Gai cột sống là một trong những bệnh lý xương khớp thường gặp trong cộng đồng nước ta. Những cơn đau nhức kéo dài luôn khiến người bệnh “mất ăn, mất ngủ”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất người bệnh.
Ngoài việc chọn lựa đúng phương pháp chữa trị, người bệnh cần chú ý đến các tư thế đi đứng sinh hoạt hằng ngày. Những động tác, tư thế tưởng chừng vô hại lại có thể khiến tổn thương cột sống thêm trầm trọng.
1. Các tư thế gây hại cho cột sống
1.1. Không ngồi thẳng lưng
Ngồi sụp xuống ghế không gây khó chịu cho bạn nhưng theo thời gian, tư thế này có thể gây căng thẳng cho các cơ nhạy cảm và các mô mềm. Những áp lực này có thể gây căng cơ và dẫn đến cơn đau. Vì vậy, bạn nên từ bỏ thói quen này và tập ngồi với tư thế đúng.
1.2. Đứng ngả người về trước
Nếu khi đứng, phần mông của bạn có khuynh hướng đẩy ra sau, hoặc có đường cong rõ rệt vùng thắt lưng, bạn có thể mắc tật ưỡn cột sống.
Mang giày cao gót, thừa cân vùng bụng và đang mang thai có thể là nguyên nhân dẫn đến tư thế này.
1.3. Tựa bằng 1 chân
Tựa bằng 1 chân khi đứng có thể tạo cảm giác thoải mái đặc biệt khi bạn đứng quá lâu. Tuy nhiên, thay vì sử dụng các cơ ở vùng bụng, lưng, và xương chậu để giữ cơ thể đứng thẳng, bạn lại đặt quá nhiều áp lực về 1 phía của thắt lưng và hông. Theo thời gian, tư thế này có thể dẫn đến sự mất cân bằng ở khu vực xương chậu, gây ra căng cơ vùng thắt lưng và mông.
Mang vác các gói hàng nặng trên vai, hoặc thường xuyên bế em bé bên hông cũng dễ dẫn đến tình trạng trên. Bạn nên tập thói quen đứng với cân nặng phân bố đều 2 chân.
1.4. Cong lưng và cúi đầu nhìn máy tính, điện thoại
Cong lưng về phía bàn phím có thể gây tức ngực và khiến phần lưng trên bị yếu. Theo thời gian, tư thế này sẽ khiến cho cột sống lưng trên càng cong, cơ ở vai và lưng trên bị cứng.
Khi cong lưng về phía máy tính, đầu bạn có khuynh hướng dựa vào phía trước, dẫn đến tư thế không tốt cho cột sống. Sử dụng điện thoại di động cũng sẽ gây ra các vấn đề tương tự.
1.5. Giữ ống nghe điện thoại giữa tai và vai
Phần lớn dân văn phòng bận rộn thường có thói quen kẹp điện thoại giữa tai và vai. Động tác này có thể gây căng thẳng lên cơ vùng cổ, lưng trên, vai và mô mềm, dẫn đến sự mất cân bằng cơ cổ bên trái và phải.
Bạn nên tập thói quen dùng tay giữ điện thoại hoặc sử dụng các thiết bị nghe không dùng tay.
1.6. Đứng khom lưng
Khom lưng là tư thế mà khung xương chậu bị chùn xuống, vùng thắt lưng thẳng thay vì cong tự nhiên. Cột sống mất sự cân bằng, người có khuynh hướng tựa vào phía trước khi bạn đứng hoặc đi bộ, gây ra các căng thẳng vùng cổ và lưng trên.
2. Các bài tập tốt cho người bị gai cột sống
Luyện tập thường xuyên rất tốt cho những người bị đau cột sống nhưng không phải tất cả bài tập đều mang lại hiệu quả. Sau đây là một số bài tập giúp hỗ trợ cột sống, giảm đau hiệu quả, tăng cường sức khỏe cơ lưng bụng và cẳng chân.
2.1. Kéo giãn cơ đùi sau
Nằm trên mặt phẳng và cong đầu gối 1 chân. Vòng khăn tắm qua phần trên lòng bàn chân.
Giơ thẳng đầu gối và kéo khăn chậm dần về phía người. Giữ ít nhất từ 15 đến 30 giây. Làm 2-4 lần mỗi chân.
2.2. Đứng tựa vào tường
Đứng cách tường từ 10 đến 12 inch, tựa lưng đến khi lưng bạn phẳng so với tường. Trượt nhẹ xuống đến khi đầu gối cong nhẹ, ấn lưng vào tường. Đếm từ 1 đến 10, sau đó trượt lưng hướng lên. Thực hiện 8 đến 12 lần.
2.3. Bài tập cây cầu
Nằm dựa lưng trên sàn, đầu gối cong lên, gót chân chạm sàn. Đẩy gót chân về phía sàn, ép mông và nâng cơ hông rời khỏi sàn đến khi vai, hông, đầu gối nằm trên cùng 1 đường thẳng. Giữ trong vòng 6 giây, sau đó hạ dần hông đến sàn, nghỉ ngơi trong 10 giây. Thực hiện 8-12 lần. Tránh cong lưng khi cơ hông di chuyển lên.
Trước khi bắt đầu các bài tập, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu thực hiện để tránh khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Tại phòng khám ACC, các bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể từng trường hợp và đề ra những liệu trình điều trị gai cột sống cổ hoặc gai cột sống lưng, thoái hóa đốt sống cổ phù hợp, đảm bảo an toàn và chữa bệnh dứt điểm. Đồng thời, mỗi bệnh nhân sẽ được thiết kế bài tập riêng và được bác sĩ tư vấn chế độ sinh hoạt lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày, tránh những tư thế hay động tác làm tăng áp lực lên cột sống.
4 BÀI TẬP YOGA CHO BỆNH NHÂN GAI ĐỐT SỐNG CỔ
Bài viết tham khảo: > Gai cột sống có nguy hiểm không? > Người bệnh gai cột sống cần kiêng gì? > Các môn thể thao cho người bị gai cột sống > Cách điều trị gai đôi cột sống không dùng thuốc