Đau cơ bắp tay là chấn thương thường gặp, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng do hoạt động cánh tay quá mức hoặc cử động sai tư thế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn đau này có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để nhận diện nguyên nhân đau nhức bắp tay và triệu chứng cần lưu ý? Mời bạn cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau.
1. Đau, căng cơ bắp tay là như thế nào?
Cơ bắp tay (cơ nhị đầu) nằm giữa vai và khuỷu tay, có đầu cơ nối gai xương vai & xương đòn nối đến xương quay vùng cẳng tay. Vai trò chính của cơ bắp tay là giúp gấp cổ tay, nâng vai và xoay cẳng tay.
Trong đó, đau cơ bắp tay là tình trạng các nhóm cơ ở phần bắp tay bị căng quá mức hoặc tổn thương dẫn đến các triệu chứng như:
- Cơ bắp tay có cảm giác đau như bị chuột rút.
- Đau nhức, bầm tím vùng khuỷu tay.
- Có thể đau nhói từ vai kéo xuống bắp tay.
- Yếu cơ vùng khuỷu tay và vai.
- Đau âm ỉ vùng bắp tay vào ban đêm.
- Giảm phạm vi vận động, khó xoay cẳng tay.
- Có cảm giác nặng, mỏi, co rút vùng bắp tay.
- Triệu chứng đau tăng lên khi kéo, nâng hoặc chuyển động cánh tay lặp đi lặp lại.
- Khi hoạt động tay có thể xuất hiện tiếng kêu lách cách.
2. Nguyên nhân gây đau cơ bắp tay
Nắm rõ các nguyên nhân đau nhức cơ bắp tay dưới đây là bước quan trọng giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Cụ thể là:
2.1 Chấn thương vật lý
Nguyên nhân dẫn đến đau bắp tay phổ biến là tình trạng căng, rách cơ/dây chằng. Lúc này, vùng bắp tay bị sưng tấy, cơ co thắt lại dẫn đến đau nhức, nghiêm trọng hơn có thể bầm tím, ảnh hưởng đến mao mạch. Ngoài ra, chấn thương vai do va chạm mạnh, thường xuyên kéo giãn cơ tay quá mức, gù lưng,… cũng có thể khiến nhóm cơ bắp tay bị đau.
2.2 Chèn ép dây thần kinh
Rễ thần kinh C5 có trách nhiệm duy trì chức năng vùng cánh tay. Vì vậy, nếu rễ thần kinh này bị chèn ép, cánh tay sẽ có cảm giác đau và tê ngứa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chèn ép dây thần kinh có thể do thoát vị đĩa đệm, sự hình thành gai xương, thoái hóa đốt sống,…
2.3 Gãy xương kín
Đau cơ bắp tay có thể xảy ra do gãy xương kín – là tình trạng xương cánh tay bị gãy nhưng không xuyên qua da. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do va chạm, té ngã, tai nạn, chấn thương thể thao ở những mông thể thao cần dùng tay nhiều (bóng chuyền, bóng ném, quần vợt,…),…
2.4 Tư thế nằm ngủ sai
Ngủ sai tư thế có thể đè ép lên bắp tay, từ đó làm giảm lượng máu lưu thông ở cánh tay. Điều này khiến cơ xương vùng cánh tay không được nuôi dưỡng gây đau nhức. Ngoài ra, ngủ sai tư thế có thể tăng nguy cơ nhức mỏi cổ, vai, gáy, từ đó dẫn đến tình trạng bị đau cơ bắp tay.
Tư thế ngủ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn và luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng sau khi thức dậy. Không những vậy, ngủ đúng tư thế còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. 1.…
2.5 Bệnh lý xương khớp
Nếu đang băn khoăn đau nhức bắp tay phải là bệnh gì, đây có thể là triệu chứng của bệnh lý xương khớp như viêm gân cơ nhị đầu, viêm cơ bắp tay, thoát vị đĩa đệm,… Cụ thể là:
- Viêm gân bắp tay: Là tình trạng gân nối cơ nhị đầu với vai hoặc khuỷu tay bị viêm, dẫn đến cơn đau âm ỉ và có thể nghiêm trọng hơn khi vận động mạnh.
- Bệnh viêm cơ bắp tay: Tình trạng các cơ bắp tay bị viêm do chấn thương, vận động quá sức, nhiễm trùng,… gây nên cảm giác đau nhức, sưng tấy, yếu cơ bắp tay.
- Thoát vị đĩa đệm: Gây nên tình trạng chèn ép rễ thần kinh từ cổ đến cánh tay, gây đau vai, cổ và bắp tay.
2.6 Nguyên nhân khác (tốc độ hoạt động cả hệ tuần hoàn giảm, thiếu canxi,…)
Trong một số trường hợp, đau cơ bắp tay có thể do nhiều nguyên nhân khác như cơ thể thiếu canxi, tốc độ hoạt động cả hệ tuần hoàn giảm, đứt gân, bấm tím bắp tay, hội chứng chèn ép vai,…
3. Vì sao nên sớm điều trị đau bắp tay?
Các chuyên gia khuyến nghị mọi người không nên xem nhẹ vấn đề đau cơ bắp tay, đặc biệt nếu cơn đau diễn ra liên tục trong nhiều ngày. Khi đó, không chỉ bắp tay bị chấn thương mà nhiều cơ quan, bộ phận xung quanh cũng sẽ chịu ảnh hưởng.
4. Cách giúp giảm đau nhức cơ bắp tay
Khi bị đau bắp tay, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp dưới đây sẽ hỗ trợ đẩy lùi cảm giác đau, giúp cánh tay cử động linh hoạt:
4.1 Giảm đau tại nhà bằng phương pháp RICE
Phương pháp RICE giúp bạn cải thiện tình trạng đau cơ bắp tay, hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, đặc biệt với trường hợp gãy tay kín. Trước khi đến gặp bác sĩ, bạn có thể tự sơ cứu tại nhà với bốn bước cơ bản như sau:
- Nghỉ ngơi và cố gắng thả lỏng phần bắp tay bị đau.
- Dùng túi chườm lạnh áp lên khu vực chấn thương. Nhiệt độ thấp từ đá lạnh có thể giúp xoa dịu phần nào cảm giác đau nhức khó chịu.
- Băng bó chỗ bắp tay bị thương tổn. Lưu ý không băng quá chặt hay quá lỏng.
- Nâng phần chấn thương lên cao hơn tim.
4.2 Ngưng vận động, thả lỏng thư giãn tay
Nếu bị đau cơ bắp tay khi đang vận động, bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn để cải thiện tình trạng căng cơ. Ngoài ra, việc ngừng vận động tay còn giúp cơ bắp tay được hồi phục.
4.3 Chườm lạnh bắp tay
Chườm lạnh ở vùng bắp tay bị đau nhức sẽ giúp giảm sưng, chống viêm và làm dịu cơn đau. Cụ thể các bước chườm lạnh bắp tay thực hiện như sau:
- Bước 1: Sử dụng túi chườm đá đặt lên phần bắp tay bị đau cơ.
- Bước 2: Để yên túi chườm lạnh trong khoảng 15 – 20 phút/lần, thực hiện vài lần trong ngày.
Lưu ý: Khi chườm lạnh không nên để da tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh, đồng thời không chườm quá lâu, vì có thể ảnh hưởng đến các mô cơ.
4.4 Uống thuốc giảm đau không kê đơn
Sử dụng các loại thuốc chống viêm không chứa steroid như ibuprofen, acetaminophen,… để kiểm soát cơn đau và tình trạng viêm do cơ bị tổn thương. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích người bệnh không nên sử dụng thuốc giảm đau. Vì nếu sử dụng thời gian dài hoặc không đúng liều lượng có thể gặp phải các tác dụng phụ như loét dạ dày, suy giảm chức năng thận và gan.
Uống thuốc đau nhức xương khớp bị tác dụng phụ là tình trạng khá phổ biến, nếu lạm dụng trong thời gian dài còn dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe. Nhiều bệnh nhân đi khám ở phòng khám ACC chia sẻ, cứ thấy đau nhức xương…
Do vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh các tác dụng phụ, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng, loại thuốc,…
5. Điều trị đau cơ bắp tay hiệu quả, không dùng thuốc tại Phòng khám ACC
Những phương pháp trên sẽ giúp bạn đẩy lùi những cơn đau nhưng chỉ mang tính chất tạm thời. Hơn hết, việc uống thuốc thường xuyên có thể gây hại cho gan, dạ dày và thận. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà y học hiện đại khuyến khích người bệnh nên ưu tiên phương pháp điều trị lành tính, hạn chế dùng thuốc nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo đó để việc điều trị đau cơ bắp tay đạt hiệu quả cao, bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ có chuyên môn giỏi, kiến thức vững vàng. Điều này giúp tìm đúng nguyên nhân gây đau nhức hoặc căng cơ, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, kết hợp với các thiết bị, công nghệ hiện đại để đạt kết quả tốt nhất.
Hiện nay, phòng khám ACC (thành viên của tập đoàn FV) – là đơn vị chuyên khoa đầu tiên ở Việt Nam đáp ứng các tiêu chí kể trên, hoạt động theo phương châm “Chữa đúng cách – Lành cơn đau”. Dựa vào tình trạng đau, đội ngũ bác sĩ ACC sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, đảm bảo KHÔNG ĐAU – KHÔNG DÙNG THUỐC gồm:
5.1 Đau bắp tay liên quan đến sự sai lệch trong cấu trúc xương khớp, chèn ép dây thần kinh
Trường hợp bệnh nhân bị đau cơ bắp tay do sai lệch cấu trúc xương vai, cổ gây chèn ép dây thần kinh, Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) là giải pháp tối ưu.
Liệu pháp trên hoạt động dựa trên nguyên lý điều chỉnh những sai lệch trong cấu trúc xương khớp – cột sống, đưa chúng quay trở lại vị trí sinh học, từ đó giải phóng áp lực chèn ép ở dây thần kinh gây đau. Đặc biệt, thao tác nắn chỉnh bằng tay với lực đạo phù hợp, kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể, nhờ đó cải thiện tình trạng đau nhức bắp tay mà không cần thuốc.
Để Trị liệu Thần kinh Cột sống đem lại hiệu quả như mong đợi, bác sĩ điều trị phải được đào tạo bài bản và chuyên sâu trong thời gian từ 6 – 8 năm. Tại Việt Nam, phòng khám ACC là đơn vị sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống 100% đến từ quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Đức, New Zealand,… giúp đưa ra chẩn đoán chính xác và điều trị thành công cho nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau nhức, viêm cơ bắp tay.
Đặc biệt, nếu tình trạng đau bắp tay phát sinh bởi thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, bác sĩ còn chỉ định điều trị kết hợp với thiết bị như thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, máy giảm áp cột sống DTS, hệ thống Pneumex PneuBack,… giúp tăng hiệu quả điều trị, bệnh nhân sớm bình phục.
5.2 Đau bắp tay liên quan đến chấn thương phần mềm
Đối với trường hợp cơn đau nhức ở bắp tay đến từ những vấn đề như căng cơ hay rách dây chằng, bác sĩ tại ACC có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một trong hai phương pháp sau:
- Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu: Phù hợp với mọi đối tượng, giúp cải thiện căng cơ bắp tay, nhức mỏi, lấy lại sự linh hoạt cho cánh tay. Ngoài ra, phương pháp trên còn giúp người bệnh được thư giãn, tăng cường hệ miễn dịch và lưu thông máu, cải thiện chất lượng giấc ngủ,…
- Sóng xung kích Shockwave và tia laser cường độ cao thế hệ IV: Đảm nhiệm vai trò rút ngắn quá trình chữa lành thương tổn ở dây chằng và cơ bằng cách kích thích tái tạo tế bào mới. Thông qua đó, tình trạng đau nhức sẽ mau chóng thuyên giảm và biến mất hoàn toàn.
>> Đặt hẹn tại ACC ngay hôm nay hoặc liên hệ Hotline/Zalo 0946 740 066. Trải nghiệm phác đồ điều trị chuẩn y khoa do bác sĩ chuyên môn cao chẩn đoán và điều trị, sớm dứt đau căng cơ bắp tay tận gốc, thoải mái vận động!
6. Cách phòng ngừa tình trạng đau cơ bắp tay
Để ngăn ngừa tình trạng đau cơ bắp tay, ngăn ngừa tình trạng tái phát sau điều trị, bảo vệ sức khỏe xương khớp, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Tập thể dục, chơi thể thao (bơi lội, đạp xe, đi bộ,…) vừa sức để cải thiện sự rắn chắc của cơ bắp.
- Khởi động kỹ trước khi tập luyện để hạn chế chấn thương.
- Khi tập luyện thể thao nên có huấn luyện viên chỉ dẫn nhằm thực hiện đúng các thao tác, ngăn ngừa nguy cơ chấn thương.
- Sau khi vận động, bạn nên xoa bóp cánh tay nhẹ nhàng, chườm đá để giãn cơ, giảm đau bắp tay.
- Đối với nhân viên văn phòng thường xuyên bấm máy tính thì nên dành ra ít nhất 15 – 30 phút/ngày để nghỉ ngơi, điều chỉnh ghế ngồi và bán máy tính ở độ cao phù hợp.
- Bổ sung vào chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là canxi, vitamin D, protein từ trứng, cá hồi, thịt bò, tôm, cua,… giúp nuôi dưỡng hệ xương khớp khỏe mạnh.
- Khi bị đau cơ tay, nên nghỉ ngơi điều độ, giảm thiểu công việc căng thẳng, mệt mỏi.
Đau cơ bắp xuất phát từ nguyên nhân như chấn thương vật lý, gãy xương kín, chèn ép dây thần kinh,… ảnh hưởng đến khả năng vận động của cánh tay. Khi đã thực hiện các biện pháp sơ cứu tại nhà (chườm đá, nghỉ ngơi, thực hiện RICE,…) nhưng các cơn đau bắp tay vẫn tái diễn, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
>>> Tìm hiểu thêm: Đau nhức cánh tay trái triệu chứng của bệnh gì? Một số thông tin bạn nên biết về đau khuỷu tay Đau bắp chân: Khái niệm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục