Hiểu rõ nguyên nhân gây viêm khớp cổ chân có thể hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra hiệu quả và thuận lợi hơn, từ đó ngăn ngừa rủi ro phát sinh biến chứng nguy hiểm.
Viêm khớp cổ chân là một dạng bệnh cơ xương khớp phổ biến, gây trở ngại đáng kể đối với cuộc sống của người bệnh do hạn chế khả năng vận động. Phần lớn trường hợp, vấn đề sức khỏe này thường xảy ra ở người cao tuổi. Tuy nhiên, theo thống kê, không ít người trẻ tuổi cũng bị viêm khớp ở cổ chân trong nhiều năm qua.
Điều trị viêm khớp cổ chân như thế nào mới hiệu quả là mối bận tâm hàng đầu của những người không may gặp phải vấn đề trên. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà mỗi người sẽ có một liệu trình điều trị khác nhau. Vậy, những yếu tố nào có khả năng khiến khớp cổ chân bị viêm?
1. Đâu là nguyên nhân gây viêm khớp cổ chân?
Theo các chuyên gia, chấn thương vật lý ở khớp cổ chân là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm tại đây. Sự tổn thương này có thể bắt nguồn từ những vấn đề như sau, bao gồm:
Ở người trẻ tuổi
Bong gân ở cổ chân trong thời gian dài có nguy cơ chuyển biến nghiêm trọng, từ đó dẫn đến viêm khớp. Rèn luyện thể chất quá sức, chấn thương thể thao hoặc tai nạn là những yếu tố trực tiếp gây nên vấn đề này.
Chấn thương trong thể thao là điều có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả vận động viên chuyên nghiệp. Tùy vào mức độ va đập, các chấn thương có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau, tuy nhiên đều gây đau đớn và khó chịu, nếu…
Ngoài ra, chấn thương cổ chân còn có khả năng phát sinh bởi:
Tình trạng béo phì: khớp cổ chân đóng vai trò không thể thiếu trong việc giữ thăng bằng cơ thể. Do đó, cân nặng quá lớn sẽ tạo thêm áp lực lên cổ chân, lâu ngày dẫn đến viêm.
Bệnh nền: những người có tiền sử bị viêm khớp dạng thấp, gout… hoặc đang phải đối mặt với những vấn đề này có nguy cơ cao bị viêm ở khớp cổ chân.
Thường xuyên căng thẳng: áp lực trong cuộc sống, công việc cũng như gia đình có thể gây tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch. Khi đó, sức đề kháng của cơ thể sẽ không đủ để chống lại tình trạng viêm nhiễm.
Lối sống không lành mạnh: lười vận động, ít tập thể dục thể thao góp phần làm yếu đi sức đề kháng của cơ thể trước các bệnh lý. Mặt khác, ăn uống thiếu dưỡng chất còn khiến khớp cổ chân suy yếu, nhạy cảm với chấn thương hơn.
Ở người cao tuổi
Theo thời gian, lớp sụn khớp ở cổ chân sẽ bị bào mòn dần dần, khiến bộ phận này dễ chịu tổn thương hơn lúc trước. Tình trạng mòn sụn khớp này gọi là thoái hóa, đồng thời cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp cổ chân ở người cao tuổi.
Ngoài ra, người cao tuổi còn có rủi ro cao đối mặt với vấn đề viêm nhiễm ở khớp cổ chân nếu có những yếu tố nguy cơ như sau:
- Tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp.
- Khi còn trẻ đã từng bị béo phì.
- Vừa gặp tai nạn té ngã, trượt chân…
2. Vì sao viêm khớp cổ chân cần sớm được điều trị?
Tình trạng viêm khớp ở cổ chân cần được chữa trị bằng thủ thuật y tế chứ không thể tự lành. Do đó, bạn nên tìm gặp bác sĩ nếu nghi ngờ bản thân đang phải đối mặt với vấn đề này. Đặc biệt, việc tìm kiếm sự trợ giúp y tế càng quan trọng khi cơ thể bộc lộ bất kỳ dấu hiệu nào như sau, bao gồm:
- Cổ chân sưng đỏ và hơi nóng, thường cứng khớp vào buổi sáng khi vừa thức dậy.
- Cảm giác đau nhói ở cổ chân xuất hiện ở mỗi bước đi, đặc biệt rõ ràng khi người bệnh leo cầu thang.
- Âm thanh lạ phát ra từ khớp cổ chân khi bệnh nhân cố gắng xoay hoặc di chuyển bộ phận này.
Thoái hóa khớp cổ chân là tình trạng không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn dễ bắt gặp ở những độ tuổi trẻ hơn như 20 hay 30 tuổi. Bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng Giám đốc Phòng khám ACC đã chia sẻ kĩ hơn về căn bệnh…
Ngoài ra, theo nghiên cứu, viêm khớp cổ chân không được chữa trị kịp thời có thể để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Cụ thể hơn, viêm khớp lâu ngày ở cổ chân gây cản trở việc đi lại của người bệnh, khiến họ ngại vận động. Theo thời gian, thói quen ít hoạt động thể chất khiến lưu lượng hồng cầu đến khớp cổ chân giảm đi đáng kể. Điều này đồng nghĩa với việc lượng oxy và dưỡng chất cần thiết tại đây không đủ để tiếp tục duy trì sức khỏe khớp, tạo điều kiện cho bệnh tiến triển thành thoái hóa. Khi đó, bệnh nhân có nguy cơ cao mất khả năng di chuyển vĩnh viễn.
3. Người bị viêm khớp cổ chân cần làm gì để khắc phục vấn đề này?
Sử dụng nhóm thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid (NSAIDs) là lựa chọn quen thuộc nhất của những người rơi vào tình trạng này. Tuy vậy, bệnh nhân cần lưu ý rằng uống thuốc giảm đau chỉ có thể giải quyết phần ngọn của vấn đề – tức là xoa dịu cơn đau do viêm khớp cổ chân mang lại. Đồng thời, hiệu quả của thuốc cũng chỉ duy trì trong thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân gốc rễ gây đau và viêm nhiễm ở khớp cổ chân chưa được điều trị triệt để thì các cơn đau nhức vẫn sẽ tái phát liên tục. Điều này khiến người bệnh không còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục uống thuốc để chống đỡ. Thực tế, kéo dài thời gian sử dụng thuốc không phải là điều nên làm, vì nó rất dễ kéo theo tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, thận…
Khác với việc uống thuốc giảm đau, phẫu thuật có khả năng điều trị viêm khớp cổ chân trong một số trường hợp tuy nhiên rủi ro phát sinh biến chứng kèm theo trong quá trình phẫu thuật hoặc giai đoạn hậu phẫu cũng không ít. Kể cả khi ca mổ hoàn thành thuận lợi, người bệnh vẫn có nguy cơ gặp phải một số vấn đề như:
- Nhiễm trùng vết thương
- Ngứa ran hoặc thậm chí là tê liệt chi dưới do dây thần kinh chịu thương tổn trong lúc phẫu thuật
Cũng chính vì vậy, phương án này chỉ dành cho trường hợp quá nghiêm trọng hoặc những phương pháp điều trị trước đó không đem lại hiệu quả như mong đợi.
Vậy, liệu có cách chữa viêm khớp cổ chân không dùng thuốc hay phẫu thuật không?
Với nền y học phát triển như hiện nay, điều trị cổ chân bị viêm khớp không cần đến sự can thiệp của thuốc giảm đau hay phẫu thuật là điều hoàn toàn có thể. Mặc dù vậy, chỉ một số ít phòng khám, cơ sở y tế ở Việt Nam có khả năng phát huy tối đa hướng điều trị này. Trong đó, Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống được đánh giá là cái tên nổi bật nhất.
Tùy vào nguyên nhân khiến khớp cổ chân bị viêm cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh, các bác sĩ ACC sẽ cân nhắc và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất cho từng trường hợp, ví dụ như:
Viêm khớp cổ chân liên quan đến sự sai lệch trong cấu trúc xương khớp (thoái hóa, chấn thương tác động đến xương khớp…)
Đối với trường hợp này, Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) sẽ là lựa chọn tối ưu. Giải pháp này đề cập đến thao tác dùng tay để nắn chỉnh lại các cấu trúc sai lệch về đúng vị trí cũ, giải phóng sức ép đè nặng lên các dây thần kinh gần đó gây đau.
Đồng thời, sự tác động này còn kích hoạt quá trình làm lành tổn thương của cơ thể, giúp loại bỏ tình trạng viêm ở cổ chân. Như vậy, các cơn đau sẽ hoàn toàn biến mất mà không cần đến thuốc hay phẫu thuật can thiệp.
Thực tế, Trị liệu Thần kinh Cột sống là một thủ thuật phức tạp, đòi hỏi chuyên môn cũng như kỹ năng cao ở người thực hiện. Do đó, chỉ những chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống được đào tạo bài bản mới có thể giúp người bệnh nhận được lợi ích từ liệu pháp điều trị này.
Tuy nhiên, chuyên ngành trên hiện tại vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam, khiến phần lớn những trung tâm, cơ sở tự nhận chuyên về Trị liệu Thần kinh Cột sống không thể phát huy tối đa tác dụng của Trị liệu Thần kinh Cột sống. Ngược lại, sự thiếu chuyên môn và kỹ năng kém đôi khi còn có nguy cơ gây phản tác dụng.
Khác với những đơn vị này, ACC là phòng khám chuyên khoa đầu tiên về Trị liệu Thần kinh Cột sống được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép hoạt động. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống 100% người nước ngoài, sau 15 năm hoạt động, phòng khám ACC tự hào đã giúp hàng chục nghìn bệnh nhân chấm dứt tình trạng đau nhức liên quan đến cơ xương khớp, bao gồm cả viêm khớp cổ chân.
Viêm khớp cổ chân do tật bàn chân bẹt
Tật bàn chân bẹt rất phổ biến ở người châu Á. Người bị tật bàn chân bẹt là không có vòm bàn chân, chân có xu hướng bẻ vào trong do cổ chân bị xoay. Bàn chân là nền tảng của cả cơ thể, chịu lực toàn thân dồn xuống bàn chân, nếu bàn chân không cân sẽ gây đau, gây viêm khớp cổ chân…
Trong trường hợp này, để điều trị tận gốc viêm khớp cổ chân thì phải cân chỉnh bàn chân bằng đế chỉnh hình y khoa. Ở người trưởng thành, khi được điều trị bằng đế chỉnh hình y khoa đặt trong giày sẽ giúp hỗ trợ vận động chân (đi, chạy, thể dục thể thao), giúp cân bằng cơ thể và giúp triệu chứng bàn chân bẹt không phát triển thêm, giảm áp lực lên cổ chân là nguyên nhân gây đau.
Khớp cổ chân bị viêm liên quan đến chấn thương mô mềm
Nếu viêm khớp cổ chân khởi phát từ vấn đề chấn thương mô mềm lâu ngày, ví dụ như bong gân, biện pháp điều trị có thể là sự kết hợp giữa:
Sóng xung kích Shockwave: tác động đến mô tổn thương bằng sóng âm mang năng lượng cao, từ đó thúc đẩy chu trình làm lành vết thương. Ngoài ra, sóng âm còn giúp sản sinh tế bào gân cũng như dây chằng mới khỏe mạnh. Từ đó, cơn đau do bong gân cổ chân sẽ thuyên giảm nhanh chóng, đồng thời ngăn chặn chấn thương phát triển thành viêm khớp tại đây.
Trị liệu laser cường độ cao thế hệ IV: vai trò chính của liệu pháp này là kích thích tế bào tái tạo, đồng thời hỗ trợ chữa lành mô mềm chịu thương tổn bằng cách thúc đẩy ATP sản sinh. Thông qua đó, hiệu quả giảm viêm và giảm đau cũng phát huy rõ rệt.
Mặt khác, nếu người bị viêm khớp cổ chân có bệnh nền như béo phì hay viêm khớp dạng thấp, các chuyên gia tại ACC cũng sẽ giúp họ kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe và ngăn chặn bệnh tiếp tục ảnh hưởng đến khớp cổ chân bằng cách hướng dẫn:
- Thực hiện một số bài tập đơn giản giúp rèn luyện khớp cổ chân cũng như duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Thay đổi lối sinh hoạt điều độ, lành mạnh hơn.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp.
Viêm khớp cổ chân là vấn đề sức khỏe có khả năng xảy ra ở mọi đối tượng. Điều trị tình trạng này ngay từ đầu ở những phòng khám uy tín, ví dụ như ACC, là điều cần thiết để hạn chế biến chứng phát sinh, đặc biệt là rủi ro liệt vĩnh viễn.
Xem thêm: > Viêm đa khớp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị > Cách điều trị và phòng ngừa viêm xương khớp do thời tiết > Viêm xương khớp vào ban đêm có triệu chứng gì? > Bị đau cổ chân khi chạy bộ nguyên nhân do đâu?