hóa cột sống cổ
> Vật lý trị liệu chữa thoái hoá cột sống lưng

Nếu bạn cũng đang bị thoái hóa cột sống, hãy liên hệ ngay với Phòng khám ACC để được chẩn đoán đúng tình trạng của mình, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Để đặt chỗ trước mà không cần chờ lâu, bạn hãy điền thời gian tới khám, chúng tôi sẽ liên hệ đến bạn sớm nhất có thể.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục