Nguyên nhân đau thắt lưng ở phụ nữ đến từ rất nhiều yếu tố khác nhau, ngoài các nguyên nhân mà ai cũng có thể gặp phải còn có những nguyên nhân tiềm ẩn liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn cơn đau lưng dưới ở phụ nữ xuất phát do đâu và khi nào nên đến gặp bác sĩ.
- 1. Nguyên nhân đau thắt lưng ở phụ nữ
- 1.1. Thoát vị/thoái hóa đĩa đệm
- 1.2. Thoái hóa cột sống thắt lưng
- 1.3. Loãng xương
- 1.4. Đau thần kinh tọa
- 1.5. Căng cơ
- 1.6. Rối loạn chức năng khớp
- 1.7. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
- 1.8. Đau thắt lưng dưới ở nữ giới do mãn kinh
- 1.9. Bệnh phụ khoa
- 1.10. Bệnh suy thận
- 1.11. Đau lưng dưới ở phụ nữ mang thai
- 1.12. Đau thắt lưng ở phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt
- 1.13. Đau lưng do sai tư thế
- 2. Đau thắt lưng dưới ở nữ có nguy hiểm không?
- 3. Đau lưng dưới ở phụ nữ khi nào cần gặp bác sĩ?
- 4. Các biện pháp khắc phục chứng đau lưng dưới ở phụ nữ tại nhà
- 5. Cách chữa trị đau thắt lưng dứt điểm ở phụ nữ
1. Nguyên nhân đau thắt lưng ở phụ nữ
Các nguyên nhân gây đau thắt lưng ở nữ giới bao gồm:
1.1. Thoát vị/thoái hóa đĩa đệm
Phần lớn, nguyên nhân đau thắt lưng ở phụ nữ sau tuổi 40 khởi phát là do đĩa đệm bị thoát vị hoặc thoái hóa. Khi bao xơ bên ngoài bị rách, chất nhầy của đĩa đệm sẽ thoát ra ngoài bao xơ, chèn vào các dây thần kinh cột sống, từ đó gây ra các cơn đau nhức vùng lưng, rồi lan xuống dọc phần mông, đùi, chân.
1.2. Thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau thắt lưng dưới ở phụ nữ lớn tuổi. Theo đó, khi một thân đốt sống (đoạn xương hình bầu dục dày phía trước đốt sống) bị thoái hóa, mọc ra các gai xương gây chèn ép lên đĩa đệm hoặc các dây thần kinh liền kề sẽ dẫn đến đau đớn. Cơn đau có thể bùng phát đột ngột và dữ dội ở lưng dưới rồi lan dần xuống chân.
1.3. Loãng xương
Loãng xương là bệnh lý thường gặp gây đau thắt lưng bên trái ở phụ nữ độ tuổi mãn kinh. Nguyên do vì lúc này cơ thể ít sản sinh nội tiết tố Estrogen gây thiếu hụt, khiến xương mất đi nhanh hơn quá trình hình thành xương mới. Hệ quả dẫn đến gãy nén đốt sống – tác nhân gây đau thắt lưng, với triệu chứng đau lưng cấp tính, cục bộ, có thể đau lan ra phía trước cơ thể, khiến người bệnh nhầm lẫn thành các vấn đề sức khỏe khác.
Loãng xương là căn bệnh diễn biến âm thầm và hầu như người cao tuổi nào cũng gặp phải với mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau. Vậy tại sao người già thường bị loãng xương? Trị liệu Thần kinh cột sống có tác dụng như thế nào đối với…
1.4. Đau thần kinh tọa
Đau thắt lưng ở phụ nữ là dấu hiệu điển hình của đau dây thần kinh tọa. Các cơn đau có thể dữ dội hoặc chỉ diễn ra âm ỉ, kéo dài từ cột sống dưới qua mông và xuống mặt sau của chân. Cường độ đau nhức sẽ tăng lên khi người bệnh di chuyển hoặc thực hiện một số cử động như cúi, gập người.
1.5. Căng cơ
Tình trạng đau lưng do căng cơ thường xảy ra đột ngột ở lưng dưới khi bê vật nặng, hoạt động sai tư thế (lao động chân tay kéo dài, đi guốc cao gót…), rung xóc do đi xe đường dài hoặc vặn mình quá mức. Nếu liên tục thực hiện các chuyển động làm căng cơ thì có thể gây ra co thắt lưng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
1.6. Rối loạn chức năng khớp
Rối loạn chức năng khớp đặc trưng bởi tình trạng viêm xảy ra ở các khớp Sacroiliac – nằm ở phần kết nối của xương chậu với cột sống dưới. Tình trạng này thường biểu hiện là đau lưng dưới hoặc đau mông, có thể lan xuống chân. Cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi leo cầu thang hoặc đứng trong thời gian dài.
Có thể bạn quan tâm: Đau lưng dưới gần mông có chữa trị được không?
1.7. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Đây là hội chứng mà hầu hết các chị em gặp phải khoảng 1 tuần trước kỳ kinh nguyệt, và sẽ dừng lại khi kỳ kinh bắt đầu diễn ra. Trong đó, đau thắt lưng dữ dội là triệu chứng thường gặp nhất, đi kèm cảm giác đau ngực, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, thay đổi cảm xúc đột ngột…
1.8. Đau thắt lưng dưới ở nữ giới do mãn kinh
Nghiên cứu cho thấy đau thắt lưng mãn tính là một trong những triệu chứng mà phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ gặp phải cao nhất. Điều này chủ yếu do 3 nguyên nhân chính sau gây ra:
- Loãng xương sinh lý.
- Hệ thống dây chằng gân cơ quanh cột sống bị chai cứng.
- Thiếu hụt hormone Estrogen gây thoái hóa đĩa đệm giữa hai đốt sống.
1.9. Bệnh phụ khoa
Nguyên nhân đau lưng giữa ở phụ nữ cũng có thể do mắc các bệnh lý phụ khoa như: viêm vùng chậu, sa tử cung, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… Khi đó, các chị em có triệu chứng đau và nhức mỏi vùng thắt lưng, mạn sườn. Ngoài ra, một số bệnh phụ khoa nghiêm trọng như ung thư, khối u phát triển cũng có thể chèn ép các cơ quan khác ở vùng chậu và gây đau thắt lưng.
1.10. Bệnh suy thận
Ít ai biết rằng, triệu chứng đau lưng ở phụ nữ không chỉ liên quan đến những vấn đề về cơ xương khớp – cột sống mà còn là dấu hiệu cảnh báo thận đang bị tổn thương theo thời gian. Người mắc bệnh suy thận thường chỉ cảm thấy đau nhức lưng âm ỉ ở một hoặc cả hai bên thắt lưng. Tuy nhiên, tình trạng đau có thể lan ra trước ngực gây khó thở, co rút và căng cứng cơ, nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời.
1.11. Đau lưng dưới ở phụ nữ mang thai
Phần lớn phụ nữ đều gặp những cơn đau lưng trong thời gian thai kỳ, do trọng lượng cơ thể tăng nhanh và các hormone làm giãn dây chằng để chuẩn bị sinh. Cơn đau không chỉ xuất hiện ngay dưới thắt lưng và ngang qua xương cụt, mà còn có thể gây đau ở giữa lưng, xung quanh vòng eo hoặc lan xuống chân.
1.12. Đau thắt lưng ở phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt
Tình trạng này còn được gọi là đau bụng kinh, thường kéo dài từ 1 – 3 ngày. Lý giải cho nguyên nhân đau thắt lưng ở phụ nữ khi đến chu kỳ kinh nguyệt là do sự thay đổi hormone trong cơ thể cùng sự co thắt của tử cung để đẩy máu ra ngoài. Từ đó dẫn tới những cơn đau âm ỉ và nhức nhối ở bụng dưới, lưng dưới, hông và chân.
1.13. Đau lưng do sai tư thế
Đứng khom người rửa bát, khom lưng lau nhà, thái thịt, ngồi xổm, nằm cong lưng… là những tư thế sai, gây ra triệu chứng đau lưng ở phụ nữ nhưng ít được chú ý. Đặc biệt với những người thường xuyên đi giày cao gót; người ăn kiêng, chế độ ăn thiếu các dưỡng chất thiết yếu; làm việc nặng, thực hiện những động tác mạnh như với cao, xoay người, ngồi dậy… đột ngột đều có nguy cơ bị đau thắt lưng cao, nặng hơn là thoát vị đĩa đệm.
2. Đau thắt lưng dưới ở nữ có nguy hiểm không?
Nếu tình trạng đau thắt lưng dưới ở nữ là do sai tư thế, đến kỳ kinh nguyệt, mang thai,… thì có thể khắc phục và giảm đau tại nhà. Bằng cách thay đổi tư thế, thói quen sinh hoạt như: giữ lưng thẳng khi thực hiện bất kỳ động tác, không với quá tầm, tránh vận động đột ngột.
Tuy nhiên, đau thắt lưng bên phải, trái, ngay giữa hay dưới ở phụ nữ cũng có thể là những dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh phụ khoa, bệnh thận, thoái hóa xương khớp. Do đó, khi nhận thấy có biểu hiện này, các chị em cần thăm khám sớm, tránh để bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
3. Đau lưng dưới ở phụ nữ khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu tình trạng đau thắt lưng không thuyên giảm hoặc có các dấu hiệu sau, bạn nên đi khám ngay:
- Cơn đau dữ dội khiến bạn không thể đứng, đi bộ hoặc làm cản trở sinh hoạt hàng ngày.
- Đau thắt lưng kèm theo sốt hoặc khó kiểm soát được việc đi tiêu, đi tiểu.
- Đau, tê hoặc ngứa ran ở chân.
- Cơn đau kéo dài xuống chân.
- Đau bụng dữ dội.
- Có các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung.
- Đau thắt lưng khi mang thai kèm theo chảy máu âm đạo, sốt hoặc đau khi đi tiểu.
- Đau lưng sau khi bị ngã hoặc tai nạn.
Khám đau lưng ở đâu và khi nào là vấn đề đáng quan tâm của nhiều bệnh nhân hiện nay. Nhiều trường hợp chậm trễ trong việc thăm khám và tiếp cận sai phương pháp điều trị khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên phức tạp hơn. 1.…
4. Các biện pháp khắc phục chứng đau lưng dưới ở phụ nữ tại nhà
Để giảm cảm giác đau lưng dưới tại nhà, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
- Chườm nóng ở vùng thắt lưng để tăng tuần hoàn máu, giúp oxy và chất dinh dưỡng đến cơ lưng nhiều hơn.
- Chườm đá có thể giúp giảm viêm, đau và bầm tím trong vòng 48 giờ đầu tiên, sau khi bị đau lưng do căng cơ hoặc chấn thương.
- Tắm nước ấm hỗ trợ cải thiện tuần hoàn, giảm đau và cứng cơ.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen, Naproxen hoặc Aspirin để giảm đau thắt lưng và các cơn đau khác liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên cần thận trọng, bởi dùng quá nhiều thuốc có thể gây ngộ độc gan, thận, xuất huyết dạ dày, thậm chí là tử vong.
- Tập các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng để cải thiện cơn đau và hạn chế nguy cơ tái phát.
Lối sống thiếu vận động, làm việc sai tư thế đã khiến không ít người phải gánh chịu cơn đau cột sống lưng dai dẳng. Áp dụng một vài bài tập chữa đau cột sống lưng theo bộ môn yoga, nhiều người đã cải thiện được tình trạng sức khỏe…
- Sử dụng ghế hỗ trợ lưng khi ngồi làm việc có thể giúp giảm đau lưng và khó chịu.
Tuy nhiên các cách trên đây chỉ nên áp dụng đối với cơn đau nhẹ, hoặc chỉ cắt triệu chứng tạm thời.
5. Cách chữa trị đau thắt lưng dứt điểm ở phụ nữ
Tựu trung, tùy thuộc vào nguyên nhân đau thắt lưng ở phụ nữ mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Trong trường hợp cơn đau lưng do bệnh lý xương khớp, người bệnh có thể đến phòng khám ACC gần nhất để được đội ngũ bác sĩ nước ngoài thăm khám cẩn thận. Liệu trình điều trị tại ACC bao gồm phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) kết hợp cùng Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của nhiều máy móc hiện đại. Trong đó phải kể đến máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, thiết bị giảm áp thắt lưng Vertetrac, máy phục hồi chức năng ATM2… phát huy hiệu quả giảm đau cho bệnh nhân ngay từ buổi trị liệu đầu tiên. Nếu kiên trì theo hết liệu trình điều trị, người bệnh sẽ nhận thấy sức khỏe có sự thay đổi tích cực.
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến gây đau thắt lưng ở phụ nữ. Các chị em từ nay hãy lắng nghe cơ thể nhiều hơn, nếu nhận thấy triệu chứng bất thường thì nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để tăng tỷ lệ hồi phục sức khỏe.
Xem thêm: Các cách chữa đau lưng đơn giản hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc