Chấn thương dẫn đến đứt dây chằng đầu gối gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến khả năng đi lại của người bệnh. Tuy nhiên không phải trường hợp đứt dây chằng đầu gối nào cũng cần phải mổ. Thay vào đó, người bệnh có thể được điều trị bằng các phương pháp trị liệu không phẫu thuật, không dùng thuốc để phục hồi vận động.
1. Đứt dây chằng đầu gối là gì?
Đứt dây chằng đầu gối là tình trạng một hoặc nhiều dây chằng đầu gối bị đứt, rách.
Khớp gối là loại khớp bản lề và một trong những khớp yếu nhất của cơ thể. Có bốn loại dây chằng chính ở đầu gối giúp nối xương đùi với xương chày (xương ống chân) bao gồm:
- Dây chằng chéo trước (ACL) – Dây chằng nằm ở trung tâm của đầu gối, điều khiển chuyển động quay và chuyển động về phía trước của xương chày (xương ống chân).
- Dây chằng chéo sau (PCL) – Dây chằng nằm ở trung tâm của đầu gối, điều khiển chuyển động ra sau của xương chày (xương ống chân).
- Dây chằng chéo giữa (MCL) – Dây chằng tạo sự ổn định cho đầu gối bên trong.
- Dây chằng bên cạnh (LCL ) – Dây chằng tạo sự ổn định cho đầu gối bên ngoài.
Cả bốn loại dây chằng trên đều có nguy cơ đứt khi bị tổn thương. Tuy nhiên theo các chuyên gia, đứt dây chằng chéo trước (ACL) là tình trạng phổ biến nhất so với ba loại còn lại.
2. Nhận biết triệu chứng đứt dây chằng đầu gối
Ngay sau khi đứt dây chằng đầu gối, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như:
- Cơn đau đến đột ngột vào dữ dội.
- Nghe tiếng “rắc” khi bị thương.
- Sưng trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi bị thương.
- Có cảm giác lỏng lẻo ở khớp.
- Bị đau khi chân bị thương tiếp đất.
> Xem thêm: Lỏng khớp gối là gì? Điều trị như thế nào?
Sau một thời gian, người bệnh có thể xuất hiện dấu hiệu muộn của đứt dây chằng đầu gối là teo cơ ở bên đùi chân bị thương. Nguyên nhân của hiện tượng này là do khớp gối lỏng lẻo và đau dẫn đến bệnh nhân ít vận động. Đối tượng dễ gặp hiện tượng này bao gồm những người ít vận động, đặc biệt là dân văn phòng.
Các cơn đau ở đầu gối có thể xuất phát từ các chấn thương hoặc là triệu chứng của bệnh lý về xương khớp. Khi xuất hiện các dấu hiệu đau đầu gối, bạn nên thăm khám sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm hoặc khó điều trị về…
3. Nguyên nhân đứt dây chằng đầu gối
Có rất nhiều nguyên nhân làm đứt dây chằng chéo đầu gối. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là khi đầu gối bị chấn thương. Các chấn thương này có thể xảy ra khi người bệnh bị tai nạn giao thông, chơi thể thao hoặc bất kỳ điều gì khiến cho đầu gối bị một lực lớn tác động vào.
Đối với dây chằng chéo trước (ACL), nguyên nhân dây chằng này bị đứt còn có thể do bị kéo căng hoặc bị rách trong một chuyển động xoắn đột ngột (tức khi bàn chân giữ nguyên theo một hướng nhưng đầu gối lại quay theo hướng khác). Vì thế, những vận động viên hoặc những người hay chơi trượt tuyết, bóng rổ, bóng đá…. (những môn thể thao thường xoay chân đột ngột) thường có nguy cơ chấn thương dây chằng chéo trước cao hơn.
> Tham khảo: Chấn thương dây chằng đầu gối thường gặp và cách chữa trị
4. Đứt dây chằng đầu gối có nguy hiểm không?
Đứt dây chằng đầu gối có đi được không hay có ảnh hưởng gì đến việc vận động không là vấn đề được nhiều người quan tâm khi gặp tình trạng này.
Theo đó, tình trạng sưng và đau do đứt dây chằng gối gây ra thường sẽ giảm sau vài tuần. Trong một số trường hợp, người bệnh vẫn có thể đi lại bình thường mặc dù dây chằng bị đứt. Chỉ khi vận động mạnh, lúc này người bệnh mới có cảm giác đau và sưng ở đầu gối.
Thế nhưng về lâu dài, đứt dây chằng đầu gối nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến teo cơ đùi, khiến người bệnh trở nên khó khăn trong đi lại. Nguy hiểm hơn, nếu để lâu có thể mắc phải tình trạng thoái hóa khớp gối. Lúc này, người bệnh không thể phẫu thuật tái tạo dây chằng mà phải phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo.
5. Đứt dây chằng đầu gối có phải mổ không?
Nhiều người bệnh cho rằng mọi trường hợp đứt dây chằng gối đều cần phải mổ. Thế nhưng, việc điều trị bằng phẫu thuật hay bảo tồn sẽ phụ thuộc loại dây chằng bị tổn thương, độ tuổi, nhu cầu vận động… Do đó, không phải trường hợp đầu gối bị đứt dây chằng nào cũng cần mổ.
6. Cách điều trị đứt dây chằng gối hiệu quả
Như đã đề cập trên, có hai cách để điều trị đứt dây chằng chéo đầu gối chính là điều trị bằng phẫu thuật và điều trị bảo tồn (không phẫu thuật). Cụ thể:
6.1. Điều trị đứt dây chằng gối bằng phẫu thuật
Với những trường hợp đứt dây chằng đầu gối nặng, không thể điều trị bảo tồn, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi để tái tạo dây chằng. Trong đó, thời điểm phẫu thuật tốt nhất là 3 tuần sau khi bị chấn thương. Sau khi đã phẫu thuật được khoảng 3 tuần, người bệnh sẽ tiến hành tập vật lý trị liệu và chỉ có thể chơi thể thao hoặc làm việc nặng ảnh hưởng nhiều đến đầu gối 9 tháng sau đó (tùy theo tốc độ phục hồi).
Để tham khảo các bài tập phục hồi chức năng đầu gối cho người bệnh sau phẫu thuật, bạn có thể xem thêm tại đây:
6.2. Điều trị đứt dây chằng gối bằng các phương pháp bảo tồn
Điều trị đầu gối bị đứt dây chằng bằng phương pháp bảo tồn phù hợp với những trường hợp dây chằng chưa đứt hoàn toàn, khớp gối còn vững, trẻ em còn sụn tăng trưởng… Với những trường hợp này, bác sĩ chủ yếu kê thuốc giảm đau, kháng viêm kết hợp cùng tập vật lý trị liệu để thúc đẩy sự hồi phục. Tuy nhiên, việc dùng thuốc không đúng cách hoặc lạm dụng thuốc sẽ gây hại cho cơ thể, vì thế người bệnh chỉ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Là đơn vị chuyên khoa đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực điều trị không dùng thuốc – không phẫu thuật cho các bệnh lý và chấn thương liên quan đến cơ xương khớp – cột sống, phòng khám ACC áp dụng các phương pháp kết hợp cùng trang thiết bị hiện đại để điều trị cho các bệnh nhân gặp vấn đề đứt dây chằng đầu gối.
Cụ thể tại ACC, người bệnh bị đứt dây chằng gối sẽ được điều trị bằng Laser cường độ cao thế hệ thứ IV và sóng xung kích Shockwave để hồi phục các tổn thương cấu trúc khớp gối, tăng quá trình tuần hoàn, đồng thời hạn chế biến chứng thoái hóa khớp. Kế tiếp, trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu bị teo cơ đùi, bác sĩ sẽ chỉ định tập các bài tập phục hồi chức năng phù hợp với thể trạng để bệnh nhân nhanh chóng lấy lại khả năng vận động như bình thường.
7. Phòng ngừa đứt dây chằng đầu gối
Chấn thương dây chằng đầu gối khó có thể lường trước. Nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa có thể làm cho tình trạng này ít xảy ra hơn như:
- Tập thể thao thường xuyên nhưng cần đảm bảo cường độ tập luyện phù hợp.
- Luôn khởi động kỹ trước khi chơi thể thao hoặc vận động nặng.
- Nếu muốn tăng độ khó của tập luyện thể thao, bạn nên điều chỉnh từ từ để cơ thể thích ứng.
Trên đây là những điều cần biết về đứt dây chằng đầu gối. Mặc dù tình trạng này không quá nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị đúng cách, người bệnh vẫn có thể đối mặt với nguy cơ teo cơ và suy giảm khả năng vận động. Do đó khi phát hiện dây chằng đầu gối bị đứt, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Bài viết xem nhiều: > Đứt dây chằng chéo sau có nguy hiểm không? > Giãn dây chằng đầu gối bao lâu khỏi, phục hồi bằng cách nào?