Thoái hóa xương khớp tưởng chừng chỉ xảy ra ở tuổi già, nhưng hiện nay tỷ lệ người trẻ mắc phải căn bệnh này ngày càng gia tăng. Không chỉ gây đau, cứng khớp và hạn chế khả năng vận động, thoái hóa khớp còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm khác nếu như không điều trị kịp thời.
1. Thoái hóa xương khớp là bệnh gì?
Thoái hóa xương khớp (thuật ngữ tiếng Anh: Osteoarthritis hoặc Degenerative arthritis) là tình trạng tổn thương sụn khớp và tổ chức xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm, giảm dịch nhầy bôi trơn tại các khớp.
Bình thường, sụn khớp là một mô cứng chắc và trơn láng, cho phép khớp chuyển động trơn tru, không bị ma sát. Tuy nhiên, khi thoái hóa khớp xảy ra thì bề mặt trơn của sụn trở nên thô ráp, sần sùi. Nếu sụn bị hao mòn hoàn toàn, phần xương bắt đầu cọ xát vào nhau, từ đó gây ra tình trạng đau nhức, sưng tấy và cản trở khả năng vận động.
Trong quá trình thăm khám bệnh nhân, các bác sĩ ACC cho biết tình trạng thoái hóa phổ biến là thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp háng hoặc thoái hóa khớp ngón tay, ngón chân. Trong đó, thoái hóa khớp gối chiếm tỷ lệ cao nhất.
Xem thêm: Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân và biện pháp điều trị
2. Nguyên nhân nào gây thoái hóa khớp?
2.1. Do tuổi tác
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thoái hóa xương khớp là một trong những nguyên nhân gây tàn tật phổ biến nhất ở người cao tuổi. Ước tính trên thế giới hiện nay, khoảng 9,6% nam giới và 18% nữ giới từ 60 tuổi trở lên, đang đối mặt với tình trạng thoái hóa khớp.
Nguyên nhân được xác định là do quá trình lão hóa tự nhiên theo tuổi tác. Tuổi càng cao thì các tế bào sụn trong cơ thể càng suy giảm chức năng tổng hợp các hoạt chất tạo nên sợi Collagen và Mucopolysaccharide, dẫn đến sụn khớp kém đàn hồi, lâu ngày trở nên thoái hóa.
2.2. Do thói quen sinh hoạt và ăn uống không đúng cách
Tuy nhiên, tuổi tác không còn là nguyên nhân duy nhất gây thoái hóa khớp.
Ngồi chờ khám cơ xương khớp tại phòng khám ACC, anh N.T (28 tuổi, TPHCM) chia sẻ: “Tôi thấy cảm thấy đầu gối bị đau nhức. Lúc leo cầu thang nghe tiếng lạo xạo trong khớp nên tôi đã đi khám. Qua chẩn đoán bằng chụp X – quang và siêu âm, bác sĩ bảo rằng tôi bị thoái hóa khớp gối. Tôi cứ nghĩ còn trẻ thì không bị thoái hóa xương khớp nhưng sự thật không phải vậy.”
Đau nhức xương khớp ở người trẻ ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm như thoái hóa khớp, loãng xương, viêm khớp dạng thấp… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh…
Lý giải cho điều này, bác sĩ Luke Hamman (phòng khám ACC) cho biết, phần lớn người trẻ ngày nay bị thoái hóa xương khớp sớm là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, kèm theo mắc các bệnh mãn tính, cụ thể:
Thừa cân, béo phì: Cân nặng vượt mức khiến khớp cột sống và chi dưới chịu áp lực từ tải trọng của cơ thể, dẫn đến xương khớp nhanh chóng bị thoái hóa.
Chấn thương đột ngột: Chấn thương thể thao, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động là những tác nhân gây tổn thương và phá hủy sụn khớp. Tìm hiểu những biện pháp phòng ngừa chấn thương thể thao ngay TẠI ĐÂY.
