Bên cạnh việc điều trị tích cực với chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống, các bác sĩ ACC còn khuyên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên kết hợp việc tập luyện các bài tập phù hợp để cải thiện triệu chứng đau. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng, tránh cử động mạnh. Theo đó, có không ít thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Vì đây là bộ môn khá đơn giản lại phù hợp với nhiều người bận rộn không có nhiều thời gian.
1. Đạp xe giúp đẩy lùi thoát vị đĩa đệm
Đạp xe là môn thể thao tốt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm do nó đảm bảo nguyên tắc dùng trọng lượng cơ thể để kéo giãn cột sống. Khi đạp xe, dây chằng trở nên linh hoạt hơn, cơ xương mềm mại, hạn chế tình trạng lắng đọng canxi, đồng thời vôi hóa ít hơn. Nhờ vậy rễ thần kinh không bị chèn ép, cơn đau từ đó giảm đáng kể. Sau khi đạp xe nhiều người đã không còn hoặc giảm hẳn tình trạng đau thắt lưng hay cột sống.
Ngoài đạp xe, các bài tập đi bộ nhẹ nhàng, yoga hoặc bơi lội cũng là những môn thể thao rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm. Chúng đều có tác dụng giúp gân cơ, khớp xương được thư giãn, giảm áp lực tác động lên đĩa đệm, giảm đau nhức nhanh chóng.
Bài viết tham khảo:
- Người bị thoát vị đĩa đệm lưng cần tránh những bài tập nào?
- Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tập môn thể thao nào?
2. Những lưu ý cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khi đạp xe
- Nên đạp xe trên con đường bằng phẳng, tránh những đoạn đường mấp mô, nhiều dốc vì có thể gây ra va chạm, ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm và cột sống, càng khiến cơn đau nặng hơn.
- Nếu không thể đạp xe bên ngoài, bạn có thể luyện tập với xe đạp thể thao đặt tại nhà.
- Không nên đạp xe với cường độ cao, không đi nhanh, chỉ nên đi nhẹ nhàng, từ từ, thư giãn.
- Ban đầu chỉ nên đi trong quãng đường ngắn (khoảng 1 – 2km), sau đó tăng dần tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe.
- Đạp xe kết hợp việc hít thở bằng mũi, nhẹ nhàng thở ra bằng miệng, chủ yếu điều hòa nhịp thở đảm bảo cơ thể không bị mất sức.
- Tư thế đạp xe đúng: giữ lưng thẳng nhưng thoải mái, không gồng mình hoặc gượng ép, tránh cúi đầu, lưng vẹo hoặc ngồi lệch hông.
- Chọn xe đạp có chiều cao yên vừa phải, yên ngồi thoải mái, đồng thời có thể điều chỉnh tay lái dễ dàng.
- Cần kiên trì trong luyện tập, thực hiện đều đặn mỗi ngày hoặc mỗi tuần, không nên có tâm lý nóng vội sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe.
- Trong quá trình tập luyện, nếu cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu đau mỏi nào, bạn nên nghỉ ngơi và tham khảo ngay những lời khuyên từ các chuyên gia hoặc bác sĩ.
3. Trị liệu thần kinh cột sống chữa dứt điểm thoát vị đĩa đệm
Thực tế cho thấy việc có không ít bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chữa bệnh theo lời đồn đoán, áp dụng những bài thuốc dân gian truyền miệng chưa có kiểm chứng. Kết quả là vừa lãng phí thời gian vừa không đạt hiệu quả. Còn một số người khác giải quyết cơn đau bằng cách dùng thuốc dai dẳng. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, mặc dù giảm đau nhanh nhưng lại kèm theo nhiều tác dụng phụ, không tốt cho dạ dày, gan, thận…
Tại Mỹ và nhiều nước có nền y tế tiên tiến trên thế giới từ lâu đã áp dụng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống để điều trị dứt điểm các bệnh về xương khớp, trong đó có cả căn bệnh phổ biến – thoát vị đĩa đệm. Năm 2006, phương pháp này được biết đến tại Việt Nam với sự “khai sinh” của bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng GĐ Phòng khám ACC.
Hầu hết bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thường gặp những cơn đau chủ yếu do khối thoát vị chèn ép rễ thần kinh và ống sống. Chính vì vậy bằng các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, bác sĩ ACC sẽ tác động lên hệ thần kinh cột sống của bệnh nhân nhằm giải phóng các chèn ép, kích hoạt khả năng tự chữa lành của cơ thể, giúp cơn đau thuyên giảm nhanh chóng. Bên cạnh đó, ACC còn áp dụng vật lý trị liệu phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của nhiều thiết bị hiện đại, nhằm kích thích quá trình làm lành và phục hồi vùng mô tổn thương đến mức tối đa.
Như vậy, bên cạnh việc tìm đúng nơi, đúng hướng điều trị, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên kết hợp đạp xe mỗi ngày để hỗ trợ điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi tập luyện, mỗi người bệnh cần tham khảo rõ ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia.
Xem thêm: