Phồng đĩa đệm nguy hiểm như thế nào?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Wade Brackenbury

Chứng bệnh phồng đĩa đệm này tưởng chừng là chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi, nhưng không, nó có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Theo thống kê cứ 10 người thành thị là có 8 người mắc phải căn bệnh này. Tất cả là do người thành thị có thói quen ít vận động hay ngồi quá nhiều.

1. Vị trí và chức năng của đĩa đệm

Cột sống có 24 đốt xương, mỗi đốt xương được ngăn cách bởi đĩa đệm, đĩa đệm sẽ giúp các đốt xương chuyển động. Thông thường, các đĩa đệm sẽ nằm ở giữa các đốt xương, nhưng khi bị biến dạng, đĩa đệm bắt đầu bị lệch ra ngoài nhưng vẫn còn nằm trong bao xơ, dẫn đến tình trạng phồng đĩa đệm.

bệnh phồng đĩa đệm
Tình trạng phồng đĩa đệm

Phồng đĩa đệm là tình trạng nhẹ hơn thoát vị đĩa đệm. Chứng bệnh này xảy ra phổ biến nhất ở đốt sống L-L4, L5-S1. L4, L5, S1 là những đốt nằm ở dưới cột sống, vì cột sống có độ cong sinh lý nên những đốt này bị chịu áp lực cao hơn những đốt ở trên, rất dễ dẫn tới chứng phồng đĩa đệm. Những đốt sống ở vị trí cao hơn rất hiếm gặp tình trạng phồng đĩa đệm. Ngoài ra chứng phồng đĩa đệm còn do nguyên nhân tai nạn chấn thương những cột sống ở trên.

2. Phồng đĩa đệm nguy hiểm như thế nào?

2.1 Các giai đoạn của phồng đĩa đệm

Phồng đĩa đệm chia làm 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu tiên của bệnh là đĩa đệm bắt đầu bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Ở giai đoạn này bệnh nhân thường không cảm nhận được đau nên không biết mình đang gặp chứng này.

+ Giai đoạn thứ hai là giai đoạn đĩa đệm đã chạm vào các dây thần kinh, gây ra những cơn đau lưng.

+ Giai đoạn thứ ba là đĩa đệm chèn vào dây thần kinh sâu hơn dẫn tới cơn đau lan xuống chân và hông khiến bệnh nhân cảm thấy đau, tê và yếu.

+ Giai đoạn cuối cùng là dây thần kinh chỗ bị chèn chết dần, bệnh nhân mất đi khả năng di chuyển chân.

Vì giai đoạn đầu không cảm nhận được, nên bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi bệnh đã tiến triển qua các giai đoạn sau.

2.2 Biến chứng nguy hiểm của phồng đĩa đệm

Nếu ở giai đoạn phồng đĩa đệm, bệnh nhân được chẩn đoán sớm, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị kèm theo các bài tập thể dục bổ trợ, khi ấy đĩa đệm sẽ lành rất nhanh. Trong trường hợp nhân nhầy trong đĩa đệm đã phá vỡ bao xơ và chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh, thì biến chứng nghiêm trọng nhất là gây liệt vận động.

Ngoài ra, một biến chứng khác nhẹ hơn của phồng đĩa đệm là những cơn đau mãn tính thường xuyên. Khi vấn đề về đĩa đệm trở nặng, ngay cả khi bệnh nhân được điều trị hay thậm chí can thiệp phẫu thuật thì tình trạng cũng không mấy cải thiện và bệnh nhân phải sống với những cơn đau ấy đến suốt đời. Đó là hai biến chứng nghiêm trọng nhất của phồng đĩa đệm nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.

Xem thêm:

3. Phương pháp điều trị phồng đĩa đệm tại ACC

Ở ACC, các bác sĩ sẽ dùng phương pháp Trị liệu Thần kinh cột sống, dùng tay nắn chỉnh đĩa đệm về lại vị trí. Kết hợp cùng với liệu trình Pneumex PneuBack có tách dụng kéo giãn áp cột sống để đĩa đệm có thể phục hồi lại được chức năng. Ngoài ra bệnh nhân còn được tập các bài tập chuyên biệt cho cột sống để tăng cường lại các cơ đang bị yếu.

Bác sĩ Wade cũng khuyên mọi người nên thường xuyên tập luyện thể thao. Nếu công việc đòi hỏi ngồi nhiều hãy đảm bảo chiều cao ghế và máy tính tính phù hợp để có tư thế đúng. Và cứ mỗi hai giờ hãy đứng lên di chuyển.

Nếu bạn đang gặp đau lưng thì đừng chủ quan vì về lâu sẽ dẫn tới các bệnh lý cột sống. Hãy liên lạc ngay với ACC để thăm khám và điều trị không thuốc hay phẫu thuật nhé!

Hãy đặt giữ chỗ trước để không phải chờ đợi lâu! Đặt lịch khám tại Phòng khám ACC.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục