Đứt dây chằng chéo sau có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết sớm?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Hoisang Gong

Chấn thương dây chằng chéo sau chỉ chiếm 5-10% các trường hợp tổn thương về dây chằng khớp gối nhưng thường khó chẩn đoán hơn. Chính vì vậy, việc nắm rõ các dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau sớm rất quan trọng để có cách xử lý kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

1. Chấn thương dây chằng chéo sau là gì?

Dây chằng chéo sau (Posterior Cruciate Ligament – PCL) nằm ở trung tâm khớp gối, ngay phía sau của dây chằng chéo trước (Anterior Cruciate Ligament – ACL). Hai dây chằng này bắt chéo nhau theo hình chữ “X”, khi xương chày chuyển động xoay vào phía trong, chúng sẽ căng ra và cuốn vào nhau.

Dây chằng chéo sau khỏe hơn dây chằng chéo trước, bởi cấu trúc của nó gồm hai bó sợi dày chạy từ trước ra sau bám ở diện sau gai trên mâm chày và ở mặt sau ngoài của lồi cầu trong. Dây chằng chéo sau có nhiệm vụ làm vững gối, chống lại di lệch ra sau của xương chày so với xương đùi, ngăn cản dấu hiệu ngăn kéo sau của xương chày. Chính tổ hợp liên kết vững chắc này giúp chúng ta thực hiện nhiều động tác như chạy, nhảy, trèo, leo…

đứt dây chằng chéo sau
Dây chằng chéo sau có nhiệm vụ giữ không cho mâm chày di chuyển ra sau

Chấn thương dây chằng chéo sau bao gồm các dạng giãn, rách hoặc đứt (đứt một phần hoặc có thể đứt hoàn toàn). Đứt dây chằng chéo sau có thể gây tổn thương từ nhẹ đến nặng, chia theo các cấp độ:

  • Cấp I: rách một phần dây chằng chéo sau.
  • Cấp II: dây chằng bị rách một phần, lỏng hơn so với cấp I.
  • Cấp III: dây chằng bị rách hoàn toàn, đầu gối trở nên lỏng lẻo.
  • Cấp IV: dây chằng chéo sau tổn thương cùng với dây chằng khác ở đầu gối, dập xương, rách sụn chêm…
Rách sụn chêm đầu gối: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Sụn chêm là một bộ phận nằm bên trong khớp gối, giữ vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ toàn bộ cơ thể, do vậy đây cũng là bộ phận dễ tổn thương nhất của khớp gối. Rách sụn chêm đầu gối là loại chấn thương thường gặp, gây…

2. Dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau

Ở giai đoạn ngay sau khi chấn thương vừa xảy ra, đứt dây chằng chéo sau biểu hiện bằng các triệu chứng:

Sau một thời gian, tổn thương dẫn đến:

  • Cảm giác lỏng lẻo, không vững ở gối.
  • Phần đùi hơi teo lại, đầu trên cẳng sau bị trượt ra sau bất thường.
  • Cảm giác đau có thể trầm trọng và hoạt động của khớp gối ngày càng giảm sút.
  • Người bệnh không thể đi lại bình thường.
  • Khớp gối chứa dịch viêm, bị thoái hóa.

> Tìm hiểu thêm: Lỏng khớp gối là gì? Điều trị như thế nào mới hiệu quả?

3. Nguyên nhân gây đứt dây chằng chéo sau

Các nguyên nhân phổ biến gây chấn thương dây chằng chéo sau bao gồm:

  • Do lực tác động trực tiếp đập vào mặt trước của cẳng chân, cẳng chân được đẩy thật mạnh về phía sau, người bệnh trong tư thế ngồi hoặc khuỵu chân.
  • Chấn thương đầu gối do tai nạn giao thông (tai nạn do thắng gấp, hãm phanh đột ngột).
  • Chấn thương do chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chày hoặc trượt tuyết.
  • Kéo hoặc giãn dây chằng quá mức.
Giãn dây chằng đầu gối bao lâu khỏi, phục hồi bằng cách nào?

Giãn dây chằng đầu gối có thể tự hồi phục trong 1 - 2 tháng, tuy nhiên dễ bị tái phát. Nếu kéo dài và không điều trị sớm có thể gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối với các biểu hiện: đau nhức dữ dội, thường xuyên mỏi…

4. Đứt dây chằng chéo sau có nguy hiểm không?

chấn thương đứt dây chằng chéo sau
Đứt dây chằng chéo sau có thể khiến người bệnh gặp khó khăn khi lên xuống cầu thang

Sau khi chấn thương dây chằng chéo sau, đầu gối sẽ bị sưng phù và kèm theo các cơn đau khó chịu. Tình trạng này gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đặc biệt, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, khớp gối ngày càng bị thoái hóa nặng, gây khó khăn khi điều trị và mất nhiều thời gian để phục hồi. Chính vì vậy, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau, nên chủ động thăm khám để được chữa trị.

5. Chẩn đoán tổn thương dây chằng chéo sau dựa vào đâu?

Bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện lâm sàng và kết hợp chẩn đoán hình ảnh:

  • Thăm khám khớp gối tìm thấy dấu hiệu ngăn kéo sau và so sánh trên hai gối để đánh giá sự khác biệt.
  • Chụp X-quang để đảm bảo không bỏ sót gãy xương phối hợp.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI cho thấy hình ảnh dây chằng bị đứt, đánh giá chính xác mức độ tổn thương, đồng thời cho biết thêm tình trạng của xương, các dây chằng khác và sụn chêm.

6. Đứt dây chằng chéo sau có tự lành không, có nên mổ không?

Đa phần các trường hợp đứt dây chằng chéo sau vừa phải, không kèm các tổn thương phối hợp thì bệnh nhân có thể tự lành nếu áp dụng các bài luyện tập thích hợp.

Người bị chấn thương dây chằng chéo sau chỉ mổ trong một số trường hợp được bác sĩ chỉ định bởi kỹ thuật tạo hình dây chằng chéo sau khá phức tạp. Hơn nữa, dây chằng chéo sau nằm ở vùng khoeo chân, rất gần với động mạch khoeo, phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau có thể dẫn đến biến chứng làm tổn thương bó mạch khoeo, gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Không chỉ vậy, sau khi mổ, người bệnh còn cần phải dành thời gian nghỉ ngơi, luyện tập để phục hồi chức năng đầu gối và khả năng đi lại.

Các phương pháp hoặc liệu trình tập luyện sau mổ dây chằng chéo sau sẽ được thiết kế chuyên biệt cho từng người bệnh. Khi luyện tập cần có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên để đảm bảo tập luyện đúng cách, ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Tham khảo video Chuyên viên vật lý trị liệu phục hồi chức năng – phòng khám ACC hướng dẫn bài tập hỗ trợ đau khớp gối sau phẫu thuật:

7. Điều trị đứt dây chằng chéo sau tại ACC

Tại Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống, đối với bệnh nhân bị tổn thương dây chằng ở vùng gối, các bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận và áp dụng trị liệu: chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV kết hợp sóng xung kích Shockwave.

đứt dây chằng chéo sau
Bác sĩ Hoisang Gong – chuyên khoa Thần kinh cột sống đang thăm khám cho bệnh nhân

Ngoài ra để tăng cường chức năng cho khớp gối và hỗ trợ sức mạnh cho các khối gân, cơ, người bệnh còn được chuyên viên vật lý trị liệu hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng cụ thể.

6 bài tập chữa đau khớp gối đơn giản, hiệu quả

Ngày nay, các bài tập chữa đau khớp gối có thể thực hiện tại nhà đang được nhiều người quan tâm với mong muốn khắc phục tình trạng đau nhức ở đầu gối nhanh chóng mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, để điều trị đau khớp gối tận gốc,…

Thời gian hồi phục sẽ được rút ngắn nếu bệnh nhân kiên trì tuân theo hết liệu trình điều trị của bác sĩ tại phòng khám ACC.

Trên đây là những thông tin giải đáp đứt dây chằng chéo sau có tự lành không, có nên mổ không mà bạn có thể tham khảo. Khi xảy ra chấn thương dây chằng chéo sau, tốt nhất bạn nên thăm khám sớm để có cách xử lý kịp thời. Ngoài ra, mỗi người cũng nên chủ động phòng ngừa chấn thương này bằng cách nên khởi động kỹ trước khi chơi thể thao, thường xuyên tập luyện các bài tập tăng cường cơ chân, kéo giãn khớp gối trước và sau. Đồng thời, cũng nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều canxi, vitamin D, protein để duy trì sức mạnh dây chằng và cơ xương khớp.

Có thể bạn quan tâm:
> Đứt dây chằng đầu gối: Nhận biết sớm, phòng ngừa biến chứng
> Đứt dây chằng chéo trước: Cách nhận biết và điều trị
> Hiểu rõ về giãn dây chằng để điều trị đúng cách

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục