Triệu chứng đau thần kinh tọa và những điều ít người biết

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Luke Hamman

Ngoài tình trạng đau nhức và tê ngứa, triệu chứng đau thần kinh tọa còn có khả năng xảy ra dưới nhiều hình thức khác, tùy vào vị trí rễ thần kinh bị tổn thương. 

Ngày nay, đau thần kinh tọa không còn là vấn đề hiếm gặp. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do dây thần kinh tọa bị chèn ép, hầu hết phát sinh từ những tình trạng như viêm xương khớp (thoái hóa), thoát vị đĩa đệm, chấn thương…

Triệu chứng đau thần kinh tọa
Triệu chứng đau thần kinh tọa thường xuất phát từ vùng thắt lưng và có thể lan rộng xuống chân

Đau nhức khó chịu từ khu vực lưng dưới trở xuống là biểu hiện đặc trưng của tình trạng này. Ngoài ra, bệnh còn kéo theo nhiều triệu chứng khác nhưng không phải ai cũng biết cách nhận ra. Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn một số dấu hiệu thông thường, đồng thời hướng dẫn làm sao để chữa trị hiệu quả và an toàn nhất.

Tham khảo:
> Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?
> Phân biệt đau thần kinh tọa và hội chứng Piriformis
> Phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm

1. Một số dấu hiệu cảnh báo đau thần kinh tọa thường gặp

Phần lớn trường hợp, triệu chứng đau dây thần kinh tọa kéo dài từ vùng lưng dưới dọc xuống mông, đùi và chỉ ảnh hưởng đến một bên chân khi phát tác. Một số biểu hiện quen thuộc có khả năng cảnh báo về căn bệnh này là:

Đau nhức

Các cơn đau thần kinh tọa có thể xảy ra liên tục hoặc ngắt quãng. Ngoài ra, cường độ đau ở mỗi người cũng không giống nhau: một số chỉ bị nhói nhẹ, số khác lại phải chịu đựng cảm giác đau rát khó tả.

Thông thường, triệu chứng đau do dây thần kinh tọa bị chèn ép có xu hướng nặng hơn ở chân so với lưng, đặc biệt là khu vực bắp chân dưới đầu gối.

Tê ngứa khó chịu

Người bị đau dây thần kinh tọa còn thường có cảm giác tê ngứa giống kim châm ở mặt sau của chân.

Suy nhược cơ

Biểu hiện yếu cơ chủ yếu phát sinh ở chân và bàn chân. Lúc này, bệnh nhân có cảm giác bị áp lực đè nặng lên chân, gây khó khăn cho việc đi lại hoặc chỉ đơn giản là đứng thẳng.

Cơn đau dễ dàng xảy ra khi tư thế thay đổi

Một trong những triệu chứng đau thần kinh tọa dễ nhận biết nhất là tình trạng đau nhức phát tác mỗi khi cơ thể vận động. Thậm chí, chỉ một động tác thay đổi tư thế cũng có khả năng ảnh hưởng đến cơn đau, ví dụ như:

  • Ngồi lâu, đứng dậy đột ngột hoặc đứng thẳng trong thời gian dài, cúi người về phía trước, vặn mình hoặc ho đều khiến cường độ đau nhức tăng lên dữ dội.
  • Một số bệnh nhân còn cảm thấy cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn khi nằm, gây rối loạn giấc ngủ của họ. Lúc này, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên nằm nghiêng và kẹp gối giữa hai chân. Tư thế ngủ này có thể giảm bớt phần nào tình trạng đau nhức khó chịu.
đau thần kinh tọa khi thay đổi tư thế
Tư thế nằm nghiêng và kẹp gối vào giữa hai chân có thể hỗ trợ giảm đau tạm thời

2. Triệu chứng đau thần kinh tọa thay đổi theo vị trí rễ thần kinh chịu ảnh hưởng

Bên cạnh những dấu hiệu thường thấy như trên, tùy vào vị trí rễ thần kinh bị chèn ép mà người bệnh còn có thể bắt gặp một số biểu hiện đặc trưng khác, chẳng hạn như:

Vị trí bị chèn ép là rễ thần kinh L4

Đau thần kinh tọa bắt đầu từ rễ L4 có khả năng gây ra:

  • Tình trạng đau nhức chủ yếu tập trung ở hông, đùi và các khu vực bên trong đầu gối cũng như bắp chân.
  • Mất cảm giác ở bắp chân.
  • Suy nhược cơ đùi và hông, khiến hai chân có xu hướng chụm vào nhau.
  • Phản xạ giật gân khớp gối suy giảm.

Đau thần kinh tọa ở rễ thần kinh L5

Sự chèn ép tại rễ thần kinh L5 có thể dẫn đến:

  • Vị trí đau nhức thường phát sinh ở mông và mặt ngoài của đùi, cẳng chân.
  • Mất cảm giác ở vùng da giữa hai ngón chân đầu tiên.
  • Cơ mông và cơ chân có xu hướng suy yếu.
  • Gặp khó khăn trong việc chuyển động mắt cá và nâng ngón chân cái lên.

Rễ thần kinh S1 chịu ảnh hưởng

triệu chứng đau thần kinh tọa do rễ thần kinh s1 bị chèn ép
Khi rễ thần kinh S1 bị chèn ép, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức vùng mông, bắp chân, thậm chí là cả bàn chân và ngón chân

Theo nghiên cứu, rễ thần kinh S1 bị chèn ép là trường hợp đau dây thần kinh tọa cơ bản nhất. Lúc này, các triệu chứng thường bao gồm:

  • Cơn đau đi từ mông xuống mặt sau của bắp chân và kéo dài cho đến bàn chân.
  • Ngón chân út, áp út và cả ngón giữa có xu hướng tê liệt dần dần.
  • Người bệnh dường như không thể nâng gót chân lên khỏi mặt đất (không đi bằng mũi chân được).
  • Suy yếu cơ ở chân và mông.
  • Phản xạ giật gân mắt cá suy giảm rõ rệt.

>> Tìm hiểu thêm về tình trạng đau bắp chân: XEM TẠI ĐÂY.

3. Điều trị đau thần kinh tọa không dùng thuốc hoặc phẫu thuật

Trước đây, khi nói về điều trị đau thần kinh tọa, Tây y có 2 phương pháp điều trị phổ biến là uống thuốc giảm đau và phẫu thuật. Tuy nhiên, các bác sĩ hiện tại không đánh giá cao hai phương pháp truyền thống này. Nguyên nhân chủ yếu là do thuốc giảm đau chỉ có tác dụng trị phần “ngọn”, tức là triệu chứng đau thần kinh tọa, chứ không thể điều trị vấn đề tận gốc.

Ngoài ra, tác dụng thuốc chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Tình trạng đau nhức và tê ngứa khó chịu hoàn toàn có khả năng tái phát khi thuốc hết tác dụng. Để khắc phục tình trạng này, một số người bệnh tự ý kéo dài thời gian dùng thuốc hoặc tăng liều lượng lên. Điều này là tối kỵ vì việc dùng thuốc giảm đau sai quy định có nguy cơ gây viêm loét dạ dày, đồng thời khiến chức năng của thận và gan suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những loại “thuốc gia truyền” không rõ nguồn gốc, không rõ thành phần cũng rất nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân.

Phương pháp phẫu thuật trong điều trị đau thần kinh tọa không phải là giải pháp tối ưu vì bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng có rủi ro và biến chứng không lường  trước được (chảy máu nghiêm trọng, nhiễm trùng vết mổ…). Và bệnh nhân vẫn có khả năng bị tái phát sau phẫu thuật. Do đó, giải pháp này chỉ tiến hành khi những biện pháp điều trị trước đó không đem lại kết quả như mong muốn.

Hiện nay, nhằm thay thế hai phương pháp trên, các chuyên gia đã tìm ra hướng điều trị tiên tiến, hiệu quả và an toàn hơn, gọi là Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic).

Vì sao nên chữa đau thần kinh tọa bằng Trị liệu Thần kinh Cột sống? Điều trị ở đâu mới tốt?

Trong những năm gần đây, ở những quốc gia có nền y học phát triển vượt bậc như Hoa Kỳ, Anh, Pháp,… Trị liệu Thần kinh Cột sống nổi tiếng về độ hiệu quả cũng như tính an toàn cao trong việc điều trị cho các vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ xương khớp – cột sống, bao gồm cả đau thần kinh tọa.

chữa đau thần kinh tọa tại phòng khám ACC
Trị liệu Thần kinh Cột sống ngày càng được áp dụng phổ biến trong việc điều trị các triệu chứng đau thần kinh tọa

Liệu pháp này hoạt động dựa trên cơ chế nắn chỉnh lại cấu trúc xương khớp bị sai lệch, từ đó giải phóng tình trạng chèn ép ở các rễ thần kinh, đồng thời kích thích quá trình tự chữa lành thương tổn của cơ thể. Như vậy, vấn đề đau thần kinh tọa có thể được loại bỏ hoàn toàn mà không cần đến sự trợ giúp từ thuốc giảm đau hay phẫu thuật.

Ở Việt Nam hiện nay, Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống là đơn vị chuyên khoa hàng đầu trong lĩnh vực này. Các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống 100% người nước ngoài được đào tạo chính quy cùng kinh nghiệm dày dặn tại ACC nắm rõ cách điều phối lực tay như thế nào để nắn chỉnh tốt nhất, từ đó nâng tỷ lệ điều trị thành công lên cao nhất có thể.

Chuyên khoa Thần kinh Cột sống vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Phòng khám ACC sở hữu đội ngũ bác sĩ Thần kinh cột sống đến từ nhiều nước như Mỹ, Canada, Pháp, NewZealand, Hàn Quốc… cùng với trang thiết bị tối tân hỗ trợ cho việc điều trị bệnh nhân là ưu điểm vượt trội so với những trung tâm hay cơ sở cùng lĩnh vực. Bệnh nhân rất yên tâm khi điều trị tại ACC vì  cơ sở vật chất hiện đại với đội ngũ bác sĩ, nhân viên rất tận tâm, chu đáo và chuyên nghiệp .

Bác sĩ Thần kinh cột sống sẽ xây dựng phác đồ điều trị kết hợp phục hồi chức năng phù hợp nhất cho từng bệnh nhân, dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như thể trạng hiện tại của họ.

Sự trợ giúp từ các thiết bị như sóng xung kích Shockwave, máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS và đặc biệt là hệ thống Pneumex Pneuback đến từ Hoa Kỳ có thể đẩy nhanh tiến độ hồi phục cho những trường hợp bệnh nặng, giúp người bệnh mau chóng tìm lại niềm vui cuộc sống và không tái đau.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nhận biết những triệu chứng đau thần kinh tọa phổ biến, cách phán đoán chính xác vị trí rễ thần kinh bị tổn thương và tìm ra đâu là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn nhất cho bệnh lý này.

Xem thêm:

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục