1. Ngồi đúng tư thế trước máy tính
Một tư thế ngồi đúng giúp giảm áp lực lên vùng vai và cổ, từ đó ngăn ngừa đau nhức cổ và đau mỏi vai gáy. Bạn cần điều chỉnh chiều cao của bàn và ghế sao cho cánh tay tạo thành góc vuông tại khuỷu tay khi đánh máy.
Tư thế ngồi hằng ngày trong sinh hoạt và làm việc có thể là nguyên nhân khiến cho bạn thường xuyên đau mỏi vùng vai cổ, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp đặc biệt là thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận…
Khoảng cách giữa mắt với màn hình khoảng 50 cm. Màn hình nên được điều chỉnh sao cho bằng hoặc thấp hơn mắt một chút.
2. Giữ tư thế đúng khi dùng điện thoại
Thói quen nhìn vào điện thoại hàng giờ mỗi ngày khiến đường cong sinh lý của cổ bị đảo ngược, gây nên cơn đau ở cổ và vấn đề ở đĩa đệm. Do đó, cách ngăn ngừa đau cổ mà nhiều người cần chú ý là nên giữ thẳng đầu, nâng điện thoại lên ngang tầm mắt. Trong trường hợp màn hình điện thoại thấp hơn mắt, bạn nên hạ thấp tầm nhìn thay vì cúi đầu. Đồng thời, bạn nên sử dụng 2 tay, 2 ngón cái để gõ ký tự nhằm tạo sự cân đối và vị trí thoải mái hơn cho cột sống.
Tuyệt đối không kẹp điện thoại một bên cổ, không giữ điện thoại bằng bả vai. Tư thế này rất có hại cho đốt sống cổ và lưng. Nếu phải nghe điện thoại trong thời gian dài, bạn có thể sử dụng tai nghe để hỗ trợ.
3. Tập thể dục cho cổ
Nhân viên văn phòng không nên ngồi liên tục bên máy tính trong nhiều giờ liền. Cứ sau 1 – 2 giờ nên đứng dậy đi lại hoặc thực hiện một vài động tác thể dục tại chỗ nhằm giảm độ cứng của cổ:
– Cúi đầu về phía trước, từ từ ngửa ra sau. Sau đó nghiêng cổ sang trái, rồi nghiêng sang phải. Lặp lại 5 – 10 lần với mức độ vừa phải.
– Đặt 2 tay ở phía sau đầu, đầu dồn sức về phía sau, trong khi đó hai tay dùng lực đẩy đầu về phía trước. Duy trì tư thế trong 1 – 2 phút.
– Ngồi thẳng, tay trái nắm lấy thành ghế. Tay phải vòng qua và đặt lên vùng đầu bên trái, kéo đầu về phía bên phải, giữ yên tư thế trong 15 giây. Đổi bên và thực hiện tương tự.
Lưu ý, không bẻ hoặc lắc cổ kêu răng rắc, tránh nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Tham khảo thêm các bài tập khác:
4. Xoa dịu căng thẳng
Stress thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến cơn đau đầu, đau cổ và mỏi vai gáy. Để phòng ngừa tình trạng này, hãy cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Thỉnh thoảng, tập luyện các bài tập thở hoặc yoga, nghe nhạc để làm dịu tâm trí.
5. Ngủ đúng cách
– Chọn gối phù hợp: Độ cao thích hợp của một chiếc gối là 10 – 15cm. Bạn không nên dùng gối quá mỏng hoặc quá dày vì có thể gây đau gáy, mỏi cổ và thiếu máu não. Nên chọn gối được làm từ chất liệu mềm, đàn hồi tốt, giúp khí lưu thông dễ dàng.
– Tư thế ngủ: Nằm ngửa là tư thế ngủ tốt để phòng tránh đau cổ. Bạn có thể ngủ ngửa với một chiếc gối dưới đầu và một chiếc gối dưới mỗi cánh tay giúp giảm cứng cổ trong đêm. Đối với nhiều người thích nằm nghiêng khi ngủ, nên chọn loại gối không quá cao, vừa rộng đến vai để đảm bảo luôn giữ cổ đúng tư thế.
– Ngủ đủ giấc: Mỗi người cần đảm bảo giấc ngủ 7 – 8 giờ. Nếu chất lượng giấc ngủ kém hoặc ngủ không đủ, nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu, đau mỏi cổ và đau lưng khá cao.
Trên đây là những cách ngăn ngừa đau cổ đơn giản ai cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, khi cơ thể có những dấu hiệu như đau mỏi vùng cổ và vai gáy, đau tê cánh tay và bàn tay, kèm theo triệu chứng đau đầu, chóng mặt, bạn cần đến chuyên khoa Thần kinh cột sống để kiểm tra ngay nhằm tìm ra nguyên nhân và điều trị tận gốc. Lưu ý, không nên tự ý mua thuốc giảm đau về uống, vì ban đầu người bệnh có thể hết đau, nhưng sau khi thuốc hết tác dụng thì cơn đau lại tiếp tục tái phát.
Tại phòng khám ACC, các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống sẽ áp dụng liệu trình điều trị bảo tồn không dùng thuốc – không phẫu thuật, hướng đến lợi ích sức khỏe lâu dài cho bệnh nhân. Trong trường hợp cơn đau cổ xuất phát từ thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa cột sống, bệnh nhân sẽ được kết hợp điều trị bằng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống nhằm điều chỉnh các sai lệch giữa các đốt sống, giảm sự chèn ép các rễ thần kinh, giải quyết tận gốc vấn đề gây đau, trả lại sự linh hoạt cho cột sống cổ.
Bên cạnh đó, các phương pháp vật lý trị liệu kết hợp điều trị như dùng tia laser cường độ cao thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave, kéo giãn cột sống cổ bằng thiết bị Cervico 2000, tập vận động cột sống cổ hữu ích trong việc điều trị đau cổ, đau vai gáy.
Như vậy, khả năng thành công trong điều trị hoàn toàn phụ thuộc vào việc phát hiện sớm nguyên nhân gây đau và tiếp cận đúng hướng điều trị. Đối tượng làm văn phòng cần biết cách chăm sóc sức khỏe cột sống và chủ động theo dõi các triệu chứng bất thường.
Một số nguyên nhân gây đau cổ: