Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa khi lái xe đường dài

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Wade Brackenbury

Đau thần kinh tọa thường gặp ở độ tuổi 30 – 60, tỷ lệ nam cao hơn nữ, phổ biến ở một số nghề nghiệp phải thường xuyên hoạt động ở một tư thế trong thời gian dài, tiêu biểu như công việc lái xe đường dài. Trong hơn 15 năm hoạt động, phòng khám ACC tiếp nhận khá nhiều trường hợp bệnh nhân là tài xế bị đau thắt lưng lan xuống hông, mông và bàn chân – triệu chứng của đau thần kinh tọa. Vậy đau thần kinh tọa và công việc lái xe có liên quan gì với nhau?

1. Vì sao bị đau thần kinh tọa khi lái xe đường dài?

Theo nhiều báo cáo gần đây nhất, lái xe là nghề có tỷ lệ mắc các bệnh về lưng và cột sống rất cao. Cứ 4 người, có 1 người bị đau thần kinh tọa kéo dài, làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Có nhiều nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, tuy nhiên đối với những tài xế lái xe đường dài, thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân thường gặp nhất. Bởi công việc này đòi hỏi phải ngồi trên ghế lái trong thời gian dài (trung bình 6 – 8 giờ), không có thời gian vận động, đi lại để xương khớp linh hoạt. Điều này gây áp lực lên cột sống, dễ dẫn đến nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Ngoài ra, có một số tài xế còn ngồi lái sai tư thế như lệch người sang một bên hoặc cúi ra trước trong thời gian dài khiến cột sống bị quá tải, đĩa đệm dần thoái hóa, về lâu dài gây tổn thương đĩa đệm. Chưa kể, nếu đi qua những đoạn đường xấu, ảnh hưởng từ mặt đường có thể dẫn đến rung, xóc, tác động một lực mạnh đến cột sống nên càng dễ dàng mắc chứng thoát vị đĩa đệm.

Phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm

Bất cứ ai đau dây thần kinh tọa đều có cảm giác đau nhức khó chịu từ vùng cột sống thắt lưng xuống chân. Tuy nhiên có không ít người lại nhầm tưởng triệu chứng này xuất phát từ căn bệnh thoát vị đĩa đệm, khiến việc điều trị trở…

Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, giữ vai trò phân tán và chịu lực, giúp cột sống tránh được những chấn động từ các hoạt động hàng ngày. Đĩa đệm sẽ trở nên yếu hơn, dễ tổn thương hơn khi chúng ta lớn tuổi, ngồi lâu một chỗ, ngồi sai tư thế và ít vận động. Khi đó, phần nhân nhầy (nằm ở vị trí trung tâm của đĩa đệm) sẽ bị đẩy ra khỏi lớp bao xơ bên ngoài, hình thành nên khối thoát vị. Khối thoát vị này chèn ép vào rễ của nhiều dây thần kinh. Nếu chèn ép vào rễ của dây thần kinh tọa sẽ gây nên cơn đau thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa (hay còn gọi là dây hông to) là một dây thần kinh dài nhất cơ thể trải dài từ vùng thắt lưng đến tận ngón chân, làm nhiệm vụ chi phối các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.

đau thần kinh tọa khi lái xe
Đau thần kinh tọa là một trong những cơn đau thường gặp ở tài xế lái xe đường dài

2. Đau dây thần kinh tọa biểu hiện như thế nào?

  • Cơn đau bắt đầu từ thắt lưng, lan dọc xuống vùng hố chậu, vùng mông và xuống chi dưới theo đường đi của dây thần kinh tọa. Nhiều người cảm thấy như một cơn chuột rút chân tồi tệ.
  • Cơn đau thường diễn ra liên tục hoặc đột ngột từng cơn, tăng khi ho hoặc hắt hơi, giảm khi nghỉ ngơi.
  • Mức độ đau tùy cảm nhận của người bệnh, có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Cơn đau có thể chỉ đau nhẹ nhưng có khi lại đau rất nhiều, thậm chí ngồi càng lâu thì lại càng đau.
  • Kèm theo các triệu chứng ngứa ran, cảm giác như bị kiến bò, tê nóng, đau rát ở một bên có dây thần kinh tọa bị chèn ép.
  • Người bệnh có xu hướng đứng vẹo cột sống về phía bên lành, chân bên đau thường co lên, tay chống vào mạn sườn.

Xem chi tiết các triệu chứng: TẠI ĐÂY

3. Cách chẩn đoán chứng đau thần kinh tọa

Thăm khám: Bác sĩ thường hỏi về vị trí cơn đau khởi phát, có thể yêu cầu bệnh nhân đứng lên ngồi xuống, đi bộ bằng đầu ngón chân hoặc gót chân, ngồi xổm, giơ chân mà không gập gối. Những động tác này giúp bác sĩ kiểm tra xem dây thần kinh tọa có bị kích thích không. Nếu bị đau thần kinh tọa, người bệnh thực hiện các hoạt động này rất khó khăn.

Đau thần kinh tọa có nên đi bộ và tập thể dục?

Bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ và tập thể dục hay không đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực tế, mặc dù hoạt động thể dục thể thao điều độ có thể góp phần thuyên giảm cơn đau nhưng để tình trạng đau thần…

Chẩn đoán hình ảnh: Tùy theo từng tình trạng đau, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh chụp X- quang, CT Scanner hoặc MRI.

– Chụp X-quang: Nhận ra các dấu hiệu bất thường của xương (gai đốt sống) chèn ép lên dây thần kinh. Tuy nhiên, X-quang không biểu hiện rõ mức độ tổn thương của dây thần kinh.

– Chụp CT Scanner: Thuốc cản quang sẽ được đưa vào cơ thể trước khi chụp CT, nó có thể được tiêm vào vùng xung quanh cột sống. Sau đó, loại thuốc này sẽ lưu thông quanh tủy sống và dây thần kinh cột sống, những phần này sẽ hiện màu trắng rõ rệt trên hình quét. Chụp CT có thể xác định nguyên nhân của đau thần kinh tọa giúp định hướng điều trị.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng một nam châm từ tính và các sóng radio để tạo ra hình ảnh cắt ngang của lưng. Kết quả chụp MRI cho thấy chi tiết về xương, mô mềm, sự liên kết giữa các đốt sống cũng như đĩa đệm thoát vị, mức độ tổn thương của dây thần kinh, trong đó có cả dây thần kinh tọa.

Tham khảo: Chữa đau thần kinh tọa ở đâu hiệu quả?

4. Cần làm gì khi bị đau dây thần kinh tọa?

Khi cơn đau trở nên dữ dội có thể giảm đau tạm thời bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh. Đặt túi chườm khoảng 20 phút/lần, thực hiện sau 2 giờ đặt 1 lần.

Để chữa trị dứt điểm đau dây thần kinh tọa, người bệnh nên đến ngay các chuyên khoa Thần kinh cột sống để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.

đau thần kinh tọa và lái xe đường dài
Trị liệu Thần kinh cột sống có thể điều trị tận gốc đau thần kinh tọa khi lái xe đường dài

Với tỷ lệ thành công cao, phòng khám ACC được xem là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân mắc các chứng bệnh về xương khớp đánh giá cao. Bằng liệu trình Trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh xương, giảm chèn ép dây thần kinh) kết hợp cùng Vật lý trị liệu (kéo giãn đốt sống, kích thích các mô tổn thương, các bài tập đẩy nhanh tiến độ hồi phục), các bác sĩ chuyên khoa tại ACC đã giúp nhiều bệnh nhân thoát khỏi cơn đau thần kinh tọa một cách tự nhiên mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.

Vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa

Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa đang dần trở nên phổ biến hơn trên toàn cầu. Hiện nay, biện pháp này đang được nhiều người lựa chọn thay cho những phương pháp chữa đau dây thần kinh tọa truyền thống như thuốc hay phẫu thuật. Theo thống kê…

5. Cách phòng ngừa đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm

Việc chủ động phòng bệnh đau thần kinh tọa có thể giúp những ai đang làm công việc lái xe phòng tránh được các nguy cơ mắc bệnh:

phòng ngừa đau thần kinh tọa
Khi lái xe, nên giữ tư thế lưng thẳng, không ngồi gập người hoặc khom lưng về phía trước
  • Nên có những tấm đệm lưng để tránh hiện tượng mỏi nếu ngồi lâu.
  • Chỉnh khoảng cách ghế phù hợp với bản thân.
  • Ở mỗi chặng nghỉ, thực hiện các động tác nhẹ nhàng để cột sống linh hoạt.
  • Tránh khiêng vác vật nặng, nhất là khi ở tư thế cúi lom khom.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý.
  • Chế độ ăn uống khoa học: hạn chế rượu, bỏ thuốc lá, không ăn quá nhiều chất béo, tránh thừa cân, béo phì.
Bệnh đau thần kinh tọa nên ăn gì và kiêng gì?

Bị đau thần kinh tọa nên ăn gì và kiêng gì là mối bận tâm của không ít người khi mắc phải bệnh này. Đau thần kinh tọa là thuật ngữ đề cập đến các triệu chứng đau, tê, ngứa và suy yếu. Chúng thường bắt đầu ở thắt lưng,…

Như vậy, đau thần kinh tọa và công việc lái xe thực sự có liên quan với nhau. Tuy bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu để lâu dài không điều trị sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày, dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống người bệnh.

Bác sĩ Wade giải thích vì sao trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp an toàn với bệnh đau thần kinh tọa

Bài viết cùng chủ đề:
> Các bài tập chữa đau thần kinh tọa
> Cách phân biệt đau thần kinh tọa và hội chứng Piriformis
> Đau dây thần kinh tọa có quan hệ được không?
> Bí quyết hết đau thần kinh tọa trong thai kỳ

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục