Lồi đĩa đệm là gì? Biến chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Wade Brackenbury
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Lồi đĩa đệm là tổn thương dạng nhẹ của bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Ở giai đoạn này người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau cột sống nhưng chưa rõ rệt. Nếu không tích cực điều trị ngay từ ban đầu, bệnh có thể tiến triển thành thoát vị đĩa đệm, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Lồi đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống, với chức năng hấp thu xung động và tạo khoảng trống giữa 2 đốt sống cho các dây thần kinh. Theo thời gian, lớp vỏ bao xơ bên ngoài của đĩa đệm sẽ yếu đi, phình ra vành đĩa đệm. Khi vỏ ngoài đĩa đệm càng yếu, nhân của đĩa đệm có thể thoát ra ngoài hoặc thoát vị qua vết nứt, gia tăng nguy cơ chén ép vào dây thần kinh.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do quá trình thoái hóa xương khớp tự nhiên khi tuổi tác ngày càng cao hoặc do các áp lực cơ học (như cong người hoặc nâng vật sai tư thế).

lồi đĩa đệm có chữa lảnh được không
Phình lồi đĩa đệm có nguy cơ cao trở thành thoát vị đĩa đệm

2. Tình trạng lồi đĩa đệm có thể tự lành không?

Rất nhiều bệnh nhân khi dùng thuốc giảm đau và thấy triệu chứng thuyên giảm, thường có suy nghĩ là lồi đĩa đệm có thể tự hết theo thời gian. Tuy nhiên, theo bác sĩ Wade Brackenbury, bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống – Phòng Khám ACC, đĩa đệm đã bị hư tổn không thể lành tự nhiên, thậm chí khi người bệnh đã uống thuốc.

Một khi cấu trúc cột sống đã bị tổn thương thì cần sự can thiệp y khoa kịp thời để điều chỉnh và phục hồi. Thuốc giảm đau chỉ có thể tạm thời làm mờ triệu chứng, không thể giúp đĩa đệm trở lại vị trí ban đầu. Do đó, nếu nhận thấy sự bất thường ở cột sống, người bệnh nên đi khám sớm bởi chẩn đoán sớm bệnh, cơ hội chữa khỏi càng cao.

3. Lồi đĩa đệm có nguy hiểm không? Biến chứng là gì?

Đĩa đệm bị phình, lồi có thể gây ra các vấn đề sau:

3.1. Dây thần kinh bị chèn ép

Đĩa đệm khi phình ra khỏi vị trí bình thường sẽ chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc tủy sống. Hệ quả là người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi đứng hoặc di chuyển, đồng thời xuất hiện cảm giác tê, ngứa ran hoặc yếu đi xuống cánh tay hoặc chân.

Nhận biết triệu chứng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là một trong những vấn đề cột sống thường gặp xuất phát do đĩa đệm cột sống bị chệch ra khỏi vị trí thẳng hàng ban đầu, chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Bệnh thường tiềm ẩn trong thời…

3.2. Đau lưng

Khi đĩa đệm bị phình và chèn ép dây thần kinh, người bệnh cũng sẽ xuất hiện tình trạng đau lưng. Cơn đau có thể lan xuống mông và chân (đau thần kinh tọa).

3.3. Thoát vị đĩa đệm 

Phình lồi đĩa đệm trong thời gian dài sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Vì thế, tình trạng này còn được xem là dấu hiệu sớm của thoát vị đĩa đệm.

4. Các phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán tình trạng phồng lồi đĩa đệm, các bác sĩ sẽ tìm hiểu bệnh sử của bệnh nhân thông qua các câu hỏi liên quan đến lối sống, công việc, môn thể thao yêu thích… để xác định nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, kết hợp kiểm tra lâm sàng tình trạng cột sống, khả năng vận động và phản xạ dây thần kinh tại các chi. Các chẩn đoán hình ảnh như X-quang, chụp CT hoặc MRI cũng sẽ được thực hiện để kiểm tra mức độ đĩa đệm bị lồi của người bệnh.

5. Các phương pháp giảm đau, chữa lồi đĩa đệm

Có rất nhiều phương pháp để giảm đau và chữa lồi đĩa đệm, bao gồm:

Sử dụng nhiệt nóng và lạnh hỗ trợ giảm viêm và làm dịu cơn đau: Bắt đầu sử dụng các túi lạnh tại khu vực bị đau trong vài ngày, sau đó chuyển qua dùng nhiệt nóng để nới lỏng các nhóm cơ.

Tập các động tác thể dục nhẹ nhàng: Khi nằm lâu, cơ khớp sẽ bị yếu đi, khiến cơn đau trầm trọng hơn và hạn chế khả năng phục hồi tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sự dẻo dai của xương khớp.

Dùng thuốc giảm đau: Nếu cơn đau ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc NSAID. Nếu cơn đau ở mức độ nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau mạnh hơn hoặc dùng steroid trong thời gian ngắn.

Phẫu thuật: Trong trường hợp lồi đĩa đệm nặng gây đau, yếu, tê và hạn chế vận động, người bệnh có thể phải phẫu thuật để điều trị.

Hiện nay khi mà y học phát triển, có rất nhiều phương pháp chữa trị lồi đĩa đệm triệt để, ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành thoát vị đĩa đệm mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Rất nhiều bệnh nhân lồi đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm sau khi điều trị với liệu trình chữa đau không dùng thuốc tại ACC đã có thể phục hồi sức khỏe, trở lại cuộc sống bình thường và không tái đau.

Phương pháp điều trị kết hợp tại ACC

6. Phòng ngừa nguy cơ bị lồi đĩa đệm

Để phòng ngừa nguy cơ bị lồi phình đĩa đệm, bạn cần:

  • Nâng vác đồ vật đúng cách: Cong đầu gối, giữ lưng thẳng và sử dụng các nhóm cơ ở chân để hỗ trợ tải trọng, không uốn cong phần thắt lưng.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Trọng lượng thừa sẽ gia tăng áp lực lên vùng cột sống, khiến đĩa đệm dễ bị lồi/thoát vị.
  • Duy trì tư thế đúng khi đi đi bộ, đứng, ngồi hoặc ngủ. Ví dụ: Đứng thẳng với vai hướng ra sau, giữ lưng thẳng. Ngồi với 2 bàn chân chạm mặt sàn hoặc cân bằng. Ngủ với nệm có độ cứng và căng vừa phải, không nằm úp mặt.
  • Thực hiện các động tác kéo giãn khi ngồi trong thời gian dài.
  • Hạn chế mang giày cao gót.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên với các nhóm cơ ở lưng, cẳng chân và bụng.
  • Ngưng hút thuốc, ăn uống đầy đủ dưỡng chất.

Phát hiện sớm, điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi. Vì vậy, khi có các triệu chứng đau nhức cột sống không rõ nguyên nhân, người bệnh nên đến các chi nhánh gần nhất của Phòng Khám ACC để được kiểm tra, theo dõi và chữa trị tận gốc.

Cùng bác sĩ Wade Brackenbury, Tổng giám đốc của Phòng khám ACC – chuyên gia Trị liệu thần kinh cột sống tìm hiểu thêm về phồng lồi đĩa đệm qua video:

Xem thêm:

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục