Đứng lâu bị đau chân có sao không? Cách giảm đau mỏi hiệu quả

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Erik W. Waardenburg
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Đứng lâu bị đau chân thường gặp ở những người làm công việc phải đứng mỗi ngày như tiếp viên hàng không, nhân viên phục vụ, nhân viên y tế, thợ làm tóc, người bán hàng… Điều này xảy ra do khi đứng lâu, chân sẽ chịu áp lực liên tục để duy trì thăng bằng và hỗ trợ trọng lượng cơ thể. Từ đó khiến cơ bắp chân và mắt cá chịu nhiều lực tác động hơn gây ra cảm giác đau.

Chưa kể nếu bạn dùng điện thoại trong khi đứng khiến đầu cúi về phía trước nhiều còn gây thêm áp lực cho cổ, vai. Điều này dẫn đến căng cơ, giảm lưu thông máu, lý giải cho việc đứng một chỗ thường mệt mỏi hơn so với khi di chuyển.

Nếu tình trạng này mới xảy ra, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây để tạm thời giảm đau chân khi đứng nhiều:

1. Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

Để cải thiện tình trạng đứng lâu bị đau gót chân, đau bàn chân,… người bệnh có thể áp dụng một số cách như sau:

1.1 Nghỉ ngơi khoảng 10 – 15 phút

Nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu khi đứng lâu, hãy thử nghỉ giải lao 10-15 phút. Thực hiện cho đến khi cảm thấy khó chịu giảm bớt và bạn có thể tiếp tục công việc của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể nâng cao chân vào ban đêm để giảm áp lực lên chân.

1.2 Mang giày đúng kích cỡ và có lót đệm

Bạn nên chọn mang những đôi giày phù hợp để giảm áp lực lên đôi chân, từ đó cải thiện cơn đau chân khi đứng nhiều. Cụ thể, giày nên có kích cỡ vừa chân, phần mũi giày không siết ngón chân mà cách ngón chân khoảng 0,5 – 1,2 cm. Đồng thời, bạn nên chọn giày có đệm lót đế để nâng đỡ đôi chân và tạo cảm giác thoải mái ngay cả khi đứng trong thời gian dài.

bị đau gót chân khi đứng lâu

Sử dụng giày đi bộ vừa vặn, có đệm đế giúp giảm áp lực lên đôi chân, từ đó hạn chế tình trạng đứng lâu bị đau chân.

1.3 Lăn chân với cuộn xốp hoặc bóng tennis

Phương pháp lăn chân với cuộn xốp hoặc bóng tennis sẽ giúp các cơ được kéo giãn nhẹ nhàng, từ đó giảm tình trạng căng cứng gây đau nhức. Cách thực hiện rất đơn giản như sau:

  • Cuộn xốp: Bạn ngồi trên sàn và đặt cuộn xốp bên dưới bắp chân trái. Chân phải đặt trên sàn. Dùng tay nâng hông lên khỏi sàn, sau đó lăn từ mắt cá chân đến bên dưới đầu gối. Khi lăn bạn kết hợp xoay chân trái hướng vào trong, sau đó ra ngoài. Thực hiện trong 2 – 3 phút thì bạn đổi chân.
  • Bóng tennis: Bạn chỉ cần đặt quả bóng tennis dưới chân. Sau đó, sử dụng chân đè lên và lăn từ ngón chân đến gót chân. Bạn thực hiện động tác khoảng 2 – 3 phút cho mỗi chân.

đứng lâu bị đau chân

1.4 Chườm lạnh

Nếu bị đau gót chân khi đứng lâu bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh. Cách này sẽ làm co mạch máu ở khu vực bị đau, giúp giảm đau nhức hiệu quả. Để áp dụng phương pháp này, bạn hãy sử dụng túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc cho đá lạnh vào khăn vải sạch áp lên khu vực đau trong khoảng 15 phút.

Chườm nóng hay chườm lạnh: Đâu là giải pháp tốt nhất?

Chườm nóng và chườm lạnh đều là phương pháp nhiệt trị liệu có tác dụng rất tốt trong điều trị chấn thương và viêm khớp. Tuy nhiên khi nào thì nên chườm nóng hay lạnh? Cụ thể lúc sưng khớp hoặc đau căng cơ thì nên chữa trị thế nào?…

1.5 Ngâm chân với muối Epsom

Phương pháp ngâm chân với muối Epsom (hoạt chất cấu thành từ magiê và sulfate) giúp giảm căng cơ, từ đó giảm sưng đau ở bàn chân hiệu quả. Theo đó, bạn cho 2 cốc muối Epsom vào bồn tắm/chậu nước và khuấy đến khi muối tan hết. Sau đó, ngâm chân vào bồn tắm/chậu nước khoảng 15 phút.

1.6 Massage chân

Các động tác xoa bóp nhẹ nhàng trên bàn chân và vòm bàn chân giúp máu được lưu thông đến các khớp tốt hơn, giãn các cơ bị căng cứng, đau nhức. Theo đó, bạn hãy đặt ngón tay cái lên đầu bàn chân và ngón tay trỏ lên gót chân rồi tiến hành massage bàn chân theo chiều kim đồng hồ, từ ngón chân tới gót chân và mắt cá chân. Sau đó, bạn lặp lại động tác xoa bóp theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

đứng lâu bị đau gót chân

Massage bàn chân nhẹ nhàng giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện hiện tượng đứng lâu bị đau lòng bàn chân.

1.7 Băng quấn chân

Áp lực từ băng thun hoặc vớ nén có khả năng kiểm soát cơn đau, tăng tuần hoàn máu, từ đó giảm tình trạng đứng lâu bị đau chân hiệu quả.  Do đó, nếu bạn bị đau chân khi đứng lâu thì nên mang vớ nén hoặc dùng băng thun để băng ép (không quá chật) từ bàn chân lên đến đầu gối.

1.8 Thực hiện bài tập giãn cơ

Tập luyện bài tập giãn cơ giúp hệ thống gân cơ – xương ở chân được thư giãn, từ đó làm giảm mức độ chèn ép lên rễ dây thần kinh và giảm đau nhức khi đứng lâu hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số bài tập giãn cơ sau:

Bài tập kê chân lên tường:

  • Bắt đầu với tư thế nằm thẳng, tay duỗi thẳng hoặc để sang ngang.
  • Đưa chân thẳng lên trên, tựa lên tường, tạo thành một góc vuông với sàn nhà và mông chạm tường. Giữa tư thế trong 3 phút rồi trở về tư thế ban đầu.

Bài tập giãn cơ bắp chân:

  • Ngồi thẳng trên sàn, duỗi thẳng chân về phía trước.
  • Dùng một sợi dây hoặc khăn kéo các ngón chân trái về phía người. Giữ tư thế trong 30 giây rồi lặp lại với chân phải.

* Lưu ý: Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử bị bệnh suy giãn tĩnh mạch tiến triển thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện để hạn chế rủi ro không đáng có.

cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

Thực hiện các bài tập giãn cơ sau khi đứng lâu giúp tăng cường lưu thông máu đến cơ bắp, giảm cơn đau nhức hiệu quả.

4 bài tập giãn cơ giúp dân văn phòng ngừa bệnh xương khớp

Nhân viên văn phòng là đối tượng rất dễ mắc các bệnh lý liên quan đến cơ - xương - khớp. Nguyên nhân là do tính chất công việc phải ngồi yên trong suốt thời gian dài, ít vận động, không tập thể dục thường xuyên… Áp dụng các bài…

2. Hay bị đau chân khi đứng lâu: Chớ nên chủ quan

Tuy những cách trên đây có thể giảm đau nhanh chóng, nhưng chỉ mang tính chất hỗ trợ, xoa dịu cơn đau tạm thời. Bạn không nên vì vậy mà chủ quan, vì triệu chứng đau và sưng chân khi đứng lâu thường gặp ở nhiều bệnh cơ xương khớp như: bàn chân bẹt, viêm gân Achilles, viêm khớp, suy giãn tĩnh mạch… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ diễn tiến thành đau mạn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Tốt nhất, nếu đứng lâu bị đau chân xảy ra thường xuyên đi kèm triệu chứng nóng rát, đau nhức, sưng tấy hoặc nặng nề, đặc biệt là ở vùng bắp chân cần đến bác sĩ thăm khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Hiện nay, Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp điều trị các vấn đề cơ xương khớp được các chuyên gia đánh giá cao. Với thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, bác sĩ chuyên khoa Thần Kinh Cột Sống giúp khôi phục cấu trúc sai lệch của hệ xương khớp và hệ thần kinh về đúng vị trí ban đầu, giảm sự chèn ép đến các dây thần kinh, qua đó giảm đau tự nhiên và kích thích khả năng chữa lành của cơ thể.

Hiện tại, Phòng khám ACC tiên phong ứng dụng Chiropractic trong việc điều trị bệnh lý đau cơ xương khớp, giúp chữa lành cơn đau bàn chân hiệu quả mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Theo đó, đội ngũ 100% bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị đau chân cá nhân hóa. Cụ thể:

  • Nếu đau bàn chân do hội chứng bàn chân bẹt gây ra, các bác sĩ ACC sẽ chỉ định kết hợp Chiropractic với đế chỉnh hình y khoa (một loại đế đặc biệt được thiết kế chính xác để đặt vào trong giày hoặc dép). Phương pháp này giúp nâng đỡ vòm bàn chân và làm thuyên giảm những cơn đau gót chân, lòng bàn thân khi đứng lâu.
  • Bác sĩ còn kết hợp Trị liệu Thần Kinh Cột Sống với Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng bằng máy móc hiện đại như sóng xung kích Shockwave, tia laser thế hệ IV,… Điều này không chỉ hỗ trợ giảm sưng, viêm và đẩy nhanh quá trình phục hồi của bệnh nhân. Nhờ đó, người bệnh hồi phục thuận lợi, sớm quay lại cuộc sống bình thường.

chữa đau gót chân tại acc

Phương pháp Chiropractic giúp giảm đau chân và tăng cường khả năng vận động hiệu quả cho người bệnh.

>> Nếu đứng lâu bị đau nhức chân xảy ra thường xuyên bạn đừng ngần ngại đặt hẹn tại phòng khám ACC để được bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về tình trạng đứng lâu bị đau chân và cách chữa cải thiện cơn đau. Nếu tình trạng đau chân xảy ra thường xuyên với tần suất tăng cao hoặc kèm theo triệu chứng nóng rát, sưng tây,… thì bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị sớm nhé!

Xem thêm:
>>> Đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
>>> Đau mu bàn chân là bệnh gì và cách khắc phục hiệu quả
>>> Thường xuyên bị đau nhức chân tay là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục