Với mức độ đau nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, bệnh lý cột sống phải được điều trị càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Như vậy, khi nào phải đi khám xương khớp cột sống, có dấu hiệu nào để nhận biết không? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có giải đáp chính xác!
1. Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của cột sống
Cột sống (xương sống) là một chuỗi xương bao gồm 32 – 34 đốt sống, được xếp chồng và kết nối với nhau bằng hệ thống dây chằng và cơ.
Cột sống cũng được xem là “trụ cột”, giữ vai trò nâng đỡ toàn bộ trong lượng cơ thể, giúp khả năng vận động trở nên linh hoạt, đồng thời bảo vệ tủy sống, ổ bụng, cũng như cơ quan nội tạng bên trong. Mặc dù vậy, cột sống dễ bị tổn thương từ tác động của nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan, dẫn đến sai lệch về cấu trúc và từ đó, hình thành bệnh lý cột sống.
Theo thống kê, các bệnh xương khớp cột sống không chỉ xảy ra ở người cao tuổi, mà có xu hướng trẻ hóa nhiều hơn. Người trẻ với chế độ ăn uống kém lành mạnh, cùng với lối sống ít vận động, lạm dụng chất kích thích hay thừa cân – béo phì đều có nguy cơ gặp phải bệnh cột sống. Trong đó, phổ biến nhất là các bệnh lý sau:
Thoái hóa cột sống: Theo Hội xương khớp Việt Nam, ước tính 32% bệnh nhân từ 60 tuổi đang mắc phải thoái hóa cột sống, đồng thời tỷ lệ người mắc bệnh ở tuổi 35 đang tăng lên nhanh chóng. Bệnh này xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc do thói quen vận động – sinh hoạt sai tư thế, khiến cấu trúc cột sống bị thương tổn, từ đó gây ra cơn đau khó chịu và đôi khi, dẫn đến gù hoặc vẹo cột sống.
Thoát vị đĩa đệm: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thoát vị đĩa đệm là tình trạng phổ biến nhất của bệnh lý về cột sống, trong đó tỷ lệ người trưởng thành gặp phải là 30%. Bệnh này gây ra biến chứng nguy hiểm như rối loạn cảm giác, rối loạn bàng quang, bại liệt hoặc tàn phế nếu không được điều trị sớm và đúng cách.
Viêm cứng khớp cột sống: Đây là tình trạng viêm khớp ở cột sống với biểu hiện là đau lưng kinh niên, xuất hiện thường xuyên vào ban đêm khiến người bệnh không thể ngủ ngon. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở độ tuổi từ 15 đến 30 và xảy ra nhiều hơn ở nam giới. Đặc biệt, viêm cứng khớp cột sống còn có khả năng di truyền giữa người thân trong gia đình.
Viêm dây chằng, gân kết nối các đốt sống: Đây là tình trạng dây chằng và gân bị đau, sưng lên do chấn thương thể thao hoặc vận động quá sức. Bệnh này đa phần xuất hiện ở người trên 40 tuổi nhưng hiện nay, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh đang trở nên phổ biến do ảnh hưởng từ chế độ sinh hoạt, ăn uống không đúng cách.
Đau nhức xương khớp ở người trẻ ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm như thoái hóa khớp, loãng xương, viêm khớp dạng thấp… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh…
Đau thần kinh tọa: Đau thần kinh tọa xảy ra phổ biến với tỷ lệ 40% ở mọi lứa tuổi. Bệnh này tạo ra cảm giác đau từ trung bình đến nặng ở lưng, mông, chân và đôi khi, dẫn đến tình trạng mất cảm giác hoặc cử động, cũng như gây ra tiểu tiện không tự chủ.
Hẹp ống sống: Hẹp ống sống là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi (do 60 tuổi trở lên) do lão hóa. Theo đó, càng lớn tuổi thì đĩa đệm càng suy giảm tính đàn hồi, dẫn đến giảm chiều cao đĩa đệm, hình thành gai xương và khiến dây chằng dày hơn. Tất cả yếu tố này góp phần làm hẹp ống sống, gây ra cơn đau mãn tính hoặc nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị teo cơ, bại liệt.
Vẹo cột sống: Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường, lệch sang bên trái hoặc bên phải của xương sống thẳng, từ đó làm cho cơ thể mất cân đối, ảnh hưởng rất lớn đến ngoại hình và dáng đi. Theo thống kê, vẹo cột sống chiếm 1 – 4% hiện nay, thường gặp ở nữ giới hơn là nam giới và có tác động đến trẻ em từ 10 – 18 tuổi.
Đau lưng cơ năng: Đau lưng cơ năng là bệnh cột sống thường gặp ở người làm việc quá sức, thường xuyên mang – vác đồ vật nặng ,cũng như có tư thế sinh hoạt không thích hợp trong thời gian dài. Ở giai đoạn đầu, bệnh này gây ra cơn đau khu trú ở vùng lưng. Sau đó, nếu nghiêm trọng có thể lan đến vùng cổ, vai, gáy, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Chấn thương cột sống: Các trường hợp bị ngã, nhất là ngã từ trên cao xuống hay gặp phải chấn thương trực tiếp đến cột sống thì đều có nguy cơ bị gãy cột sống, xẹp đốt sống hoặc tổn thương dây chằng.
2. Khi nào cần đi khám xương khớp cột sống?
Ngày nay, nhiều người ngày càng chủ quan, thờ ơ với dấu hiệu của bệnh lý cột sống. Đa phần đều cho rằng cơn đau xảy ra chỉ là đau thông thường hoặc tuổi trẻ thì làm sao mắc phải bệnh này. Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh xương khớp cột sống có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là khi trong cuộc sống hằng ngày, bạn không tuân theo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và vận động đúng cách.
Vì thế, đừng bỏ qua triệu chứng bất thường trên cơ thể. Hãy chủ động đi khám để bác sĩ chẩn đoán, đưa ra giải pháp điều trị nhanh chóng. Nếu càng trì hoãn thì bệnh càng nặng hơn, để lại nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cũng như suy giảm chất lượng cuộc sống.
Một ví dụ điển hình là nhiều trường hợp bị thoái hóa cột sống cổ, do không được chữa trị sớm đã dẫn đến hậu quả liệt hai chân, nặng hơn là xuất huyết não và đột quỵ. Hoặc, có trường hợp bị hẹp ống sống đã phải nhập viện vì người bệnh bị rối loạn cơ tròn, bí tiểu, liệt cơ sau thời gian dài không điều trị.
Như vậy, việc thăm khám là rất quan trọng, giúp bạn ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, khám xương khớp định kỳ 1 – 2 lần/năm cũng là giải pháp phát hiện sớm bệnh lý cột sống. Từ đó, có kế hoạch chữa bệnh kịp thời, tăng tỷ lệ phục hồi sức khỏe, cũng như giảm thiểu chi phí điều trị.
Thông thường, mỗi bệnh lý cột sống có biểu hiện và mức độ nghiêm trọng khác nhau, nhưng nhìn chung, bạn nên đi khám với bác sĩ khi xuất hiện một số triệu chứng sau đây:
- Xuất hiện cơn đau ở bất kỳ vị trí nào của cột sống.
- Sưng, khó chịu ở cột sống.
- Mức độ đau nhức ngày càng nặng hơn, không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Đau nhức đi kèm cảm giác tê hoặc yếu tay, chân; đồng thời cơn đau dễ lan từ vùng lưng xuống chân.
- Người bệnh bị buồn nôn, mất ngủ và khó khăn trong việc sinh hoạt, vận động hằng ngày.
3. Thăm khám cột sống tại ACC – Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống uy tín
ACC (thành viên của tập đoàn FV) là một chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống được thành lập tại Việt Nam vào năm 2006. Trải qua 16 năm hoạt động, ACC tự hào mang đến dịch vụ khám, chữa bệnh cột sống hiện đại, an toàn và hiệu quả cho khách hàng bởi nhiều ưu điểm sau:
100% bác sĩ nước ngoài được đào tạo chính quy: Phòng khám ACC tự hào có đội ngũ bác sĩ nước ngoài được đào tạo bài bản tại trường đại học lớn trên thế giới như Palmer University, Cleveland University, New York Chiropractic, Life University. Cùng với kinh nghiệm điều trị được tích lũy nhiều năm, bác sĩ ACC đảm bảo chẩn đoán đúng, tư vấn chính xác và đề xuất kế hoạch điều trị tối ưu để người bệnh nhanh chóng phục hồi.
Liệu trình điều trị cột sống hiệu quả: Đến với phòng khám ACC, khách hàng được chữa bệnh xương khớp cột sống bằng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) kết hợp với Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng. Đây là phác đồ điều trị không cần dùng thuốc hay phẫu thuật, mà vẫn đảm bảo tính an toàn, cũng như khắc phục thành công cho hàng nghìn trường hợp mắc phải bệnh lý cột sống cấp và mãn tính.
Đầu tư trang thiết bị cao cấp, tối tân: Để thúc đẩy tốc độ phục hồi, giúp người bệnh sớm khôi phục khả năng vận động và trở về cuộc sống bình thường, phòng khám ACC đã trang bị hệ thống máy móc hiện đại, công nghệ cao được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Châu Âu như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, trị liệu bằng công nghệ laser thế hệ IV, sóng xung kích shockwave, thiết bị phục hồi chức năng ATM2, thiết bị giảm áp cột sống cổ Cervico và cột sống lưng Vertetrac, và đặc biệt là liệu trình Pneumex Pneuback duy nhất tại Việt Nam.
Dịch vụ khám chữa bệnh quốc tế: Phòng khám ACC đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, các phòng điều trị rộng rãi, mát mẻ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái mỗi khi đến. Ngoài ra, quy trình khám bệnh tại đây đảm bảo chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn Y khoa và có thủ tục đơn giản để không kéo dài thời gian quá lâu.
Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ và chuyên viên ACC luôn luôn đồng hành – tư vấn kịp thời trong suốt quá trình điều trị bệnh; đồng thời đưa ra lời khuyên về dinh dưỡng, sinh hoạt để người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Vừa qua, phòng khám ACC đã tiếp nhận bệnh nhân, cô Lương Vân Bình (62 tuổi, Quận 5) trong tình trạng đau mãn tính, khiến cô gặp khó khăn trong việc di chuyển, phải đi lại bằng xe lăn. Qua thăm khám, cô được bác sĩ Marc Tafuro chẩn đoán mắc phải thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, trượt đốt sống và chèn ép rễ thần kinh.
Để chữa trị tình trạng này, bác sĩ Marc kết hợp nắn chỉnh cột sống Chiropractic với Vật lý trị liệu bằng máy giảm áp cột sống DTS, trị liệu sóng siêu âm và Phục hồi chức năng Pneumex, hỗ trợ giảm đau và điều chỉnh cột sống về đúng vị trí ban đầu. Sau 2 liệu trình, cô Bình đã khỏi bệnh hoàn toàn, chất lượng cuộc sống cũng được cải thiện.
Một trường hợp khác, cô Thắm (Đồng Nai) đến phòng khám ACC với tình trạng đau thắt lưng dưới và tê buốt xuống chân hơn 1 năm. Cơn đau lưng dai dẳng khiến cô không thể đứng thẳng mà phải thường xuyên khom lưng. Tại ACC, cô Thắm được bác sĩ Hoisang Gong chẩn đoán mắc phải trượt đốt sống L4, thoát vị đĩa đệm L4&L5 và gai cột sống.
Để khắc phục, bác sĩ Hoisang kết hợp Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic với Vật lý trị liệu bằng sóng siêu âm và Phục hồi chức năng Pneumex, giúp chữa lành cơn đau tự nhiên, khôi phục cấu trúc cột sống sai lệch về đúng vị trí ban đầu. Kết quả sau điều trị, triệu chứng tê chân của cô Thắm đã thuyên giảm đáng kể. Khả năng vận động linh hoạt hơn giúp cô đi lại và sinh hoạt bình thường.
Hy vọng thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp câu hỏi khi nào cần đi khám bệnh xương khớp cột sống. Có thể thấy, bệnh cột sống ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế, khi phát hiện dấu hiệu bất thường, bạn nên tìm đến phòng khám xương khớp uy tín để được bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời và ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
>> Xem thêm: Cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe xương khớp mỗi ngày