Khi ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của phồng đĩa đệm rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với các cơn đau nhức bình thường. Thế nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn biến thành thoát vị đĩa đệm với nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động về sau.
1. Phồng đĩa đệm là gì?
Phồng đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị phồng lên và biến dạng.
Theo đó, đĩa đệm là phần nằm giữa 2 đốt sống, có hình dạng tròn và dẹt. Với cấu tạo gồm lớp vỏ bao xơ bên ngoài và phần nhân nhầy dạng gel bên trong, đĩa đệm có vai trò như “tấm đệm” hấp thụ xung động, tránh các đốt sống bị ma sát nhau khi di chuyển, từ đó bảo vệ cột sống.
Mặc dù nhân nhầy của đĩa vẫn còn nằm trong bao xơ, thế nhưng sự phồng lên của đĩa đệm vẫn sẽ gây áp lực lên các rễ thần kinh xung quanh, từ đó khiến người bệnh xuất hiện các cảm giác đau nhức khó chịu.
Đau mỏi lưng, tê bì và đau nhói từ vùng hông lan xuống chân là dấu hiệu của bệnh phồng lồi đĩa đệm tầng L4 L5 – căn bệnh xảy ra phổ biến ở những người cao tuổi và nhân viên văn phòng. Tuy nhiên vì triệu chứng bệnh biểu…
2. Phân biệt phồng đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm
Nhiều người cho rằng “phồng đĩa đệm” và “thoát vị đĩa đệm” là những cụm từ chỉ chung một khái niệm. Thế nhưng đây là tình trạng khác nhau, cụ thể là:
- Phồng đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa vẫn còn nằm trong bao xơ. Do đó, tình trạng này còn được coi là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Nếu không được điều trị đúng cách, phồng đĩa đệm sẽ diễn biến thành thoát vị đĩa đệm.
- Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ đã bị rách, nhân nhầy của đĩa đệm bị trượt ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh, tủy sống và gây ra những cơn đau nhức.
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là một trong những vấn đề cột sống thường gặp xuất phát do đĩa đệm cột sống bị chệch ra khỏi vị trí thẳng hàng ban đầu, chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Bệnh thường tiềm ẩn trong thời…
3. Nguyên nhân gây ra phồng đĩa đệm
Nguyên nhân khiến cho đĩa đệm bị phồng lên là do nhân nhầy bị mất nước và khô lại, mất đi độ linh hoạt như ban đầu. Điều này gây ra bởi:
- Quá trình lão hóa tự nhiên của đĩa đệm.
- Di chứng sau khi người bệnh bị tai nạn xe hoặc các chấn thương khác ảnh hưởng đến đĩa đệm.
- Tính chất công việc khiến người bệnh thường xuyên phải mang, vác vật nặng.
4. Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?
Nhìn chung, đĩa đệm bị phồng chỉ gây một số khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên người bệnh không nên vì thế mà chủ quan bởi về lâu dài, tình trạng này có thể diễn tiến và dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Khi bị thoát vị, khả năng vận động của người bệnh sẽ giảm sút nghiêm trọng, kèm theo đó là những cơn đau nhức khiến cho chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị phồng đĩa đệm hoặc có các dấu hiệu đau nhức bất thường, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!
5. Các cách điều trị phồng đĩa đệm
Có rất nhiều cách để giảm các cơn đau do phồng đĩa đệm gây ra như các loại thuốc kháng viêm hoặc tiêm steroid để giảm đau. Trong trường hợp đĩa đệm căng phồng gây ra chứng hẹp thắt lưng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật.
Thế nhưng cần lưu ý rằng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng cắt giảm cơn đau tạm thời, không thể chữa tận gốc hoàn toàn. Chưa kể, nếu quá lạm dụng thuốc sẽ ảnh hưởng xấu đến dạ dày, gan và thận. Trong khi đó, không phải trường hợp phồng đĩa đệm nào cũng cần phẫu thuật bởi phương pháp điều trị này này tồn tại rất nhiều rủi ro.
Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống tự hào với hơn 15 năm hoạt động, chữa trị thành công các bệnh lý xương khớp cấp và mãn tính bằng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống, giải quyết gốc rễ của bệnh – tác nhân gây ra các cơn đau.
Đối với bệnh nhân phồng đĩa đệm, Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống tại ACC sẽ kết hợp phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống và Vật lý trị liệu mang đến sự an toàn, hiệu quả dài lâu, ngăn ngừa tái phát.
6. Phòng ngừa phồng đĩa đệm như thế nào?
Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa đĩa đệm phồng lên. Nguyên nhân là do phần gel trong đĩa đệm sẽ dần khô cứng do các tác động lên đĩa đệm theo thời gian. Tuy nhiên để hạn chế cũng như ngăn ngừa tình trạng này trở nên nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng những cách sau:
- Duy trì trọng lượng vừa phải để giảm áp lực lên cột sống.
- Tập luyện thể thao vừa sức thường xuyên để tăng cường các cơ xung quanh cột sống.
- Vận động nhẹ nếu bạn làm công việc văn phòng.
- Thực hành tư thế tốt để giảm căng thẳng cho cột sống.
Phồng đĩa đệm có thể xảy ra với bất kỳ ai và có thể phát triển thành thoát vị đĩa đệm. Do đó khi phát hiện cơn đau bất thường ở cột sống, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Cùng bác sĩ Wade Brackenbury, Tổng giám đốc của Phòng khám ACC – chuyên gia Trị liệu thần kinh cột sống tìm hiểu thêm về phồng lồi đĩa đệm qua video:
Xem thêm: > Xẹp đĩa đệm nguy hiểm như thế nào? > Rách bao xơ đĩa đệm là gì? Có sao không? > Lồi đĩa đệm là gì? Có thể tự lành không?