Hoạt động lặp đi lặp lại: Các công việc mang tính lặp đi lặp lại, đòi hỏi phải ngồi lâu như nhân viên văn phòng là đối tượng nhanh bị thoái hóa khớp. Ngoài ra các tư thế như ngồi xổm, leo cầu thang hoặc đi bộ hơn một giờ trong ngày cũng là nguyên nhân khiến sụn khớp hoạt động quá tải, dễ bị tổn thương.
Mang giày cao gót: Nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa xương khớp cao và mức độ bệnh thường nặng hơn so với nam giới. Lý do là nhiều chị em có thói quen mang giày cao gót thường xuyên để tôn dáng. Tuy nhiên phái đẹp quên rằng giày cao gót thực sự là “kẻ thù” của xương khớp. Đi giày cao gót quá nhiều có thể làm lệch trọng tâm cơ thể, gây áp lực lên các khớp, gân cơ và dây chằng. Theo thời gian, phụ nữ dễ bị đau bàn chân, cổ chân, khớp gối, đau háng và thoái hóa cột sống thắt lưng.
Đôi khi tác hại của giày cao gót có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý cơ xương khớp ở phụ nữ, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như cuộc sống của họ. Giày cao gót là một phụ kiện thời trang không thể thiếu của…
Ngoài ra, thoái hóa khớp còn xuất phát từ yếu tố nguy cơ như dị tật cấu trúc bẩm sinh (chân vòng kiềng, chân chữ bát, bàn chân bẹt), sụn khớp bị biến dạng và lệch trục, hoặc do yếu tố di truyền khi trong gia đình có người từng mắc thoái hóa xương khớp.
3. Triệu chứng của thoái hóa xương khớp
Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện 4 dấu hiệu bất thường dưới đây, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:
Đau khớp: Triệu chứng điển hình của thoái hóa xương khớp là cơn đau nhức khó chịu, âm ỉ trong vài tuần. Cơn đau tăng khi vận động và di chuyển, thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
Cứng khớp: Tình trạng cứng khớp xảy ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, đồng thời ảnh hưởng đến cử động của cơ thể, khiến người bệnh khó thực hiện các động tác xoay cổ, đứng lên ngồi xuống, lên xuống cầu thang, gấp cổ tay hoặc duỗi tay sang đối diện.
> Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống cảnh báo gì? TÌM HIỂU NGAY
Tiếng động lạo xạo khi cử động khớp: Khi mức độ thoái hóa trở nên nghiêm trọng, vùng khớp bị nóng và sưng lên. Về lâu dài, khớp hư nặng, sụn bị mòn, gai xương mọc nhiều, dẫn đến giảm độ nhờn trong khớp, gây ra tiếng động lạo xạo khi di chuyển. Nếu không chữa trị sớm có thể khiến khớp xương bị biến dạng, teo lại và thậm chí bại liệt.
Xương chà sát vào nhau: Khi sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn, các đốt xương bắt đầu cọ xát vào nhau. Điều này khiến một số mảnh xương bị vỡ, có thể cảm nhận dưới dạng khối cứng nằm rải rác xung quanh vùng khớp bị thoái hóa.
Chớ chủ quan với các dấu hiệu bất thường trên cơ thể!
Phòng khám ACC luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn!
4. Thoái hóa khớp có thể chữa khỏi không?
Thoái hóa xương khớp là căn bệnh mãn tính, không thể chữa trị hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng ta có thể ngăn chặn, làm chậm tiến trình thoái hóa và xoa dịu cơn đau bằng cách chủ động đi khám sớm.
Lúc này, bác sĩ khai thác tiền sử bệnh lý, khám lâm sàng vùng khớp, kết hợp với các kết quả chẩn đoán hình ảnh (chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI) nhằm phát hiện yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp như tình trạng hẹp khe khớp, gai xương mọc rìa khớp (gai mâm chày, gai cột sống), từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
5. Các phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp
Tùy theo từng vị trí thoái hóa, mức độ thoái hóa và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định bạn áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Dưới đây là 5 biện pháp hỗ trợ cải thiện thoái hóa khớp mà người bệnh có thể tham khảo:
5.1. Dùng thuốc thoái hoá xương khớp
Nhiều bệnh nhân có thói quen dùng thuốc khi xuất hiện tình trạng đau nhức. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm:
- Paracetamol.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, diclofenac và naproxen.
- Các chất ức chế COX – II chẳng hạn như celecoxib và etoricoxib.
- Thuốc tiêm khớp chứa Corticoid.
Các loại thuốc trên giúp giảm đau nhanh nhưng để lại nhiều rủi ro khôn lường. Đặc biệt là thuốc tiêm khớp chứa Corticoid, nếu tự ý tiêm vào ổ khớp ở liều cao, không được ai kiểm soát, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn khớp, bầm da, tăng huyết áp, suy thượng thận, làm trầm trọng quá trình thoái hóa khớp và lâu dài gây ra bại liệt.
> Tham khảo bài viết trên báo Thanh Niên: Thuốc tiêm khớp: Dùng bừa bãi, nguy hại cho sức khỏe
Chính vì thế, người dùng thuốc giảm đau xương khớp cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng để ngăn ngừa nguy hại cho sức khỏe.
5.2. Trị liệu Thần kinh Cột sống
Cô Trần Thị Ngọc Nga (60 tuổi) đã “sống chung” với tình trạng thoái hóa xương khớp nhiều năm nay. Căn bệnh khiến cô cảm thấy đau nhức, khó khăn khi vận động và di chuyển. Cô đã điều trị nhiều nơi, bằng mọi phương pháp như uống thuốc và phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ, nhưng cơn đau không hề thuyên giảm, vẫn tái phát nhiều lần khiến chất lượng cuộc sống của cô ngày càng suy giảm.
May mắn khi cô được người quen giới thiệu chữa trị bằng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) tại phòng khám ACC. Ở Mỹ và các nước phát triển, đây là phương pháp điều trị bảo tồn không xâm lấn, giúp chữa đau tận gốc mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Cụ thể, với thao tác nắn chỉnh bằng tay, các bác sĩ ACC tiến hành nắn chỉnh cấu trúc xương khớp bị sai lệch về đúng vị trí. Qua đó, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, chấm dứt tình trạng đau mỏi và nâng tầm vận động cho cơ thể.
5.3. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một nhánh của y học phục hồi chức năng, giúp tăng cường sức khỏe và nâng tầm vận động cơ thể. Tại phòng khám ACC, các bác sĩ kết hợp Trị liệu Thần kinh Cột sống với vật lý trị liệu bằng thiết bị hiện đại, nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Ở trường hợp của cô Nga, các bác sĩ ACC đã áp dụng tia Laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave cùng liệu trình Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu, nhằm kích thích tái tạo cấu trúc sụn khớp và mô bị tổn thương, từ đó chữa lành cơn đau, giảm chứng sưng viêm, giúp người bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường.
Ngoài ra, bác sĩ còn thiết kế cho người bệnh những bài tập vật lý trị liệu chủ động cho từng trường hợp riêng biệt như bài tập giãn cơ, bài tập vận động với dụng cụ, bài tập vận động dưới nước… để giảm đau, chống viêm và duy trì tính ổn định của khớp.
Hãy cùng bác sĩ Wade Brackenbury tìm hiểu về tình trạng thoái hóa khớp gối qua đoạn video phát sóng trên chương trình Nụ cười ngày mới HTV7:
5.4. Bổ sung thực phẩm chức năng Glucosamine
Glucosamine là hoạt chất có công dụng phục hồi sụn khớp, giảm triệu chứng mất canxi ở xương, từ đó ngăn chặn tiến trình loãng xương và thoái hóa khớp.
Hiện nay, ngoài bổ sung Glucosamine qua thực phẩm như cá, tôm, thịt bò, thịt gà, các loại rau xanh, người bệnh có thể sử dụng thực phẩm chức năng chứa Glucosamine đạt chất lượng. Dùng mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ giúp tăng khả năng bôi trơn ở khớp, duy trì tính linh hoạt và giảm triệu chứng đau nhức.
> Tìm hiểu thêm về Glucosamine và cách sử dụng: TẠI ĐÂY
5.5. Dinh dưỡng và luyện tập
Để kiểm soát triệu chứng đau, viêm khớp, người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các nhóm thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm giàu axit béo Omega – 3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạt lanh, quả óc chó, đậu nành, giúp cải thiện triệu chứng viêm khớp, cứng khớp cũng như bảo vệ sụn khớp khỏi nguy cơ bị phá hủy.
- Thực phẩm giàu Magie như quả bơ, đậu nành, đậu Hà Lan, chuối, rau chân vịt, cải xoăn, giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ Canxi, tăng mật độ khoáng xương, giảm rủi ro gãy xương do thoái hóa.
- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như dâu tây, việt quất, mâm xôi, cải bó xanh, bông cải xanh, giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, tăng cường sức khỏe xương khớp.
Người bị thoái hóa khớp nên kiêng một số thực phẩm sau:
- Thực phẩm chiên rán, nhiều giàu mỡ (thịt chiên, khoai tây chiên) không được khuyến cáo cho người bị thoái hóa khớp, bởi có thể gây béo phì và dẫn đến nhiều bệnh lý mãn tính, ví dụ như bệnh tim mạch.
- Thức uống nhiều cồn như rượu bia rất có hại cho người bị thoái hóa khớp, viêm khớp hoặc bệnh gout.
- Đồ hộp, đồ ăn đóng sẵn chứa nhiều chất bảo quản có thể tăng đau nhức và viêm sưng ở các khớp.
Thoái hóa khớp thực chất là tình trạng tổn thương sụn khớp, kèm phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian. Thường gặp nhất là tình trạng thoái hóa khớp gối…
Ngoài ăn uống khoa học, người bệnh nên tập thói quen vận động 30 phút mỗi ngày, bằng các bài tập cường độ thấp như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe hoặc tập thể dục nhịp điệu dưới nước. Điều này giúp thuyên giảm tình trạng đau khớp, tăng cường sức mạnh cơ và duy trì cân nặng ở mức ổn định.
Ngoài ra nhiều bệnh thân cũng có thắc mắc thoái hóa khớp có tập yoga được không? Nghiên cứu cho thấy, yoga là môn thể thao hữu ích cho người mắc bệnh liên quan tới xương khớp. Không chỉ xoa dịu cơn đau hiệu quả, đặc biệt là trong giai đoạn cấp của đau khớp, tập yoga còn cải thiện tâm trạng thoải mái, giải tỏa căng thẳng do triệu chứng của bệnh gây ra.
6. Nên làm gì để phòng ngừa bệnh thoái hóa xương khớp?
Ngoài xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, người bệnh nên điều chỉnh lối sống lành mạnh nghỉ ngơi hợp lý dựa trên các nguyên tắc sau:
- Nên sắp xếp công việc hợp lý, tránh lặp đi lặp lại một tư thế trong thời gian dài vì có thể khiến sụn khớp tổn thương.
- Với người lao động trí óc như nhân viên văn phòng, bạn nên hạn chế nằm, ngồi hoặc đứng lâu một chỗ. Bởi đây là thủ phạm gây cản trở tuần hoàn máu, khiến khớp xương trở nên cơ cứng.
- Nếu cơ thể báo động những dấu hiệu bất thường, bạn nên gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Mặc dù không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng thoái hóa xương khớp khiến người bệnh gặp trở ngại khi sinh hoạt, từ đó suy giảm chất lượng cuộc sống. Vì thế, cần áp dụng ngay các biện pháp điều trị thoái hóa khớp khi xuất hiện triệu chứng bất thường. Trong đó, Trị liệu Thần kinh Cột sống là phương pháp lành tính, không dùng thuốc, không phẫu thuật, giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi cơn cấp tính và phục hồi khả năng vận động bình thường.
Với tỷ lệ thành công lên tới 95%, phòng khám ACC tự hào mang đến cho bệnh nhân liệu trình chăm sóc xương khớp đặc biệt, an toàn và hiệu quả dài lâu.