Người bệnh gai cột sống cần kiêng gì?

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Edouard Sabourdy
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Gai cột sống thường gặp nhất ở những người lớn tuổi khi cột sống đã bắt đầu thoái hoá, trong thời gian dài nếu không điều trị sẽ khiến sụn mất nước và bị canxi hoá, đồng thời với lượng canxi tụ ở dây chằng sẽ tạo ra các gai xương. Khi hình thành các gai xương cột sống chèn ép vào dây thần kinh và tuỷ sống, người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức dữ dội, cản trở khá lớn các hoạt động hằng ngày. Điều trị gai cột sống yêu cầu người bệnh không chỉ kiên trì với các liệu trình chữa trị mà còn phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của gai cột sống.

Người bệnh gai cột sống thường xuyên gặp những cơn đau cột sống
Người bệnh gai cột sống thường xuyên gặp những cơn đau cột sống

1. Người bệnh gai cột sống kiêng ăn những gì?

Để thúc đẩy quá trình điều trị gai cột sống, người bệnh nên tuân thủ 7 quy tắc vàng trong chế độ dinh dưỡng, có thể tóm gọn lại như sau:

  • Tránh ăn các loại thực phẩm đã qua tinh chế như gạo trắng, bún, phở, miến, mì, các loại thức ăn như hăm bơ gơ, khoai tây chiên, pizza. Vì đã qua chế biến nên hầu như các loại thực phẩm này không còn chứa nhiều dinh dưỡng mà chỉ còn năng lượng (calo) và một ít vitamin B. Vì vậy, không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu cho người bệnh gai cột sống để nhanh chóng hồi phục.
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm có chất nhiều phụ gia như nước ngọt có gas, nước soda, thực phẩm nhiều carbo-hydrate và đường hóa học aspartame… Bệnh gai cột sống sẽ trầm trọng hơn khi sử dụng những thực phẩm dạng này.
  • Không nên ăn các loại thực phẩm có nhiều đạm hoặc chất béo từ mỡ động vật vì sẽ làm tăng thể trọng cơ thể, không tốt cho sức khoẻ người bị gai cột sống.

2. Người bị gai cột sống cần kiêng làm gì?

Gai cột sống là bệnh khó tránh khỏi khi tuổi tác càng tăng. Nhưng chúng ta có thể ngăn chặn và làm giảm quá trình thoái hoá bằng việc tập thể dục hằng ngày, vận động nhẹ nhàng để giúp các khớp xương linh hoạt dẻo dai. Ngoài ra cũng cần hạn chế những vận động sau:

  • Tránh các môn thể thao quá sức, gây tổn thương cột sống.
  • Hạn chế các tư thế ngồi khom lưng, khuân vác nặng.
  • Không nên ngồi quá lâu, cần thay đổi tư thế làm việc mỗi 1-2 tiếng.
  • Bệnh nhân gai cột sống nên tránh những động tác gây áp lực cho cột sống, kiểm soát cân nặng ở mức cân đối…
Tìm hiểu thêm:
> Những môn thể thao phù hợp với người bị gai cột sống
> Bệnh nhân gai cột sống nên tránh những động tác nào?
> Các bài tập hỗ trợ điều trị gai đốt sống cổ

3. Cách điều trị gai cột sống không dùng thuốc

Tại phòng khám ACC, các bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống sẽ kiểm tra vị trí đốt sống bị sai lệch, sau đó tiến hành sắp xếp các đốt sống về vị trí vốn có bằng các thao tác nhẹ nhàng. Bệnh nhân bị gai cột sống sẽ được điều trị kết hợp với máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS kết hợp với những bài tập đặc biệt thiết kế riêng cho từng bệnh nhân cùng với sự hướng dẫn chính xác của chuyên viên vật lý trị liệu sẽ giúp việc điều trị có hiệu quả lâu dài.

bệnh nhân đang điều trị với trị liệu DTS
Bệnh nhân tại ACC đang điều trị với máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS

Theo các bác sĩ chuyên gia tại ACC, chẩn đoán đúng nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp là yếu tố tiên quyết trong việc điều trị gai cột sống tận gốc. Có đến 95% bệnh nhân bị gai cột sống có thể phục hồi chức năng thành công và trở lại với cuộc sống sinh hoạt thường ngày như trước mà không dùng thuốc hay phẫu thuật can thiệp.

Có thể bạn quan tâm:
> Bệnh gai cột sống cổ: Nguyên nhân và cách chữa trị
> Tìm hiểu bệnh gai cột sống thắt lưng
> Bệnh nhân gai cột sống lưng nên kiêng gì?

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục