Viêm gân cơ nhị đầu là nguyên nhân gây ra tình trạng đau và yếu ở vai, khiến người bệnh vận động khó khăn. Để khắc phục, bệnh nhân nên đi khám với bác sĩ càng sớm càng tốt. Tùy vào tần suất và mức độ đau hiện tại, bác sĩ đề xuất phác đồ điều trị phù hợp để chấm dứt cơn đau.
1. Viêm gân cơ nhị đầu cánh tay là bệnh gì?
Cơ nhị đầu (cơ tay trước, con chuột – biceps) là một cơ nằm ở cánh tay trước, cùng với cơ cánh tay và cơ quạ – cánh tay. Cấu tạo của cơ bao gồm đầu dài gắn vào củ trên ổ chảo xương vai và đầu ngắn thì gắn vào mỏm quạ trên xương bả vai. Điều này giúp cơ nhị đầu thực hiện chức năng quan trọng là xoay cẳng tay và gập khuỷu tay.
Mặc dù vậy, gân của cơ nhị đầu (bao gồm đầu ngắn và đầu dài) dễ gặp phải tổn thương, dẫn đến tình trạng viêm. Theo thời gian, chỗ gân bị viêm sưng lên dữ dội, đi kèm rách một phần hoặc toàn bộ gân, khiến người bệnh đau nhói đột ngột, nặng hơn là biến dạng cánh tay.
Thêm vào đó, sự khởi phát của viêm gân cơ nhị đầu cũng là nguyên nhân gây ra đau vai và các vấn đề khác như viêm khớp vai, trật khớp vai và chấn thương vai. Vì vậy, bệnh nhân phải lập tức đi khám ngay để bác sĩ trực tiếp kiểm tra, chẩn đoán và kịp thời áp dụng cách điều trị, qua đó ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Hội chứng đau vai gáy khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi (nhưng chủ yếu là ở người già hoặc nhân viên văn phòng). Bệnh có tiến triển từ nhẹ đến nặng và sẽ không quá nguy hiểm nếu người bệnh có hướng điều trị thích…
2. Nguyên nhân điểm bám gân cơ nhị đầu bị viêm
Tình trạng viêm gân cơ nhị đầu chủ yếu là do sự thoái hóa tự nhiên, mà không đến từ bệnh lý cơ xương khớp hay dây chằng. Theo đó, càng lớn tuổi thì các gân càng yếu và dễ mòn đi. Khi gân nhị đầu bị kích thích quá nhiều bởi hoạt động lặp đi lặp lại hằng ngày, điều này không chỉ tăng cơn đau dữ dội, khó chịu; mà còn cọ xát, làm viêm đoạn đi trong rãnh nhị đầu, dẫn đến tổn thương sụn và gân nhị đầu kéo dài, thậm chí là đứt gân.
Ngoài ra, chấn thương khi chơi thể thao, đặc biệt là các môn yêu cầu hoạt động quá đầu như bơi lội, quần vợt, cầu lông, bóng chày, chèo thuyền hoặc chơi golf, cũng là nguyên nhân khiến đầu dài cơ nhị đầu bị viêm, đi kèm là tình trạng rách gân chóp quay, viêm xương khớp và mất vững khớp vai mãn tính.
Một số yếu tố khác tăng nguy cơ viêm gân nhị đầu bao gồm hút thuốc lá, béo phì – thừa cân hoặc viêm khớp trước đó tạo ra nhiều gai xương, tác động xấu vào gân của cơ nhị đầu.
Đau khớp vai khi chơi cầu lông hoàn toàn có thể xảy ra ở người mới bắt đầu hoặc ngay cả với vận động viên chuyên nghiệp. Vì vậy, chuẩn bị kiến thức để xử trí chấn thương vai đúng cách là vô cùng cần thiết, từ đó, giúp người…
3. Dấu hiệu gân cơ nhị đầu cánh tay bị viêm
Các triệu chứng thường gặp của viêm cơ nhị đầu cánh tay bao gồm:
- Đau hoặc nhức sâu ở phía trước vai. Cơn đau tăng lên khi nâng, chuyển động cánh tay hoặc vào ban đêm.
- Vai bị cứng hoặc yếu, dẫn đến giảm biên độ vận động vai và khó khăn khi thực hiện động tác đơn giản hằng ngày như chải tóc, mặc áo, với tay qua đầu.
- Cơn đau lan xuống mặt trước xương cánh tay hoặc cẳng tay.
- Đôi khi, xuất hiện âm thanh hoặc cảm giác rách ở vai.
- Viêm gân nhị đầu đi kèm viêm bao hoạt dịch.
- Tình trạng đau kéo dài khiến người bệnh khó ngủ, rối loạn giấc ngủ và nghiêm trọng hơn là teo cơ.
- Xuất hiện một khối u lớn hoặc biến dạng ở giữa bắp tay. Đồng thời, bắp tay bị bầm tím nếu có đứt gân cơ nhị đầu.
Bài viết tham khảo: > Đau vai gáy lan xuống cánh tay là bệnh gì? > Đau vai phải không nhấc tay lên được phải làm sao? > Đau bả vai trái lan xuống cánh tay có nguy hiểm không?
4. Chẩn đoán viêm điểm bám gân cơ nhị đầu như thế nào?
Thông thường, để chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân viêm gân nhị đầu, bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện khám lâm sàng và xét nghiệm kiểm tra cận lâm sàng.
4.1. Về lâm sàng
Bác sĩ đánh giá mức độ – tần suất đau và viêm của gân cơ nhị đầu; đồng thời, kiểm tra biên độ vận động và các vấn đề khác xảy ra ở vai.
Ngoài ra, còn có phương pháp đánh giá tổn thương gân nhị đầu đặc hiệu là speed test. Cụ thể, bệnh nhân đưa cánh tay ra phía trước 90 độ, khuỷu tay gập lại nhẹ nhàng. Lúc này, bác sĩ tác động một lực đẩy xuống phía dưới giữa cẳng tay. Nếu bệnh nhân không kháng lại lực đẩy này thì chứng tỏ có viêm gân nhị đầu cánh tay.
4.2. Về kiểm tra cận lâm sàng
Sau quá trình khám lâm sàng, người bệnh cũng được chỉ định làm kỹ thuật xét nghiệm như:
- Siêu âm cơ: Đây là phương pháp hữu hiệu nhất để chẩn đoán tình trạng tổn thương của gân và túi hoạt dịch gân. Bên cạnh đó, siêu âm khớp vai cũng là cách theo dõi sự phát triển của tổn thương, cũng như đánh giá kết quả điều trị.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cho phép đánh giá tình trạng gân, bao hoạt dịch gân và số lượng dịch viêm một cách chính xác. Từ đó, xác định mức độ viêm gân nhị đầu là nặng hay nhẹ.
- Chụp X-quang: Mặc dù kết quả chẩn đoán của chụp X-quang là mô tả bệnh lý về xương, khớp. Nhưng, cách này còn có ích trong việc quan sát, đánh giá các vấn đề ở khớp vai.
5. Cách chữa viêm gân nhị đầu vai
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của viêm gân cơ nhị đầu mà có phương pháp điều trị khác nhau. Nếu cơn đau nhẹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe thì người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, tránh cử động mạnh ở vai và cánh tay, đồng thời có thể chườm đá lạnh trong 20 phút, để làm dịu cơn đau khó chịu.
Trong trường hợp tình trạng đau và viêm nặng hơn thì sau đây là một số cách khắc phục phổ biến:
5.1. Sử dụng thuốc giảm đau
Thuốc điều trị viêm gân cơ nhị đầu bao gồm 2 loại: dạng uống và dạng tiêm.
- Với dạng uống, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, aspirin và naproxen được sử dụng để làm dịu cơn đau cho người bệnh.
- Với dạng tiêm, thuốc tiêm steroid có thể được tiêm vào gân để giảm tình trạng đau và sưng.
Mặc dù mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng các loại thuốc phải được sử dụng theo hướng dẫn và chỉ định cụ thể của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý uống, tăng liều hay kết hợp các loại thuốc với nhau vì điều này để lại biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Chẳng hạn như thuốc kháng viêm không steroid gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy, loét dạ dày, chóng mặt hoặc phát ban nếu lạm dụng. Trong khi tác dụng phụ của thuốc tiêm steroid là xuất hiện nhiều mụn trứng cá, rụng tóc, tăng cân nhanh hoặc làm cho gân yếu hơn, dẫn đến rách gân cơ nhị đầu.
>> Cảnh báo tác hại khôn lường khi dùng thuốc giảm đau xương khớp: XEM NGAY.
5.2. Phẫu thuật
Phẫu thuật được đề xuất trong trường hợp viêm gân nặng, có dấu hiệu đứt gân cơ nhị đầu. Và, dựa theo tình trạng hiện tại, bác sĩ đề xuất mổ hở hoặc mổ nội soi.
- Mổ nội soi được ưu tiên hơn do ít xâm lấn, đồng thời xử lý thêm các tổn thương khác ở vai (nếu có).
- Mổ hở được chỉ định khi gân nhị đầu bị đứt hoàn toàn. Lúc này, thực hiện phẫu thuật giúp tạo hình điểm bám gân nhị đầu, qua đó khôi phục một phần của động tác gấp khuỷu tay. Mặc dù vậy, các biến chứng có thể xảy ra khi mổ hở là nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương thần kinh, cứng hoặc đau khớp.
5.3. Châm cứu kết hợp xoa bóp, bấm huyệt
Châm cứu là phương pháp chữa bệnh của y học cổ truyền Trung Quốc, hoạt động theo nguyên lý khôi phục năng lượng tích cực trong cơ thể và loại bỏ năng lượng tiêu cực khiến cơ thể đau đớn.
Tùy vào triệu chứng đau và viêm gân cơ nhị đầu, bác sĩ tiến hành đưa kim châm vào vị trí tương ứng. Lúc này, tác động của kim giúp dây thần kinh tại chỗ tự động tăng sản xuất hormone nội sinh khác nhau (chẳng hạn như endorphin). Qua đó, kích thích hệ thống miễn dịch và tuần hoàn máu, giúp cơ thể phục hồi sau cơn đau tốt hơn.
Những cơn đau vai gáy dù là xảy ra đột ngột hay kéo dài âm ỉ đều để lại sự mệt mỏi và khó chịu. Nhiều người đã tìm đến phương pháp châm cứu chữa đau vai gáy với hy vọng cắt đứt triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên đây…
Bên cạnh châm cứu, bệnh nhân có thể điều trị bằng xoa bóp – bấm huyệt. Cách thực hiện như sau:
- Xoa vùng mặt trước cánh tay: Cho một ít dầu nóng vào lòng bàn tay, xoa nhẹ tay để dầu thấm đều. Sau đó, dùng lực từ bàn và ngón tay massage vùng mặt trước cánh tay. Điều này giúp mô cơ – gân được thư giãn, thúc đẩy máu huyết lưu thông và giảm đau nhức.
- Day cơ nhị đầu cánh tay: Dùng gốc bàn tay xoa nhẹ từ cơ nhị đầu khuỷu tay đến vai.
- Miết cơ nhị đầu cánh tay: Gập ngón tay 2, 3, 4, 5 về phía lòng bàn tay. Tiếp đó, sử dụng các khớp liên đốt nhấn vào mô, trượt dọc theo cơ đến đầu xương cánh tay (đầu dài cơ nhị đầu) và miết hơi lệch về sau một chút về phía nách (đầu ngắn của cơ nhị đầu) khoảng 3 – 5 lần.
- Xoa cơ nhị đầu: Dùng hai tay xoa nhẹ cơ nhị đầu theo chiều ngược nhau. Thực hiện từ 3 – 5 lần.
- Ấn day điểm đau: Ấn ngón tay vào điểm đau, sau đó day nhẹ nhàng đến khi cơn đau thuyên giảm thì dừng.
Lưu ý: Quá trình châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt phải được thực hiện tại phòng khám uy tín, nơi có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
5.4. Vật lý trị liệu
Thực hiện vật lý trị liệu với bài tập kéo giãn cơ, bài tập tăng cường sức mạnh cho vai, giúp bệnh nhân khôi phục biên độ vận động, đồng thời giảm viêm cho cơ nhị đầu bị tổn thương.
Đa phần bệnh nhân đều tham khảo và áp dụng bài tập vật lý trị liệu tại nhà để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích bạn nên đi đến phòng khám chuyên khoa trị liệu uy tín để có bác sĩ kiểm tra, thiết kế bài tập phù hợp, cũng như theo dõi và đánh giá sát sao qua từng giai đoạn, từ đó giúp bệnh nhân đạt kết quả điều trị tốt nhất.
Vật lý trị liệu đau vai gáy có tác dụng ‘xua tan’ những cơn đau nhức khó chịu và hỗ trợ phục hồi khả năng vận động ở vùng cổ và vai gáy. Phương pháp này được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi có thể giúp người bệnh tránh…
Tại phòng khám ACC (thành viên của tập đoàn FV), phương pháp vật lý trị liệu được thực hiện theo trình độ như bệnh viện trị liệu vật lý tốt nhất ở Mỹ và Châu Âu. Bệnh nhân đến với ACC cũng được đội ngũ Bác sĩ nước ngoài thăm khám, đưa ra tư vấn tận tình, cũng như xây dựng phác đồ điều trị tối ưu – an toàn – hiệu quả, phù hợp với thể trạng để qua đó, tăng tốc độ phục hồi, giúp người bệnh sớm quay về cuộc sống bình thường.
Cụ thể, liệu trình chữa trị viêm gân cơ nhị đầu vai/cánh tay tại ACC bao gồm Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic), kết hợp với Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng bằng máy móc hiện đại như:
- Sóng xung kích Shockwave: Đây là dạng sóng âm mang năng lượng cao tác động vào đúng vị trí cơ, gân bị tổn thương. Qua đó, đẩy nhanh tiến trình phục hồi, tái tạo gân và các mô mềm khác, góp phần giảm đau và khôi phục khả năng vận động.
- Tia laser cường độ cao thế hệ thứ IV: Tia laser thế hệ IV với cường độ cực kỳ mạnh và bước sóng rộng, có khả năng thâm nhập đến các mô, gân bị tổn thương bên trong, qua đó giảm viêm và làm dịu cơn đau hiệu quả. Ngoài ra, tia laser còn thúc đẩy tuần hoàn máu và oxy nuôi dưỡng sụn, gân, cơ bị thoái hóa, hư tổn.
Như vậy, nếu bạn đang gặp phải triệu chứng viêm điểm bám gân cơ nhị đầu thì có thể đến chi nhánh gần nhất của phòng khám ACC tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và điều trị tận gốc. Với tỷ lệ thành công hơn 95%, phòng khám ACC tự hào mang đến cho bệnh nhân liệu trình chăm sóc sức khỏe ưu việt, giúp cải thiện dứt điểm cơn đau, ngăn ngừa tái phát mà không phải can thiệp phẫu thuật hay dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Viêm gân cơ nhị đầu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra teo cơ, tàn phế nếu người bệnh chủ quan, không điều trị sớm. Vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu bất thường, bệnh nhân phải đi khám với bác sĩ ngay để được chẩn đoán, áp dụng phác đồ chữa bệnh phù hợp với nguyên nhân, từ đó ngăn ngừa biến chứng xấu cho sức khỏe.
Cách phòng ngừa viêm điểm bám gân cơ nhị đầuĐể hạn chế viêm cơ gân nhị đầu, mỗi người nên tuân theo lưu ý trong sinh hoạt và vận động sau:
|