Trẻ bị bàn chân bẹt có chữa được không?

bác sĩ Luke Hamman
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Luke Hamman
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Bàn chân bẹt có chữa được không là điều bố mẹ quan tâm hàng đầu khi bàn chân của con không có vòm hoặc phát triển vòm bàn chân không đủ cao. 

Theo thống kê, hiện nay có đến 30% trẻ em ở châu Á mắc phải hội chứng bàn chân bẹt. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc xương khớp ở bàn chân mà còn gây tác động tiêu cực lên những bộ phận khác, ví dụ như đầu gối, thắt lưng, hông…

Từ đó, quá trình phát triển thể chất của bé có thể gặp nhiều khó khăn, đồng thời chất lượng cuộc sống cũng sẽ suy giảm đáng kể. Chính vì vậy, trẻ bị bàn chân bẹt có chữa được không là mối quan tâm hàng đầu của các phụ huynh có con mắc bệnh này.

chữa bàn chân bẹt cho trẻ
Nếu phát hiện con bị bàn chân bẹt, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm

1. Trẻ bị bàn chân bẹt có chữa được không?

Thực tế, việc điều trị bàn chân bẹt cho bé hiện tại có rất nhiều phương pháp để lựa chọn. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý nên chọn những giải pháp an toàn và phù hợp với trẻ.

Những biện pháp chữa bàn chân bẹt có thể bao gồm:

Sử dụng thuốc kê toa

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau và kháng viêm trong trường hợp bé cảm thấy đau nhức khó chịu và có dấu hiệu viêm khớp. Tuy vậy, bố mẹ cần chú ý những loại thuốc này đều có nguy cơ cao gây tác dụng phụ, đặc biệt nếu người dùng là trẻ nhỏ.

Một lưu ý khác bố mẹ nên biết về phương pháp chữa bàn chân bẹt này là thuốc kê đơn chỉ có tác dụng thuyên giảm triệu chứng, hoàn toàn không thể khắc phục vấn đề bàn chân bẹt.

Phẫu thuật

Hầu hết trường hợp, phẫu thuật bàn chân bẹt là điều không cần thiết, đặc biệt đối với bé dưới 8 tuổi. Nguyên nhân là vì so với người trưởng thành, trẻ em có nhiều rủi ro phải đối mặt với biến chứng hậu phẫu hơn, ví dụ như:

  • Nhiễm trùng vết mổ.
  • Xuất huyết.
  • Tê liệt chi dưới hoặc mất kiểm soát bàng quang do tổn thương dây thần kinh khi phẫu thuật.
Mổ bàn chân bẹt có cần thiết không?

Nhiều người không có vòm bàn chân thường có xu hướng lựa chọn phương pháp mổ bàn chân bẹt để điều trị. Tuy nhiên, họ không biết rằng thực tế giải pháp này không phải là lựa chọn tốt nhất cho mọi trường hợp. Bàn chân bẹt là một dạng…

Mặc dù vậy, đôi khi phẫu thuật vẫn sẽ là lựa chọn điều trị duy nhất cho một số ít trường hợp nghiêm trọng, bao gồm:

  • Xương bàn chân dính lại với nhau khiến vòm bàn chân không phát triển được.
  • Triệu chứng đau chân kéo dài.
  • Bé mất khả năng đi lại bình thường.
  • Các phương pháp chữa trị khác, chẳng hạn như mang đế chỉnh hình bàn chân, không đem lại kết quả như mong đợi.

Nhìn chung, có thể xem phẫu thuật bàn chân bẹt là phương án điều trị cuối cùng dành cho trẻ nhỏ.

Tập vật lý trị liệu

Theo Viện Hàn lâm Chỉnh hình Hoa Kỳ (AAOS), trẻ có thể cải thiện sức khỏe cũng như mức độ linh hoạt ở bàn chân và mắt cá bằng một số bài tập đơn giản. Trong đó, bài tập lăn chân với quả bóng nhỏ được xem là phù hợp với bé nhất.

tập vật lý trị liệu cho trẻ bị bàn chân bẹt
Tập vật lý trị liệu là một trong những biện pháp chữa bàn chân bẹt ở trẻ

Đối với bài tập này, bố mẹ cần chuẩn bị cho bé một chiếc ghế vừa tầm và quả bóng nhỏ, có thể là bóng gai, bóng tennis hoặc bóng golf. Quy trình tập luyện bao gồm những bước đơn giản sau:

  • Để trẻ ngồi vững vàng trên ghế, hai chân chạm đất.
  • Đặt quả bóng dưới lòng bàn chân của trẻ.
  • Cổ vũ bé dùng chân để lăn bóng, tốt nhất nên tập trung lăn ở khu vực vòm bàn chân.
  • Động tác lăn bóng nên lặp lại liên tục trong ba phút rồi đổi sang chân còn lại.

Để bài tập phát huy tối đa hiệu quả vốn có, bố mẹ nên khuyến khích bé tập luyện mỗi ngày hai lần. Ngoài ra, đừng quên nhắc nhở bé chú ý ngồi thẳng lưng trong suốt buổi tập nhé.

Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý biện pháp tập vật lý trị liệu này thường chỉ đem lại hiệu quả rõ ràng khi được kết hợp với phương pháp mang đế chỉnh hình bàn chân.

Chúng tôi đã tổng hợp 7 bài tập hỗ trợ điều trị bàn chân bẹt, bạn có thể tham khảo thêm nhé.

Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân

Hiện nay, mang đế chỉnh hình là giải pháp chữa bàn chân bẹt đầu tiên mà bác sĩ chỉ định cho trẻ nhỏ. Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia, đây là lựa chọn điều trị an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Đế chỉnh hình là một loại đế đặc biệt, được thiết kế với công dụng:

  • Xoa dịu tình trạng đau nhức ở bàn chân đáng kể.
  • Hỗ trợ hình thành lõm bàn chân.
  • Ngăn chặn vòm bàn chân sụp xuống.

Bé có thể sử dụng đế chỉnh hình bàn chân bằng cách đặt đế vào bên trong giày hoặc gắn trực tiếp lên bề mặt của dép.

đế chỉnh hình cho trẻ bị bàn chân bẹt
Đế chỉnh hình có thể được lót vào đôi giày bé hay mang

Một lưu ý quan trọng bố mẹ nên biết khi áp dụng phương pháp chữa bàn chân bẹt này là để kết quả điều trị tốt nhất có thể, kích thước cũng như hình dạng của đế chỉnh hình nhất định phải vừa vặn với bàn chân của bé. Điều này cũng có nghĩa là thay vì tìm mua đế có sẵn, phụ huynh nên đặt làm đế chỉnh hình bàn chân riêng cho trẻ từ những trung tâm y khoa uy tín, chẳng hạn như phòng khám ACC.

2. Vì sao nên lựa chọn điều trị bàn chân bẹt cho trẻ ở phòng khám ACC?

Hình dáng, kích cỡ bàn chân của mỗi người khác nhau nên để làm ra một chiếc đế chỉnh hình bàn chân “đo ni đóng giày” cho từng trường hợp, các chuyên gia cần phải có số đo chính xác của bàn chân người mang.

Phòng khám ACC sở hữu thiết bị CAD-CAM, một công nghệ kỹ thuật số hiện đại đến từ Thụy Sĩ và Hoa Kỳ, có công dụng quét độ cong bàn chân của trẻ nhỏ. Nhờ vậy, các bác sĩ có thể tính toán chính xác độ cao của lõm bàn chân mà bé cần để thiết kế đế chỉnh hình.

Đo thông số bàn chân bằng công nghệ CAD-CAM
Đo thông số bàn chân bằng công nghệ CAD-CAM

Đồng thời, kích thước cũng như hình dạng bàn chân của trẻ cũng sẽ được thu thập và xử lý nhằm tạo ra khuôn đế hoàn hảo nhất dành cho trẻ. Toàn bộ dữ liệu trên sẽ được gửi cho đội ngũ chuyên viên kỹ thuật chất lượng cao ngay sau đó. Dựa theo kết quả phân tích cùng lưu ý của bác sĩ về thể trạng đặc thù của trẻ nhỏ, một chiếc đế chỉnh hình “đo ni đóng giày” hoàn hảo nhất sẽ được tạo ra.

Bên cạnh đó, phòng khám ACC còn sử dụng vật liệu cao cấp để làm đế chỉnh hình. Nhờ vậy, dù người mang là trẻ nhỏ nhạy cảm vẫn có thể di chuyển thoải mái, linh hoạt trong thời gian sử dụng đế để điều trị bàn chân bẹt.

Qua bài viết trên, hy vọng bố mẹ đã tìm thấy lời giải đáp cho vấn đề trẻ bị bàn chân bẹt có chữa được không. Như vậy, nếu chẳng may con mình rơi vào trường hợp này, hãy mau chóng liên hệ với phòng khám ACC để xếp lịch điều trị nhé.

Bài viết cùng chủ đề:
> 7 câu hỏi thường gặp về hội chứng bàn chân bẹt
> Hướng dẫn cách kiểm tra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ
> Trẻ bị bàn chân bẹt: bố mẹ nên làm gì và không nên làm gì?
> Bàn chân bẹt có nguy hiểm không?

Xem thêm video về tật bàn chân bẹt ở trẻ:

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục