11 loại chấn thương đầu gối thường gặp và cách điều trị

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Aubrey C. Gail

Chấn thương đầu gối có thể bao gồm nhiều dạng khác nhau. Một số trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, phần lớn chấn thương ở đầu gối cần được can thiệp y tế để chữa lành thương tổn hoàn toàn, đồng thời hạn chế rủi ro phát sinh biến chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối.

1. Các chấn thương đầu gối thường gặp

1.1. Gãy xương

Khớp gối cấu tạo từ 3 đoạn xương chính là xương đùi, xương bánh chè và xương chày. Cả 3 đều có khả năng nứt hoặc thậm chí gãy kín do té ngã, tai nạn xe cộ hoặc va chạm mạnh.

Thực tế, các bác sĩ cho biết, tỷ lệ gãy xương kín ở xương bánh chè nhiều hơn hẳn so với các đoạn xương còn lại. Ngoài ra, chứng loãng xương cũng có thể góp phần dẫn đến tình trạng chấn thương này.

1.2. Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL)

Dây chằng chéo trước (ACL) chịu trách nhiệm cho chuyển động gập duỗi của khớp gối và giữ cho xương chày không trượt ra phía trước xương đùi. Tình trạng chấn thương ở dải mô mềm này được chia thành 3 cấp độ khác nhau, bao gồm:

  • Cấp 1: giãn dây chằng do bị kéo căng quá mức
  • Cấp 2: vết rách nhỏ bắt đầu hình thành ở dây chằng chéo trước
  • Cấp 3: người bệnh bị đứt dây chằng hoàn toàn
đứt dây chằng chéo trước là một trong những chấn thương đầu gối phổ biến
Dây chằng chéo trước bị đứt là một trong những chấn thương đầu gối phổ biến nhất của những người chơi thể thao

Vận động viên của những môn mang tính đối kháng cao như bóng đá, khúc côn cầu… là đối tượng dễ bị chấn thương dây chằng chéo trước nhất. Tuy nhiên, chấn thương thể thao không phải là nguyên nhân duy nhất gây nên vấn đề trên. Đột ngột đổi hướng khi đang di chuyển với tốc độ cao cũng có thể gây rách dây chằng.

Đứt dây chằng chéo trước: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Đứt dây chằng chéo trước là tổn thương khá phổ biến ở các vận động viên hoặc những người chơi thể thao. Cơn đau do rách dây chằng chéo trước xuất hiện rồi lại hết, thỉnh thoảng có cảm giác khớp không vững khi vận động. Do triệu chứng này…

1.3. Chấn thương dây chằng chéo sau (PCL)

Giống như tên gọi, dây chằng chéo sau nằm phía sau khớp gối. Vai trò của dải mô liên kết này cũng là ổn định cấu trúc đầu gối, bằng cách ngăn xương chày không trượt ra phía sau quá xa.

Chấn thương dây chằng chéo sau thường xảy ra do va chạm mạnh vào mặt sau đầu gối hay duỗi khớp đầu gối quá mức trong quá trình chơi thể thao hoặc tai nạn.

Đứt dây chằng chéo sau có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết sớm?

Chấn thương dây chằng chéo sau chỉ chiếm 5-10% các trường hợp tổn thương về dây chằng khớp gối nhưng thường khó chẩn đoán hơn. Chính vì vậy, việc nắm rõ các dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau sớm rất quan trọng để có cách xử lý kịp thời,…

1.4. Chấn thương dây chằng trong khớp gối (MCL)

Nhiệm vụ của dây chằng trong là liên kết xương đùi với xương ống chân ở mặt trong của đầu gối. Chấn thương dây chằng trong thường xảy ra do tác động trực tiếp lên mặt ngoài khớp gối khiến đầu gối bị xoay hoặc sụp vào trong làm dây chằng bị kéo căng hoặc rách.

1.5. Chấn thương dây chằng ngoài khớp gối (LCL)

Dây chằng ngoài có tác dụng ổn định mặt ngoài của đầu gối bị tổn thương do mặt trong đầu gối bị tác động lực mạnh khiến đầu gối xoay ra ngoài hoặc do thay đổi tư thế đột ngột khi hoạt động. Mặc dù chấn thương dây chằng ngoài khớp gối hiếm khi xảy ra so với những dây chằng khác, thế nhưng mức độ tổn thương cũng vô cùng nghiêm trọng.

