Tràn dịch khớp cổ chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Erik W. Waardenburg

Tràn dịch khớp cổ chân gây đau nhức, cứng khớp khiến việc đi lại trở nên khó khăn và làm giảm khả năng hoạt động. Vì vậy, khi có dấu hiệu tràn dịch cổ chân, người bệnh không nên phớt lờ bởi nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ biến chứng nặng ảnh hưởng đến vấn đề đi lại về sau.

1. Tràn dịch khớp cổ chân là gì?

Tràn dịch khớp cổ chân là tình trạng bao hoạt dịch tiết ra nhiều dịch khớp hơn so với bình thường vì hoạt động quá sức. Đây là một hiện tượng khá phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là với những người thường xuyên chơi thể thao, từng bị nhiễm trùng vùng cổ chân hoặc có tiền sử mắc bệnh gút, tiểu đường.

Theo đó, tràn dịch sẽ khiến khớp cổ chân trở nên sưng tấy, đau nhức, gây khó khăn trong quá trình vận động và di chuyển. Nếu để lâu dài, tràn dịch khớp cổ chân có thể gây nên những biến chứng xấu.

2. Nhận biết dấu hiệu tràn dịch khớp cổ chân

Khi bị tràn dịch cổ chân, bạn sẽ có các triệu chứng sau:

  • Khi di chuyển, đặc biệt là lúc leo trèo, bạn có thể cảm thấy cổ chân đau nhức.
  • Bề ngoài vùng bị tràn dịch sưng tấy hoặc bầm tím (trong trường hợp bị chấn thương), sờ vào cảm giác nóng hơn các vùng da khác.
  • Có cảm giác các khớp bị tê cứng làm giảm khả năng vận động.
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn khớp sẽ xuất hiện thêm dấu hiệu bị sốt, mệt và ớn lạnh.

3. Bị tràn dịch khớp cổ chân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tràn dịch khớp cổ chân. Cụ thể:

3.1. Chấn thương

Bị chấn thương cổ chân là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến bị tràn dịch. Khi có một lực tác động mạnh lên cổ chân sẽ khiến dây chằng, xương và sụn khớp tổn thương. Điều đó khiến khớp mất đi các cấu trúc ổn định, tăng nguy cơ tiết dịch gây nên tình trạng tràn dịch cổ chân.

Chấn thương có thể dẫn đến tràn dịch cổ chân
Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc bị tràn dịch cổ chân.

3.2. Nhiễm trùng

Khi vết thương ở cổ chân bị các vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập vào sẽ gây nên tình trạng sưng, viêm, nhiễm trùng và phá hủy cấu trúc khớp, dẫn đến tình trạng bị tràn dịch khớp cổ chân. Theo đó, những người đã thay khớp nhân tạo, bệnh nhân bị tiểu đường, viêm khớp hoặc bị nhiễm HIV,… là những đối tượng rất dễ bị tràn dịch khớp do nhiễm trùng.

3.3. Tình trạng viêm nhiễm (viêm khớp, viêm khớp dạng thấp)

Viêm khớp sẽ khiến hệ thống miễn dịch tác động đến mạch máu, khiến mạch máu giãn nở, các mô bao quanh sẽ tăng tiết dịch. Nếu không được điều trị đúng cách, tại vùng khớp bị viêm sẽ hình thành túi chứa dịch gây đau đớn và sưng tấy nghiêm trọng. Lúc này, nếu không được hút dịch khớp cổ chân kịp thời sẽ rất dễ gây ra hiện tượng tràn dịch.

Bài viết liên quan: Viêm khớp cổ chân: Hiểu rõ nguyên nhân để điều trị hiệu quả

3.4. Bị u nang hoạt dịch

Bị u nang hoạt dịch sẽ làm tích tụ chất lỏng bên trong khớp và tạo thành các u nang. Nếu u nang vỡ ra, dịch sẽ tràn vào khớp gây sưng tấy, đau nhức, đi lại khó khăn.

3.5. Tuổi tác

Tỷ lệ mắc các bệnh về xương khớp tăng dần theo tuổi tác. Bởi khi tuổi càng cao, hệ thống xương càng “lão hóa”, không còn chắc khỏe như người trẻ nên dễ dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp – một trong những nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chân.

Thông tin thêm: Đau nhức xương khớp toàn thân cảnh báo bệnh gì và cách điều trị

Lão hóa xương khớp có thể dẫn đến tràn dịch cổ chân
Tình trạng lão hóa xương khớp ở người lớn tuổi có thể là nguyên nhân gây nên bệnh tràn dịch cổ chân.

3.6. Bệnh lý

Người mắc các bệnh lý như tiểu đường, gút, béo phì… là nguyên nhân gây tổn thương đến cấu trúc xương khớp, làm tăng tỷ lệ bị tràn dịch cổ chân.

4. Khi nào nên đến gặp bác sĩ ngay?

Khi khớp cổ chân xuất hiện các dấu hiệu sưng, đau, nhức, bạn cần quan sát các dấu hiệu tiếp theo và diễn biến của vết thương. Trong trường hợp triệu chứng đau không thuyên giảm, các khớp trở nên cứng, sưng tấy, dẫn đến đi lại khó khăn, bạn nên đi thăm khám ngay để được chẩn đoán và có các giải pháp chữa trị kịp thời, tránh để lại biến chứng lâu dài.

5. Làm sao để phát hiện tràn dịch khớp cổ chân?

Có 2 cách để phát hiện bệnh:

  • Dựa vào các dấu hiệu bên ngoài như đau nhức, sưng, có dấu hiệu xuất hiện túi dịch, di chuyển khó khăn,…
  • Can thiệp y tế khi nghi ngờ mình bị mắc bệnh. Theo đó, bạn cần đến các trung tâm y tế để được thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như chẩn đoán hình ảnh, phân tích tính chất dịch khớp hoặc siêu âm,…

6. Cách điều trị tràn dịch khớp cổ chân

Tùy vào từng mức độ của bệnh mà có nhiều cách điều trị khác nhau.

6.1. Các phương pháp điều trị tại nhà

Đối với mức độ tổn thương nhẹ, bạn có thể áp dụng các cách điều trị tại nhà đơn giản như sau:

  • Chườm lạnh

Phù hợp với các vết thương cấp tính, giúp làm dịu da và giảm sưng đau. Với phương pháp này, bệnh nhân nên chườm đá trong 20 phút/lần và lặp đi lặp lại trong vài ngày để đẩy nhanh quá trình lành thương, cải thiện tình trạng tràn dịch khớp cổ chân. Lưu ý, bạn nên bọc đá trong khăn hoặc dùng khăn lạnh đắp lên để tránh gây bỏng lạnh.

Xem thêm: Chườm nóng hay chườm lạnh: Đâu là giải pháp tốt nhất?

Chườm lạnh giúp giảm cơn đau do tràn dịch cổ chân hiệu quả
Chườm lạnh sẽ giúp làm dịu da, giảm sưng cho vùng khớp cổ chân.
  • Nghỉ ngơi

Là điều bạn cần phải làm để giúp hồi phục vết thương. Theo đó, bệnh nhân không nên vận động nhiều, hạn chế đi lại để cổ chân được hồi phục trong vòng 48 giờ sau khi chấn thương. Việc đi lại nhiều sẽ gây tác động lên cổ chân, khiến vết thương nghiêm trọng hơn.

  • Băng cổ chân

Băng lên cổ chân bị tổn thương cũng là một cách giúp giảm sưng khá hiệu quả. Tuy nhiên nên sử dụng băng thun và không băng quá chật để tránh cản trở lưu thông máu.

  • Nâng chân lên cao:

Động tác này giúp hạn chế lưu lượng máu chảy xuống cổ chân, giảm đau và sưng. Tuy nhiên, chỉ nên giơ cao hơn tầm 8 – 12cm, tránh giơ chân quá cao sẽ dẫn đến tê chân và đau nhức hơn.

6.2. Sử dụng thuốc

Để giảm đau và khiến khớp khỏi co cứng, các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc chống viêm, giảm phù nề. Nếu vết thương đã bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, người bị viêm loét dạ dày cần cẩn trọng với các loại thuốc trên và không được lạm dụng nếu chưa hỏi qua ý kiến bác sĩ.

6.3. Hút dịch khớp cổ chân

Đây là một phương pháp ngoại khoa áp dụng cho bệnh nhân bị nặng, dịch tràn nhiều cần phải hút. Dù phương pháp hút dịch khớp cổ chân ít gây tác dụng phụ nhưng có nguy cơ tái phát cao. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm tê dọc theo hướng mà kim chọc hút dịch sẽ đi và bắt đầu hút. Với dịch khớp đã được hút ra, các bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên số lượng, màu sắc, độ nhớt,… để đánh giá tình trạng bệnh. Nếu sau 24 giờ, tại vị trí hút bị chảy dịch hoặc viêm, bệnh nhân cần tái khám ngay lập tức.

Phương pháp hút dịch khớp cổ chân giúp giảm đau, giảm sưng cho người bệnh.
Phương pháp hút dịch khớp cổ chân giúp giảm đau, giảm sưng cho người bệnh.

6.4. Phẫu thuật

Khi đi thăm khám, nếu tình trạng tràn dịch khớp cổ chân của bệnh nhân quá nghiêm trọng, không thể cải thiện dù đã áp dụng các phương pháp nêu trên thì lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật thay khớp cổ chân. Tuy nhiên, vì phẫu thuật tiềm ẩn nguy cơ phát sinh một số biến chứng nhất định nên người bệnh cần trao đổi thật kỹ với bác sĩ trước khi quyết định thực hiện phương pháp này.

Với nền y học hiện đại ngày nay, rất nhiều người bệnh đã chữa tràn dịch khớp cổ chân hiệu quả mà không gây xâm lấn hay ảnh hưởng sức khỏe nhờ vào phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệuPhục hồi chức năng.

Đây là liệu trình điều trị kết hợp được Phòng khám ACC – Chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống ứng dụng trong 16 năm qua, giúp hàng ngàn bệnh nhân chữa khỏi cơn đau và chấn thương xương khớp mà không cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Trong đó, Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) điều chỉnh những sai lệch trong cấu trúc cột sống, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, từ đó giảm những thương tổn như sưng, viêm, đau và kích hoạt khả năng tự chữa lành của cơ thể.

Phòng khám ACC còn trang bị máy móc thiết bị tân tiến như tia laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave,… cùng liệu trình trị liệu được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho từng trường hợp, hỗ trợ tối đa quá trình điều trị và phục hồi chấn thương nhanh chóng. Đồng thời, trong suốt quá trình điều trị, 100% bác sĩ nước ngoài và đội ngũ chuyên viên vật lý trị liệu giàu kinh nghiệm sẽ luôn theo sát bệnh nhân để hướng dẫn, đưa ra lời khuyên và tư vấn thay đổi lối sống, nhằm hướng đến mục tiêu điều trị bệnh dứt điểm, tránh tái phát.

Bác sĩ nắn chỉnh cổ chân
Liệu trình điều trị kết hợp Trị liệu thần kinh cột sống và Vật lý trị liệu tại phòng khám ACC mang đến kết quả an toàn và hiệu quả dài lâu.

Nhìn chung, tràn dịch khớp cổ chân có thể xảy ra với bất kỳ ai và gây ra những tổn thương cho xương khớp. Vì vậy, hạn chế vận động quá sức và phòng ngừa các bệnh lý liên quan là việc làm cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Hy vọng bài viết trên đã cho bạn cái nhìn tổng quan về bệnh tràn dịch cổ chân, đồng thời có cách chữa trị kịp thời và đúng đắn để tránh biến chứng lâu dài.

Xem thêm:
> Dấu hiệu tràn dịch khớp cổ tay
> Nguyên nhân tràn dịch khớp gối

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục