Gai gót chân là một trong những tình trạng sức khỏe về chân phổ biến nhất, hơn 83% người trưởng thành có thói quen vận động thể chất thường xuyên mắc chứng gai gót chân.
Tuy nhiên, so với gai cột sống và gai khớp gối, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Hãy cùng ACC tìm hiểu triệu chứng và nguyên nhân gai gót chân để chủ động phòng tránh, hoặc chẩn đoán và điều trị kịp thời khi mắc phải.
- 1. Gai gót chân là bệnh gì?
- 2. Bệnh gai gót chân có những triệu chứng nào?
- 3. Nguyên nhân hình thành gai gót chân
- 4. Đối tượng dễ bị gai gót chân
- 5. Gai gót chân có nguy hiểm không?
- 6. Làm gì khi bị gai gót chân?
- 7. Gai gót chân có chữa dứt được không? Có tái phát không?
- 8. Một số lưu ý khác trong quá trình điều trị
- 9. Phòng ngừa gai gót chân như thế nào?
1. Gai gót chân là bệnh gì?
Gai gót chân (hay đau cựa gót chân) là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng viêm cân gan bàn chân – nhóm mô liên kết đóng vai trò hỗ trợ cấu trúc dưới của bàn chân.
Theo đó, khi vùng gân gan chân chịu áp lực và bị tổn thương, dẫn đến viêm đau, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách hình thành gai nhọn hoặc xương nhọn mọc ra ở bờ rìa của khớp, gọi là gai gót chân.
2. Bệnh gai gót chân có những triệu chứng nào?
Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết gai gót chân phổ biến:
- Triệu chứng đau nhức có thể xảy ra khắp mặt dưới gót chân, đặc biệt là vị trí cách gót chân về phía trước 4cm.
- Cơn đau khởi phát sau một động tác vận động mạnh đột ngột, như vận động viên đạp chân mạnh để lấy đà chạy. Đau tăng lên nhiều hơn khi đi lại trên bề mặt cứng hoặc khiêng vác vật nặng.
- Đau nhất vào buổi sáng khi thức dậy và bước chân xuống đất hoặc những bước đầu tiên sau một thời gian ngồi không đi lại.
Không ít người lo lắng, không biết đau gót chân là triệu chứng của bệnh gì. Tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh, khiến cho việc đi đứng hay sinh hoạt hằng ngày trở nên khó khăn hơn bình thường. 1. Nhận biết dấu…
3. Nguyên nhân hình thành gai gót chân
Phần lớn, nguyên nhân gây gai gót chân là do cơ và dây chằng bị căng quá mức do đi bộ, chạy hoặc nhảy trên bề mặt cứng trong thời gian dài, khiến các nhóm cơ vùng gan chân có thể bị viêm hoặc thậm chí là đứt gân cơ. Để khắc phục tình trạng này, cơ thể sẽ tự tích tụ một lượng canxi tạo thành “màng bọc” quanh gân gan chân để bảo vệ, từ đó vô tình hình thành nên “gai xương” ở mặt dưới gót chân.
Bên cạnh đó, một số yếu tố thúc đẩy căn bệnh gai gót chân phát triển là:
- Mang giày dép không vừa chân hoặc không có miếng lót đệm hỗ trợ.
- Trọng lượng cơ thể dư thừa quá mức làm tăng áp lực lên gót chân.
- Các chấn thương như bầm, rách gót chân có thể làm tăng nguy cơ gai gót chân.
- Do bệnh lý bàn chân bẹt, viêm khớp, viêm cân gan chân…
4. Đối tượng dễ bị gai gót chân
Những đối tượng dễ bị gai gót chân có thể kể đến như:
- Phụ nữ, đặc biệt nếu công việc của họ đòi hỏi thường xuyên đi lại, đứng lâu hoặc có thói quen mang giày cao gót.
- Vận động viên thể thao hoặc những người thường xuyên mang vác vật nặng sai cách, gây sức ép lên bàn chân.
- Người bị béo phì.
- Người mắc hội chứng bàn chân bẹt (không có vòm bàn chân hoặc độ lõm bàn chân quá nông).
- Người có tiền sử viêm gân gót chân (viêm gân Achilles).
Đôi khi tác hại của giày cao gót có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý cơ xương khớp ở phụ nữ, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như cuộc sống của họ. Giày cao gót là một phụ kiện thời trang không thể thiếu của…
5. Gai gót chân có nguy hiểm không?
Việc đảm nhiệm chức năng giữ thăng bằng và chống đỡ trọng lượng cơ thể khiến bàn chân trở thành nền tảng thiết yếu đối với cơ thể. Do đó, bất kỳ chấn thương nào ở bàn chân, bao gồm cả gai gót chân, cũng đều có nguy cơ cao trực tiếp gây suy giảm chức năng của bộ phận này.
Mặt khác, người mắc chứng viêm cân gan chân nếu không được điều trị kịp thời hoặc chữa trị không hiệu quả có thể sẽ:
- Gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động thường ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống.
- Dáng đi thay đổi bất thường, khiến một số bộ phận cũng chịu trách nhiệm nâng đỡ cơ thể như mắt cá, khớp gối, thắt lưng… bị tổn thương.
6. Làm gì khi bị gai gót chân?
Chữa gai gót chân như thế nào là mối bận tâm của không ít người khi không may mắc phải tình trạng này. Tốt nhất, khi phát hiện các triệu chứng gai gót chân, người bệnh nên thăm khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra cách điều trị phù hợp. Một số cách chữa trị gai gót chân như:
6.1. Dùng thuốc
Để cắt đau tạm thời, một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể được chỉ định sử dụng như Acetaminophen, Aspirin, Ibuprofen, Naproxen… Khi dùng thuốc cần lưu ý tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua hoặc uống quá liều lượng vì có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
> Bài viết tham khảo: Cách trị đau gót chân tại nhà đơn giản, hiệu quả
6.2. Phẫu thuật
Hầu hết các trường hợp gai gót chân không cần thiết phải phẫu thuật. Phương pháp này được chỉ định nếu điều trị bảo tồn không cải thiện được các triệu chứng của gai gót chân sau khoảng thời gian từ 9 đến 12 tháng.
Tuy nhiên, phẫu thuật là phương pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ để lại biến chứng như đau dây thần kinh, đau gót chân tái phát, tê vùng vĩnh viễn, nhiễm trùng và sẹo. Sau phẫu thuật, người bệnh phải dành thời gian nghỉ ngơi, chườm đá, nâng cao bàn chân… để khôi phục lại khả năng vận động.
6.3. Phương pháp điều trị gai gót chân kết hợp tại ACC
Ngày nay, các phương pháp chữa đau cơ – xương – khớp không dùng thuốc hay phẫu thuật đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn, không chỉ vì hiệu quả cao mà còn nhờ tính an toàn. Ở Việt Nam, Phòng khám ACC là đơn vị chuyên khoa hàng đầu trong việc áp dụng Trị liệu Thần kinh Cột sống vào điều trị gai gót chân và các bệnh cơ xương khớp.
Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ bác sĩ 100% người nước ngoài được đào tạo chuyên ngành Thần kinh Cột sống bài bản, chính quy, ACC tự hào đã chữa khỏi thành công cho hàng ngàn bệnh nhân, giúp họ khôi phục khả năng vận động, sớm quay trở lại cuộc sống thường ngày.
Đối với trường hợp gai gót chân, liệu trình điều trị của phòng khám ACC sẽ là sự kết hợp giữa nhiều giải pháp gồm:
Cùng lắng nghe bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng Giám Đốc phòng khám ACC chia sẻ chi tiết hơn về bệnh gai gót chân và phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống trong video dưới đây:
7. Gai gót chân có chữa dứt được không? Có tái phát không?
Về cơ bản, gai gót chân là sự tích tụ canxi do căng thẳng, chấn thương lặp lại nhiều lần ở chân. Tùy theo cơ địa mỗi người, phần lớn các trường hợp chỉ bị đau ít, tổn thương gân nhẹ, có thể giảm đau sau ít tuần hay trong vòng vài tháng, nhưng bệnh khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát. Do đó, ngoài việc áp dụng phương pháp điều trị đúng cách, kịp thời, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt, đi giày phù hợp và đúng cho từng hoạt động khác nhau.
8. Một số lưu ý khác trong quá trình điều trị
Thông thường, người bệnh sẽ cần một khoảng thời gian dài để chấm dứt hoàn toàn tình trạng đau nhức liên quan đến gai gót chân. Mặc dù vậy, giai đoạn này vẫn có thể rút ngắn bằng một số biện pháp sau:
Thả lỏng, thư giãn chân: Hạn chế di chuyển hoặc đứng nhiều. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý không ngừng hoạt động chân quá lâu. Điều này có nguy cơ khiến cơn đau bùng phát dữ dội khi bạn bắt đầu vận động trở lại.
Cân nhắc khi lựa chọn giày dép: Người đang bị gai gót chân nên chọn mang những đôi giày có đệm và tựa gót chân, ví dụ như giày thể thao thay vì những đôi giày đế bằng như sandals.
Rèn luyện thể chất cho gót chân: Bài tập giúp tăng cường sức khỏe cho các bộ phận này, đồng thời hỗ trợ chúng sớm phục hồi chức năng như cũ.
9. Phòng ngừa gai gót chân như thế nào?
Để phòng ngừa gai gót chân, cần lưu ý các điều sau:
- Khởi động và thực hiện các bài tập giãn cơ trước khi chơi thể thao.
- Mang giày vừa với kích cỡ chân, đế giày không quá mềm hay quá cứng.
- Tránh đứng lâu, mang vác vật nặng.
- Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nhằm tăng cường sự dẻo dai của bàn chân và cân gan chân.
- Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết.
Gai gót chân có nguy cơ trở thành tình trạng đau nhức mãn tính nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, để chữa đau triệt để và an toàn, người bệnh nên sớm tìm các bác sĩ chuyên khoa uy tín để có liệu trình điều trị phù hợp giúp phục hồi cấu trúc chịu thương tổn kịp thời, hiệu quả.