Thông tin tham khảo:
> Giãn dây chằng đầu gối bao lâu khỏi?
> Nhận biết tình trạng đứt dây chằng đầu gối
> Chấn thương dây chằng đầu gối thường bị bỏ qua

1.6. Trật khớp gối

Tình trạng xương đùi và xương chày trượt khỏi vị trí ban đầu gọi là trật khớp gối. Cấu trúc khớp gối bị biến dạng hoặc chấn thương do va chạm mạnh là nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này.

1.7. Rách sụn chêm khớp gối

Một dạng chấn thương đầu gối phổ biến khác là rách sụn chêm. Bộ phận này chịu trách nhiệm bảo vệ đầu xương chày và xương đùi không cọ xát khi vận động để tránh gây bào mòn xương dẫn tới thoái hóa.

Bị áp lực đè nặng là nguyên nhân chủ yếu khiến sụn chêm khớp gối rách. Điều này có thể liên quan đến thói quen vận động mạnh hoặc sai cách, ví dụ như thường xuyên đứng bật dậy quá nhanh từ tư thế ngồi xổm.

Mặt khác, đôi khi sụn chêm bị rách cũng có thể là hệ quả từ tình trạng thoái hóa khớp gối.

rách sụn chêm là một dạng khác của chấn thương đầu gối
Rách sụn chêm có thể do chơi thể thao, vận động sai cách hoặc do yếu tố tuổi tác

1.8. Hội chứng dải chậu chày

Dải chậu chày là mô liên kết kéo dài từ hông đến xương chày ở mặt ngoài đầu gối. Ở đầu gối, bộ phận này đóng vai trò hỗ trợ khớp gối chuyển động.

Việc lặp đi lặp lại động tác co duỗi đầu gối trong thời gian dài có thể gây chấn thương dải mô mềm trên, dẫn đến hội chứng dải chậu chày gây đau vùng ngoài khớp gối và có thể lan lên đùi hoặc mông. Vận động viên điền kinh, đặc biệt những người thường xuyên chạy cự ly dài, là đối tượng dễ rơi vào trường hợp này nhất.

1.9. Viêm khớp

Viêm khớp làm cho khớp và vùng xung quanh khớp bị sưng lên vô cùng khó chịu. Lúc này, người bệnh không chỉ đau mà còn phải đối mặt với tình trạng cứng khớp, chuyển động bị hạn chế và đôi khi có cảm giác lạo xạo bên trong khớp gối khi cử động. Bên cạnh yếu tố di truyền, chấn thương cũng có thể góp phần gây viêm xương khớp.

> Tìm hiểu thêm về viêm khớp gối TẠI ĐÂY

1.10. Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là lớp đệm giữa phần xương và các mô mềm như dây chằng, gân, cơ. Chứng năng của bao hoạt dịch là giúp các cử động được trơn tru và nuôi dưỡng phần sụn khớp. Vì nhiều nguyên nhân như áp lực và chấn thương, bao hoạt dịch bị viêm và dẫn tới tình trạng đau nhức hoặc sưng viêm tại vùng khớp.

1.11. Bong gân

Mọi người đều có nguy cơ bị bong gân đầu gối khi chơi thể thao, lao động, té… Nguyên nhân là khi bị một lực tác động đột ngột, một hoặc nhiều dây chằng ở gối bị kéo giãn hoặc rách dẫn đến bong gân. Mức độ bong gân ở mỗi người có thể khác nhau: từ nhẹ, vừa phải cho đến vô cùng nghiêm trọng.

2. Cách chẩn đoán đầu gối bị chấn thương

Sau khi bị chấn thương đầu gối, người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra. Tại đây, người bệnh sẽ được làm các kiểm tra hình ảnh để xác định vị trí và mức độ bị tổn thương. Cụ thể:

2.1. Chụp phim X-quang

Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh nên được thực hiện ngay sau khi chấn thương, giúp đánh giá mức độ tổn thương của xương khớp một cách nhanh chóng và hiệu quả.

2.2. Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Khác với X-quang, chụp MRI được thực hiện sau 2 – 3 tuần kể từ khi bị chấn thương, tức khi đầu gối đã hết phù nề và không còn máu tụ trong khớp. Kết quả kiểm tra sẽ giúp bác sĩ phát hiện các tổn thương (nếu có) ở cái phần mô mềm quanh đầu gối như sụn, dây chằng, gân và cơ.

3. Điều trị chấn thương đầu gối bằng cách nào hiệu quả?

3.1. Xử lý ban đầu (xử lý tại nhà)

Nếu cơn đau đầu gối do bị chấn thương không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể giảm đau tại nhà bằng các phương pháp sau:

  • Hãy để đầu gối nghỉ ngơi bằng cách hạn chế di chuyển, cử động mạnh vùng gối hoặc bất cứ hoạt động nào tác động lên gối để giảm thiểu cơn đau.
  • Chườm lạnh trong vòng 24 giờ sau chấn thương để giảm sưng và giảm đau. Nên chườm lạnh liên tục trong khoảng 2 – 3 ngày sau chấn thương. Lưu ý mỗi lần chườm lạnh chỉ nên từ 20 – 30 phút và mỗi lần cách nhau 3 – 4 giờ.
  • Kê một chiếc gối phía dưới chân trong lúc nằm hoặc ngồi để giảm đau.
  • Nên mang nẹp đầu gối để ổn định vùng bị tổn thương và tránh cho đầu gối không bị chấn thương thêm.
  • Có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, để tránh nguy cơ viêm loét dạ dày, tổn thương thận… tốt nhất bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ.
chườm đá hỗ trợ giảm đau do chấn thương đầu gối gây ra
Hãy kê một chiếc gối vừa tầm trong quá trình chườm lạnh để giảm sưng cho đầu gối

Nếu tình trạng đau đầu gối kéo dài hơn 1 tuần và cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và có phác đồ điều trị phù hợp.

3.2. Điều trị bảo tồn

Đây là phương pháp điều trị được áp dụng nếu tổn thương dây chằng hoặc sụn khớp không quá nặng để phẫu thuật. Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp bảo tồn:

  • Trong 3 tuần đầu, bác sĩ sẽ cố định đầu gối người bệnh bằng nẹp hoặc bột.
  • Sau 3 tuần, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để phục hồi chức năng, đồng thời lấy lại biên độ khớp, tăng cường sức mạnh cho cơ để tránh bị teo cơ.

Bài tập giảm đau đầu gối mỗi ngày cùng Phòng khám ACC

3.3. Phẫu thuật

Nếu sau khi bị chấn thương, dây chằng hoặc sụn chêm của đầu gối bị rách và không có khả năng tự hồi phục thì phải tiến hành phẫu thuật. Thông thường phẫu thuật nội soi là phương pháp được thực hiện sau khi đầu gối đã hết sưng và biên độ khớp đã được phục hồi tương đối. Cụ thể, những trường hợp thường được chỉ định phẫu thuật bao gồm:

  • Dây chằng chéo trước bị tổn thương ở cấp độ 2 và 3.
  • Dây chằng chéo sau bị tổn thương khiến khớp gối bị lỏng lẻo.
  • Rách sụn chêm hoặc vỡ sụn khớp gây kẹt khớp.
Mổ dây chằng chéo trước có cần thiết không?

Một số người lựa chọn mổ dây chằng chéo trước khi có chấn thương xảy ra vì nghĩ rằng đây là cách chữa lành thương tổn ở dải mô mềm này nhanh chóng. Tuy nhiên, đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không? Chi phí bao nhiêu và có…

3.4. Tập luyện để hồi phục

Tập luyện rất quan trọng đối với bệnh nhân bị chấn thương khớp gối dù có phẫu thuật hay không. Quá trình này sẽ làm tăng sức mạnh cho các cơ chi dưới, duy trì biên độ khớp gối, từ đó giúp bệnh nhân sớm trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Trong trường hợp nếu bệnh nhân điều trị chấn thương bằng phẫu thuật, bác sĩ sẽ thiết kế các bài tập phục hồi chức năng để ổn định cấu trúc khớp và cải thiện vận động. Cường độ luyện tập sẽ được thay đổi tùy giai đoạn hồi phục để người bệnh có thể vận động gần như lúc ban đầu (trước khi bị chấn thương).

Bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng khớp gối

> Xem nhiều hơn tại: TOP 6 cách giảm đau khớp gối đơn giản

3.5. Chữa chấn thương đầu gối không dùng thuốc hoặc phẫu thuật

Bởi vì những rủi ro đi kèm của thuốc giảm đau và phẫu thuật có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, ngày nay người bị chấn thương đầu gối thường tìm kiếm cách điều trị hiệu quả và an toàn hơn để thay thế.

Tại Việt Nam, phòng khám ACC là đơn vị chuyên khoa đứng đầu trong lĩnh vực điều trị tận gốc các vấn đề cơ xương khớp, bao gồm cả chấn thương đầu gối, mà không cần đến thuốc hay phẫu thuật.

Đối với từng loại chấn thương đầu gối, các bác sĩ tại phòng khám ACC sẽ đề xuất hướng điều trị khác nhau, chẳng hạn như:

a. Chấn thương liên quan đến tình trạng sai lệch vị trí trong cấu trúc xương khớp

Cấu trúc xương khớp đầu gối bị sai lệch có thể do trật khớp hoặc hệ quả từ những vấn đề như tổn thương dây chằng, lớp sụn bị bào mòn… Trong trường hợp này, điều chỉnh lại những sai lệch vị trí của các bộ phận ở đầu gối là điều cần thiết. Trị liệu Thần kinh cột sống (Chiropractic) được đánh giá là giải pháp hiệu quả và an toàn. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng lực tay để nắn chỉnh các cấu trúc xương khớp về đúng vị trí, đồng thời kích hoạt khả năng tự chữa lành chấn thương ở khớp gối và các bộ phận xung quanh. Nhờ đó, tình trạng đau nhức hay sưng viêm đều sẽ được loại bỏ hoàn toàn mà không cần thuốc hay phẫu thuật can thiệp.

Sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên về Thần kinh cột sống được đào tạo bài bản 100% người nước ngoài với nhiều năm kinh nghiệm làm việc, ACC là một trong số ít đơn vị y tế có khả năng phát huy tối đa hiệu quả của giải pháp chữa chấn thương đầu gối này.

Đội ngũ bác sĩ nước ngoài ACC

b. Chấn thương liên quan đến mô mềm bị tổn thương

Với những trường hợp các mô mềm như dây chằng, dải chậu chày… chịu thương tổn, ngoài việc điều trị bằng Trị liệu thần kinh cột sống, các bác sĩ ở ACC sẽ xây dựng phác đồ điều trị kết hợp với liệu pháp sóng xung kích Shockwavetia Laser cường độ cao thế hệ IV nhằm kích thích quy trình tái tạo tế bào, nhờ đó đẩy nhanh quá trình phục hồi ở những mô bị chấn thương.

tia Laser cường độ cao giúp cải thiện chấn thương đầu gối hiệu quả
Các bác sĩ tại ACC sử dụng tia Laser cường độ cao giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của người bệnh

4. Các cách phòng ngừa chấn thương đầu gối

Chấn thương là biến cố xảy ra ngoài mong muốn nên khó có thể phòng ngừa hoàn toàn. Tuy vậy, bạn vẫn có thể xây dựng một số thói quen tốt để hạn chế rủi ro tổn thương ở đầu gối, chẳng hạn như:

  • Quan sát cẩn thận khi di chuyển.
  • Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao.
  • Trang bị đồ bảo hộ đúng quy định khi chơi thể thao.
  • Cân nhắc, điều chỉnh cường độ tập luyện.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất nhằm duy trì sức khỏe cơ xương khớp.
  • Dán băng cố định cơ RockTape để ngăn ngừa và phục hồi chấn thương (nếu có) cho người chơi thể thao.
băng dán cơ RockTape giúp ngăn ngừa chấn thương đầu gối
Băng dán cơ RockTape – sản phẩm được các bác sĩ ACC khuyên dùng giúp hỗ trợ hiệu quả cho người vận động thể thao, ngăn ngừa chấn thương đầu gối

Mỗi loại chấn thương đầu gối có thể được điều trị hiệu quả bằng một hoặc nhiều biện pháp khác nhau. Điều trị càng sớm, hiệu quả điều trị càng cao. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ khớp gối đang chịu tổn thương, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa uy tín để được kiểm tra và chữa trị kịp thời, hiệu quả và an toàn.

Xem thêm bài viết liên quan:
> Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống cảnh báo bệnh gì?
> Nguyên nhân và cách ngăn ngừa đau gối sau khi chạy bộ
> Đau đầu gối khi ngồi xổm là triệu chứng của bệnh gì?
> Đau đầu gối khi đá bóng: chớ nên xem thường!

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục