Chấn thương dây chằng đầu gối: Cách nhận biết và chữa trị

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Eric Balderree

Các chấn thương dây chằng đầu gối thường gặp trong sinh hoạt, lao động, đặc biệt là trong các hoạt động thể thao. Kết quả chụp X-quang thông thường không thể phát hiện ra vấn đề này nên nhiều người thường bỏ sót việc chẩn đoán và không chữa trị kịp thời. Từ đó dẫn đến các biến chứng tổn thương sụn chêm và thoái hóa khớp gối. Theo thời gian nếu không tích cực chữa trị, người bệnh có nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng khả năng vận động.

1. Cấu tạo của các dây chằng đầu gối

Cấu tạo của khớp gối rất phức tạp: gồm có xương lồi cầu đùi, mâm chày, xương bánh chè, lớp sụn bao bọc đầu xương, hệ thống gân, cơ và dây chằng có nhiệm vụ cố định, giúp khớp gối vững chắc, nhờ vậy mà mọi vận động diễn ra thuận lợi.

Trong đó, hệ thống dây chằng bao gồm:

  • Dây chằng chéo trước (ACL): nằm ở trung tâm của khớp gối, làm nhiệm vụ điều khiển chuyển động quay và chuyển động về phía trước của xương chày, mang lại cho khớp sự ổn định quan trọng.
  • Dây chằng chéo sau (PCL): nằm ở phía sau khớp gối, điều khiển chuyển động ra sau của xương chày.
  • Dây chằng giữa gối (MCL): kéo dài từ mặt trong của đầu trên xương chày lên mặt trong của đầu dưới xương đùi, giúp giữ ổn định xương cẳng chân.
  • Dây chằng bên ngoài (LCL): nằm bên ngoài đầu gối tạo thành một góc hẹp ở phía sau, giữ ổn định mặt ngoài đầu gối.
cấu tạo dây chằng đầu gối
Cấu tạo hệ thống dây chằng khớp gối

2. Các chấn thương dây chằng đầu gối thường gặp nhất

Dây chằng có tính đàn hồi, do đó khi bị kéo căng quá mức, dây chằng sẽ bị giãn hoặc rách, đứt.

Giãn dây chằng khớp gối: Là tình trạng phổ biến diễn ra khi dây chằng bị kéo giãn nhưng không đứt hẳn. Tình trạng này khiến khớp gối bị lỏng lẻo, việc đi lại hay vận động gặp nhiều khó khăn.

Đứt dây chằng khớp gối: Là tình trạng dây chằng bị đứt một phần (rách) khiến khớp có biểu hiện lỏng lẻo bất thường, hoặc đứt toàn bộ dây chằng gây mất chức năng của dây chằng và khớp gần như mất khả năng vận động.

3. Nguyên nhân gây chấn thương dây chằng khớp gối

Hãy cùng tìm hiểu cụ thể các loại dây chằng thường bị tổn thương do đâu:

Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL): Dây chằng chéo trước bị giãn hoặc đứt khiến mâm chày di lệch ra trước so với xương đùi. Đây là chấn thương phổ biến nhất khi va chạm trực tiếp vào vùng gối, thường gặp ở các môn thể thao đối kháng (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ) hoặc tai nạn giao thông té đập gối. Ngoài ra nguyên nhân gián tiếp có thể là trong trường hợp đang chạy thì dừng hoặc chuyển hướng đột ngột trong tư thế bàn chân giữ nguyên, dẫn đến chấn thương dây chằng ACL.

Đứt dây chằng chéo trước: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Đứt dây chằng chéo trước là tổn thương khá phổ biến ở các vận động viên hoặc những người chơi thể thao. Cơn đau do rách dây chằng chéo trước xuất hiện rồi lại hết, thỉnh thoảng có cảm giác khớp không vững khi vận động. Do triệu chứng này…

Chấn thương dây chằng chéo sau (PCL): Dây chằng chéo sau khỏe hơn dây chằng chéo trước, do đó ít gặp tổn thương. Tuy nhiên, khi có lực tác động trực tiếp đập vào mặt trước của cẳng chân khiến cơ thể ngã khuỵu xuống và gây áp lực lên đầu gối, lúc này dây chằng PCL sẽ bị giãn hoặc đứt. Chấn thương này xảy ra do tai nạn giao thông (lái xe thắng gấp, hãm phanh đột ngột) hoặc chơi các môn thể thao (bóng đá, bóng chày, trượt tuyết).

Đứt dây chằng chéo sau có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết sớm?

Chấn thương dây chằng chéo sau chỉ chiếm 5-10% các trường hợp tổn thương về dây chằng khớp gối nhưng thường khó chẩn đoán hơn. Chính vì vậy, việc nắm rõ các dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau sớm rất quan trọng để có cách xử lý kịp thời,…

Chấn thương dây chằng giữa gối (MCL): Khi có tác động trực tiếp lên mặt ngoài khớp gối với một lực rất mạnh và đột ngột, thì mặt ngoài khớp gối cong lại, mặt trong phải mở ra quá mức, dẫn đến tổn thương ở dây chằng MCL. Các vận động viên bóng đá, bóng chuyền có thể gặp chấn thương này.

Chấn thương dây chằng bên ngoài (LCL): Khi có một lực tác động mạnh vào mặt trong đầu gối khiến đầu gối bị mở ra ngoài quá mức sẽ dẫn đến tổn thương dây chằng LCL. Chấn thương này ít xảy ra, nhưng lại rất khó điều trị nếu gặp phải.

chấn thương dây chằng chéo trước
Đứt hoặc giãn dây chằng chéo trước dễ gặp nhất, gây đau dữ dội khi vừa bị chấn thương

Có thể bạn quan tâm: Các chấn thương thường gặp trong bóng đá

4. Dấu hiệu và cách kiểm tra dây chằng đầu gối bị tổn thương

Các dấu hiệu nhận biết chấn thương dây chằng đầu gối:

  • Khi vừa xảy ra chấn thương, đầu gối bị đau dữ dội, sau đó sưng và bầm tím trong vài giờ.
  • Khi nhấc chân lên hoặc co duỗi, có tiếng lạo xạo phát ra từ khớp gối.
  • Đôi khi bị cứng khớp, kẹt khớp ở một tư thế nào đó, phải gập duỗi gối mới về lại bình thường.
  • Khớp lỏng lẻo, cảm giác chân không thật, khó khăn khi đứng trụ ở chân bị chấn thương, khó khăn khi đi cầu thang, hoặc khi chạy nhanh hay nhảy cao thì người bệnh rất dễ bị ngã.
  • Một thời gian sau xuất hiện dấu hiệu teo cơ đùi (đùi ở bên bị chấn thương nhỏ hơn so với bên lành). Khi đó áp lực từ các vận động bình thường chủ yếu đè lên chân lành, lâu ngày có thể khiến chân này cũng bị tổn thương theo.

Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường ở đầu gối, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng thường gặp nhất nếu chấn thương dây chằng đầu gối không được chữa trị sớm:

Tổn thương sụn chêm: Sụn chêm là phần bọc ngoài cùng của xương chày và ổ khớp gối. Liên kết ở các đầu xương lỏng lẻo khiến mâm chày di động, gây chèn ép sụn chêm, dẫn tới biến dạng hoặc rách. Khi đó, bề mặt sụn không còn trơn mà có rãnh vỡ, khi vận động gây ra ma sát, từ đó gây đau.

Thoái hóa khớp: Tình trạng lỏng khớp gối do giãn dây chằng nếu kéo dài sẽ làm bào mòn phần xương sụn ở khoang trong, khoang ngoài hoặc bánh chè, từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa và cản trở hoạt động của khớp.

Thông thường sau mỗi chấn thương, người bệnh được yêu cầu chụp X-quang. Tuy nhiên, chụp X quang chỉ có thể thấy hình ảnh rạn nứt xương, không phát hiện tổn thương dây chằng. Để đánh giá mức độ giãn dây chằng, xác định có rạn hoặc rách sụn chêm hay không, cần tiến hành chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI).

Như vậy cách kiểm tra dây chằng đầu gối có bị tổn thương không thường dựa theo: triệu chứng người bệnh gặp phải, bác sĩ kiểm tra khớp gối có bị lỏng lẻo hay không và kết quả từ chẩn đoán hình ảnh phù hợp.

cách kiểm tra dây chằng đầu gối
Bác sĩ có thể xác định lỏng khớp gối thông qua việc quan sát các cử động chân và các bài kiểm tra thể chất

5. Chấn thương dây chằng đầu gối nên xử trí và điều trị bằng cách nào?

5.1. Cách xử trí ban đầu

Sau chấn thương, người bệnh rất khó để xác định mức độ tổn thương của dây chằng. Lúc này, chỉ có thể xử trí bằng các cách sau:

  • Nghỉ ngơi ngay sau chấn thương, hạn chế vận động hoặc tốt nhất là nên bất động.
  • Chườm đá cách 20 – 30 phút/lần, cách nhau 2 – 3 giờ có tác dụng làm các mạch máu co lại, góp phần làm giảm tụ dịch quanh khu vực khớp gối bị tổn thương, hỗ trợ kiểm soát viêm và sưng. Đá nên bọc trong khăn hoặc dụng cụ chườm đá chuyên dụng, tuyệt đối không chườm trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Lưu ý, không chườm nóng hay sử dụng các loại thuốc bôi làm ấm vì càng làm cho đầu gối sưng hơn, dây chằng và cơ bị căng, khó co về trạng thái bình thường.
  • Dùng băng chun ép cố định khớp gối, giúp hạn chế chảy máu trong.
  • Khi nằm, cần kê cao chân để máu trở về tim dễ dàng, giúp giảm phù nề.
  • Lưu ý không đắp cồn, rượu hoặc đắp lá lên đầu gối theo các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng, vì có thể khiến tổn thương tiến triển nhanh hơn, thậm chí còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

5.2. Điều trị bảo tồn

Trong trường hợp đau dữ dội, một số người dùng thuốc giảm đau chống viêm, tuy nhiên những loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ, cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng.

Điều quan trọng trong điều trị chấn thương dây chằng đầu gối là cần tập vật lý trị liệu để hỗ trợ giảm đau và tăng sức mạnh các nhóm cơ chi dưới.

Khi điều trị tại phòng khám ACC, tùy mức độ tổn thương dây chằng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp:

  • Các bài tập vật lý trị liệu giúp khớp gối vững hơn, tăng cường độ khỏe của cơ và khắc phục teo cơ. Mỗi bài tập được thiết kế riêng biệt với từng bệnh nhân, nhằm cải thiện tình hình khớp gối ở mỗi người.
  • Trị liệu laser thế hệ IV giúp kích thích sâu đến các mô xương, tái tạo tế bào, cải thiện tuần hoàn.
  • Sóng xung kích Shockwave tác động vào những điểm đau, các mô cơ xương và dây chằng bị tổn thương, giảm đau và khôi phục khả năng vận động.
  • Bổ sung dưỡng chất Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM để cải thiện chức năng của sụn khớp, phục hồi sụn và phần mô mềm bị tổn thương.
  • Bác sĩ ACC có thể chỉ định sử dụng băng dán cơ RockTape trong trường hợp chấn thương dây chằng chéo trước và dây chằng bên trong để làm giảm chèn ép vùng bị sưng và viêm, đồng thời làm dịu các cơ đang trong tình trạng hoạt động “quá tải”.
điều trị chấn thương dây chằng đầu gối
Bác sĩ Wade Brackenbury (phòng khám ACC) đang sử dụng băng dán hỗ trợ cơ RockTape để giúp khắc phục tình trạng đau khớp gối và cải thiện vận động

Lắng nghe chia sẻ từ bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng giám đốc phòng khám ACC về chấn thương dây chằng đầu gối qua video dưới đây:

5.3. Điều trị phẫu thuật

Trước khi quyết định phẫu thuật tái tạo dây chằng, các bác sĩ dựa theo tất cả kết quả chẩn đoán (đặc biệt là hình ảnh trên phim MRI), kèm theo việc khám xem gối bệnh nhân có lỏng hay không.

Các vật liệu/mảnh ghép sử dụng trong tái tạo dây chằng khớp gối gồm có: vật liệu tự thân (của chính bệnh nhân), vật liệu đồng loại (của người khác) và vật liệu tổng hợp.

Tuy nhiên, phẫu thuật luôn tiềm ẩn các nguy cơ biến chứng như: nhiễm khuẩn, hạn chế gấp hoặc duỗi gối do bệnh nhân không tuân thủ tốt quá trình luyện tập, tràn dịch khớp gối

Phương pháp này không nên áp dụng với những bệnh nhân không có nhu cầu hoạt động thể lực mạnh, không có triệu chứng mất vững khớp gối và đặc biệt là người cao tuổi.

Lưu ý: Bệnh nhân và người nhà không được tự chẩn đoán hoặc điều trị nếu không có chuyên môn. Chấn thương dây chằng đầu gối, dù tổn thương nặng hay nhẹ, người bệnh cũng cần đến ngay cơ sở y tế đầy đủ trang thiết bị hiện đại để thăm khám và có hướng điều trị đúng đắn.

Trong hơn 15 năm hoạt động, ACC luôn đi tiên phong trong việc áp dụng công nghệ kỹ thuật theo tiêu chuẩn hiện đại nhất của Hoa Kỳ, tuyển dụng đội ngũ bác sĩ giỏi từ Hoa Kỳ, Canada, Pháp, NewZealand, Hàn Quốc… Phòng khám cam kết mang đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh xương khớp tối ưu, giúp bệnh nhân khôi phục vận động nhanh chóng, sớm trở lại cuộc sống khỏe mạnh bình thường.

Tham khảo video các bài tập trị đau khớp gối tại nhà được hướng dẫn bởi chuyên viên vật lý trị liệu – phục hồi chức năng Phòng khám ACC:

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục