Đau khớp vai là triệu chứng có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Khi cơn đau xuất hiện sẽ khiến vai và phần trên của cánh tay yếu, ngứa ran, đau rát,… ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân gây đau nhức khớp vai là gì? Làm thế nào để điều trị nhanh và dứt điểm tình trạng này? Cùng ACC tham khảo bài viết dưới đây để có giải đáp chi tiết nhé!
1. Tìm hiểu đau khớp vai là gì?
Khớp vai là một khớp lồi cầu – ổ chảo bao gồm 3 xương chính: xương cánh tay, xương đòn và xương bả vai. Các xương kết hợp lại với nhau bằng các mô mềm như dây chằng, gân, cơ và bao khớp tạo thành một khối giúp vai hoạt động linh hoạt từ trước ra sau, cử động tròn và vươn dài.
Là một trong các vùng khớp rộng, hoạt động nhiều nên khớp vai cũng là khu vực dễ bị tổn thương. Trong đó, phổ biến nhất là đau mỏi khớp vai – tình trạng xuất hiện các cơn đau bên trong khớp vai, ở sau hoặc sau vai hay phía trên cánh tay khi cử động cánh tay hoặc vai. Các triệu chứng đau xương khớp vai có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở một số đối tượng như người lớn tuổi, nhân viên văn phòng, vận động viên thể thao hay người vận động quá sức.
Khi bị đau khớp vai, người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau bên trong khớp hoặc xung quanh vùng bả vai.
2. Các triệu chứng của đau mỏi xương khớp vai
Triệu chứng đau mỏi khớp vai của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là:
- Đau nhức mỗi lần cử động vai.
- Đau nhức, có cảm giác ngứa ran, đau rát như bị kim châm.
- Khu vực vai và cánh tay trên của người bệnh bị yếu, gặp khó khăn khi cử động hoặc bê vác đồ vật.
- Đau sau bên trong khớp vai, ở phía trước, sau hoặc bên trên cánh tay.
- Nếu không may bị trật khớp vai, người bệnh sẽ vận động khó khăn và kéo dài quá trình hồi phục của vết thương.
3. Nguyên nhân khớp vai bị đau
Nguyên nhân gây đau khớp bả vai có thể chia thành 2 nhóm chính, bao gồm:
3.1. Nguyên nhân từ yếu tố cơ học
Dưới đây là một số nguyên nhân cơ học có thể gây ra tình trạng đau khớp bả vai như:
– Chấn thương: Người có tiền sử bị chấn thương vùng xương bả vai, xương đòn, khớp vai,… có nguy cơ đau khớp vai phải hoặc vai trái cao.
– Hoạt động sai tư thế: Các thói quen hàng ngày như bẻ khớp vai, chống khuỷu tay lên bàn lâu, mang balo quá nặng,… có thể khiến rễ thần kinh bị chèn ép. Điều này sẽ khiến khớp vai gặp tình trạng đau nhức, sưng viêm.
– Sai động tác khi chơi thể thao: Khi tập luyện các môn thể thao như đánh golf, tennis, cầu lông, bóng chuyền,… nếu bạn thực hiện động tác sai quy cách sẽ khiến cơ bị căng hoặc giãn dây chằng. Qua đó khiến vùng khớp vai bị tổn thương dẫn đến đau nhức.
– Tính chất công việc: Nguyên nhân khớp vai bị đau cũng có thể đến từ tính chất công việc. Cụ thể, công việc cần mang vác đồ nặng thường xuyên dễ gây lỏng khớp, sai khớp, giãn dây chằng dẫn đến đau mỏi khớp vai. Bên cạnh đó, những việc phải hoạt động tay với lực lớn, tiếp xúc máy móc, giơ tay cao,… dễ khiến khớp vai bị rung xóc, đau nhức.
Người làm công việc cần mang vác đồ vật nặng có nguy cơ bị đau xương khớp vai cao.
>> Xem thêm: Các loại chấn thương thể thao thường gặp và cách điều trị
3.2. Nguyên nhân từ bệnh lý
Tình trạng đau buốt khớp vai có thể do một số bệnh lý xương khớp gây ra, cụ thể như:
– Thoái hóa khớp vai: Khớp vai là khu vực phải hoạt động nhiều nên dễ bị thoái hóa nhất. Khi bị bệnh, sụn khớp vai bị xơ hóa, tạo gai xương và hốc xương khiến khớp vai bị đau khi cử động, cứng khớp và hạn chế vận động.
– Thoát vị đĩa đệm cổ: Khi đĩa đệm bị thoát vị sẽ chèn ép dây thần kinh tủy sống và dây chằng ở vai. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như đau khớp vai phải hoặc vai trái.
– Viêm quanh khớp vai: Đây là tình trạng phần khớp vai bị tổn thương dẫn đến đau khi cử động. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhẹ ở khớp vai với tần suất thưa. Tuy nhiên, nếu viêm nặng thì cơn đau có thể lan xuống các khu vực khác như cánh tay, bàn tay.
– Viêm bao hoạt mạc: Bao hoạt mạch là phần túi chứa dịch khớp lót ở giữa xương và đè lên mô mềm, giúp giảm sự ma sát giữa gân cơ và xương khi vận động. Theo đó, nếu bao hoạt mạc giữa chóp xoay và mỏm cùng vai bị viêm tấy đỏ có thể khiến khớp vai đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
– Viêm gân: Đây là kết quả của sự mài mòn dần của gân – phần kết nối giữa cơ với xương. Tình trạng này khiến người bệnh bị đau nhức khớp vai, hạn chế vận động khi chải tóc, cởi nút áo hoặc nằm nghiêng.
– Cứng khớp vai: Bệnh lý cứng khớp vai là hệ quả của một chấn thương khớp vai hoặc một bệnh lý tuyến giáp, bệnh về tim,… Không chỉ gây đau nhức khớp vai, bệnh còn khiến người bệnh bị hạn chế vận động khớp bả vai, cả vận động chủ động và thụ động.
Tình trạng đau khớp vai có thể là biểu hiện của bệnh lý cứng khớp vai.
>> Xem ngay: Cần thận trọng với những biến chứng của đau vai gáy
4. Các cách điều trị đau khớp vai
Khi bị đau khớp vai phải làm sao? Dưới đây là các cách điều trị hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo:
4.1. Áp dụng cách giảm đau tại nhà
Người bệnh có thể áp dụng một số cách giảm đau khớp bả vai tại nhà như là nghỉ ngơi, chườm ấm, xoa bóp,… Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp đau ở mức độ nhẹ do nguyên nhân cơ học.
4.2. Dùng thuốc giảm đau
Để khớp vai hết đau, người bệnh có thể sử dụng các loại giảm đau (Efferalgan, Paracetamol…) hay thuốc giảm đau chống viêm (Meloxicam, Diclofenac, Naproxen…). Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ có hiệu quả tạm thời, không điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, thuốc còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt. Nguy hiểm hơn, nếu uống các loại thuốc giảm đau không theo chỉ định của bác sĩ còn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng lên gan, thận, dạ dày. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.
4.3. Trị liệu Thần kinh Cột sống
Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) là phương pháp chữa trị đau khớp vai an toàn và hiệu quả, được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Bằng các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ sắp xếp các cấu trúc xương khớp sai lệch về đúng vị trí ban đầu, giúp xoa dịu cơn đau xương khớp vai một cách tự nhiên, tác động vào nguyên nhân gốc rễ gây đau mà không dùng thuốc. Cách này áp dụng cho các trường hợp đau do các bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa đốt sống cổ,…
Trị liệu Thần kinh Cột sống giúp nắn chỉnh các xương khớp về đúng vị trí ban đầu, từ đó không chỉ giảm đau mà còn hỗ trợ điều trị dứt điểm cơn đau cứng khớp vai.
4.4. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp dựa trên khoa học vật lý gồm các bài tập xoay trong, xoay ngoài, vít vai – gáy,… hoặc các thiết bị hiện đại như điện xung giảm đau, nhiệt giảm đau, kháng viêm bằng sóng ngắn,… để chữa bệnh đau buốt khớp vai, mà không cần dùng thuốc. Phương pháp này giúp giảm đau nhức, nâng tầm vận động và đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương ở khu vực khớp vai.
>> Xem thêm: 7 bài tập phục hồi chức năng khớp vai an toàn và hiệu quả tốt nhất
4.5. Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng cho trường hợp đau khớp vai nặng, không đáp ứng điều trị với những phương pháp khác. Đồng thời, liệu pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm, chi phí cao và mất nhiều thời gian phục hồi nên người bệnh chỉ thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Ngoại trừ bắt buộc phải phẫu thuật, các trường hợp đau vai gáy còn lại nên chọn phương pháp điều trị bảo tồn toàn diện, đảm bảo hiệu quả – an toàn. Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng là phương pháp được nhiều bác sĩ khuyến khích áp dụng hiện nay.
Phòng khám ACC là đơn vị tiên phong áp dụng liệu trình toàn diện nay trong điều trị đau vai gáy, hiệu quả mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thần Kinh Cột sống giàu kinh nghiệm, thực hiện nắn chỉnh xương khớp chuẩn xác, ACC tự hào đã giúp hàng chục nghìn bệnh nhân loại bỏ cơn đau nhức khó chịu liên quan đến cơ xương khớp – cột sống, bao gồm cả đau xương khớp vai.
Bác sĩ Luke Hamman (Phòng khám ACC) thăm khám và điều trị khớp vai cho bệnh nhân bằng phương pháp Chiropractic.
Thêm vào đó, nhằm tối ưu hóa kết quả chữa đau vai, bác sĩ ACC còn thiết kế bài tập phù hợp với thể trạng của từng người và áp dụng thiết bị hiện đại như chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave,… Điều này không chỉ giúp duy trì hiệu quả chữa đau buốt khớp vai lâu dài mà còn hỗ trợ phục hồi những thương tổn bên trong khớp, từ đó điều trị dứt điểm các bệnh lý về xương khớp.
Nếu muốn lành cơn đau tận gốc thì bạn cần chọn đúng phương pháp, khám chữa bệnh tại cơ sở uy tín và có liệu trình được xây dựng cá nhân hóa cho đúng tình trạng, mức độ bệnh. Điều này sẽ đảm bảo bệnh được chữa đúng cách, lành cơn đau. Vậy nên, quý khách đừng ngần ngại liên hệ với chi nhánh phòng khám ACC gần nhất để được điều trị kịp thời, hiệu quả và an toàn nhé!
5. Cách ngăn ngừa đau khớp vai hiệu quả
Dưới đây là một số cách phòng ngừa tình trạng đau ở khớp vai:
- Người bệnh cần khởi động kỹ trước khi tập thể dục, chơi thể thao.
- Chú ý tư thế khi vận động như không giơ tay quá đầu, không xoay vai đột ngột, hạn chế chống khuỷu tay lên bàn quá lâu,…
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học. Đặc biệt, thực đơn hàng ngày nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và canxi (sữa, hải sản, các loại đậu,…) để nâng cao sức khỏe xương khớp.
- Hạn chế vận động khớp vai trong khoảng thời gian dài với cường độ mạnh, thời gian dài để tránh gây tổn thương cho khớp vai.
- Người bệnh nên tập luyện các động tác kéo giãn cơ xương theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tăng cường sức mạnh cơ bắp, xương khớp.
>> Tin liên quan: Cách điều trị và ngăn ngừa các biến chứng của chấn thương cột sống
6. Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan đến đau khớp bả vai. Người bệnh nên tham khảo để tích lũy các kiến thức hữu ích:
6.1. Đau khớp vai là bệnh gì?
Đau xương khớp vai là dấu hiệu của các bệnh như thoái hóa khớp vai, thoát vị đĩa đệm cổ, viêm bao hoạt mạc, viêm gân, cứng khớp vai. Bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả.
6.2. Đau khớp vai kêu lục cục do đâu? Có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau buốt khớp vai kêu lục cục là do sụn khớp bị lão hóa, tổn thương ở gân, khí gas thoát ra từ khớp vai,… Nếu không sớm điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như hỏng khớp vai, tình trạng vôi hóa khớp vai, khớp vai bị biến dạng,…
6.3. Có những bài tập chữa đau khớp vai nào?
Một số bài tập gồm co duỗi khuỷu tay, xoay trong, xoay ngoài, dao động cánh tay,… Khi thực hiện các động tác, người bệnh lưu ý tập trong tư thế thoải mái. Đồng thời, người tập nên hạn chế những động tác mạnh, đột ngột với vai như vặn, nắn, bẻ,…
Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đọc đã biết rõ nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách khắc phục tình trạng đau khớp vai. Bên cạnh đó, nếu cơn đau ở khớp vai không thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ và có cách điều trị phù hợp.