Đau khớp chân có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là chứng đau khớp gối và đau cổ chân. Bệnh tiến triển chậm nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh đau đớn mỗi khi di chuyển, dần dần có thể gây teo cơ hoặc làm biến dạng khớp xương.
1. Triệu chứng đau khớp chân biểu hiện thế nào?
Ở khớp chân không chỉ xuất hiện cơn đau mà còn kèm theo triệu chứng sưng, cứng khớp, khó khăn khi vận động.
1.1. Đau khớp gối hoặc đau cổ chân
Triệu chứng đầu tiên là người bệnh nhận thấy cơn đau ở khớp gối hoặc khớp cổ chân từ nhẹ đến nặng, cơn đau có xu hướng tăng dần khi vận động hoặc giảm khi người bệnh nghỉ ngơi, nhưng tiếp tục xuất hiện khi vận động trở lại.
Ngoài ra, một số trường hợp bị đau khớp cổ chân khi ngủ dậy hoặc đặt chân xuống thấy đau bàn chân. Khi vận động khớp chân có cảm giác lạo xạo ở bên trong kèm cảm giác đau nhức.
1.2. Cứng khớp
Nhiều người bệnh cho biết bản thân cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển khớp cổ chân hoặc đầu gối sau khi ngồi lâu. Tuy nhiên, tình trạng cứng khớp này sẽ giảm đi khi người bệnh bắt đầu di chuyển nhẹ nhàng.
1.3. Sưng
Khớp gối của người bệnh bị sưng cứng, đau, tấy đỏ nóng khi chạm vào. Thậm chí trong một số trường hợp, người bệnh còn không thể co duỗi đầu gối. Tình trạng này bị ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân như gai xương, tụ dịch khớp hay viêm mô mềm…
2. Nguyên nhân gây đau khớp chân
Đau khớp chân xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do:
2.1. Chấn thương
Các cơn đau khớp chân có thể do chấn thương như gãy xương, bong gân, trật khớp,… Vận động viên chuyên nghiệp hay người thường xuyên chơi thể thao là nhóm đối tượng dễ gặp tình trạng này nhất. Tìm hiểu cách phòng chống chấn thương thể thao TẠI ĐÂY.
Xem thêm: > Bong gân mắt cá chân làm sao để nhanh khỏi? > Cách xử lý bong gân cổ chân nhanh khỏi nhất > Bong gân trật khớp phải làm sao? Cách phân biệt và điều trị
2.2. Tuổi tác
Khi cơ thể bắt đầu lão hóa thì hệ xương khớp bắt đầu yếu đi, kết hợp với các thói quen sinh hoạt sai cách khiến phần sụn khớp ở chân dần bị bào mòn dẫn tới các xương cọ sát vào nhau và hình thành gai xương. Điều này gây ra các cơn đau nhức vô cùng khó chịu ở khớp chân của người bệnh.
Đau khớp gối ở người già là triệu chứng có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Khi cơn đau xuất hiện sẽ khiến việc di chuyển, đi lại trở nên khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân gây đau khớp gối ở…
2.3. Các bệnh lý viêm khớp
Các bệnh lý viêm khớp, ví dụ viêm khớp chân dạng thấp là nguyên nhân phổ biến khiến khớp chân của người trung niên dễ bị đau. Khi bị bệnh, hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể, từ đó dẫn đến viêm, đau ở khớp xương và các mô khác.
> Tham khảo bài viết về viêm khớp gối: TẠI ĐÂY
2.4. Thừa cân, béo phì
Trọng lượng cơ thể quá lớn gây áp lực đến các khớp chân, làm chúng dễ bị tổn thương và gia tăng nguy cơ viêm xương khớp.
2.5. Tật bàn chân
Nhiều chứng đau đầu gối hoặc cổ chân bắt nguồn chứng bàn chân bẹt và các tật bàn chân khác. Khi cấu trúc bàn chân bị sai lệch từ đó gia tăng áp lực lên cổ chân và khớp gối, từ đó gây đau nhức, nguy hiểm hơn là đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp.
Tìm hiểu: > Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị > Bệnh thoái hóa xương khớp có điều trị được không? > 7 câu hỏi thường gặp về hội chứng bàn chân bẹt
2.6. Nhiễm trùng
Khi bị viêm khớp nhiễm trùng, trong dịch khớp xuất hiện vi sinh vật, gây đau dữ dội ở khớp. Có nhiều loại vi khuẩn, virus và vi nấm có thể ảnh hưởng tới tình trạng đau khớp như: xoắn khuẩn (gây bệnh Lyme), virus viêm gan A, B và C, vi nấm blastomyces…
2.7. Bệnh Gout
Khi bị Gout, axit uric (chất thải của cơ thể) sẽ tích tụ trong máu và gây viêm ở các khớp. Các cơn đau khớp do Gout thường dữ dội và khớp thường bị sưng đỏ, gây nhiều khó chịu, bất tiện trong cuộc sống hằng ngày của người bệnh.
3. Đau khớp chân khi nào cần đi khám bác sĩ?
Đừng chủ quan với các cơn đau khớp dù chỉ là thoáng qua. Hãy thực hiện các biện pháp giảm đau tại nhà kết hợp theo dõi. Nếu cơn đau ngày càng nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời.
4. Phương pháp điều trị chứng đau khớp chân
Có nhiều cách chữa đau khớp chân tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế:
4.1. Giảm đau tại nhà
Để giảm đau khớp tại nhà, người bệnh cần tích cực nghỉ ngơi. Song song đó, người bệnh cũng có thể áp dụng thêm các phương pháp khác để giảm đau nhanh như:
- Tắm bằng nước ấm giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm đau nhức khớp.
- Chườm đá để giảm đau và giảm sưng cho khớp.
- Massage chân để thư giãn.
4.2. Dùng thuốc
Hiện nay có rất nhiều thuốc giảm đau không kê đơn mà người bệnh có thể dễ dàng mua ở các tiệm thuốc. Tuy nhiên tốt nhất, hãy sử dụng các loại thuốc được chỉ định bởi bác sĩ. Tùy vào mức độ của cơn đau (đau thoáng qua hoặc liên tục, dữ dội), tình trạng khớp gối (có viêm hay sưng không) và tác nhân gây đau là gì, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tương ứng, ví dụ:
- Đối với đau nhẹ và thoáng qua: Dùng thuốc paracetamol (acetaminophen) hoặc các loại thuốc kết hợp giữa paracetamol với tramadol, cafein, codein,…
- Đối với đau có kèm theo viêm, sưng: Dùng thuốc giảm đau chống viêm không chứa steroid như ibuprofen, celecoxib, diclofenac,…
- Đối với đau do thoái khớp giai đoạn đầu: Sử dụng các loại thuốc có tác dụng bổ trợ cho khớp gối như glucosamin sulfat, chondroitin sulfat,… hoặc làm chậm quá trình tổn thương khớp như diacerein, piascledine,…
- Đối với đau do thoái khớp nặng: Phối hợp thuốc giảm đau có chứa corticoid hoặc tiêm thay thế dịch khớp để bôi trơn, nuôi dưỡng sụn khớp.
4.3. Chỉnh hình bàn chân
Tật bàn chân không chỉ gây bất tiện trong cuộc sống hằng ngày mà còn có thể gây thoái hóa khớp. Vì thế, người bệnh cần điều trị tại chuyên khoa xương khớp càng sớm càng tốt để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra cũng như giúp việc di chuyển và vận động dễ dàng hơn.
Nhiều người cho rằng để chỉnh hình bàn chân chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên thực tế, các vấn đề về tật bàn chân có thể được khắc phục hiệu quả mà không cần phải phẫu thuật. Thay vào đó, người bệnh sẽ được mang đế chỉnh hình bàn chân tiêu chuẩn y khoa – loại đế đặc biệt giúp hỗ trợ tái tạo vòm bàn chân, nâng đỡ bàn chân và ngăn ngừa các biến chứng các tật bàn chân gây ra. Tại ACC – Phòng khám Trị liệu thần kinh cột sống hàng đầu hiện nay, quá trình chỉnh hình bàn chân bao gồm các bước:
- Sử dụng công nghệ định vị và đo độ dày bàn chân Cad-Cam hiện đại Thụy Sỹ để kiểm tra chính xác độ bẹt (chỉ số) bàn chân của người bệnh.
- Từ kết quả trên, bác sĩ mô phỏng hình 3 chiều của bàn chân người bệnh để làm đế chỉnh hình có kích thước, độ cứng phù hợp với mỗi người bệnh.
Bên cạnh đó, các bác sĩ tại ACC còn hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập như căng cơ gót chân, nâng vòm bàn chân, lăn chân với bóng tennis… để giúp đẩy nhanh và tăng hiệu quả của việc điều trị. Nhờ đó sau quá trình điều trị, người bệnh có thể sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày một cách bình thường mà không gặp bất kỳ trở ngại hay khó chịu nào.
4.4. Vật lý trị liệu
Đau khớp chân nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc khiến bệnh nhân không thể di chuyển được và phải dùng xe lăn. Thuốc hiện nay chỉ là phương pháp giảm đau tạm thời, không thể tác động đến nguyên nhân gây đau sâu bên trong. Vì vậy, chỉ cần ngưng dùng thuốc, các cơn đau có thể tái phát rất nhanh.
Để việc điều trị có hiệu quả, tại phòng khám ACC, bệnh nhân sẽ được tiến hành kiểm tra để xác định vị trí tổn thương cũng như nguyên nhân gây đau. Các bác sĩ chuyên khoa của ACC lựa chọn phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống trong việc điều trị các bệnh xương khớp nhằm tác động trực tiếp đến cấu trúc khớp bị tổn thương, trị đau tận gốc. Đây là phương pháp chữa đau không dùng thuốc được nhiều bác sĩ Hoa Kỳ đánh giá cao vì tính an toàn và hiệu quả đem lại cho bệnh nhân.
Sau khi thăm khám cặn kẽ, các bác sĩ tại ACC sẽ đưa ra phác đồ điều trị tùy từng tình trạng bệnh, áp dụng các phương pháp tiên tiến như:
1. Trị liệu thần kinh cột sống đối với cột sống, xương chậu, đầu gối và bàn chân để củng cố cấu trúc cơ thể.
2. Chỉnh hình bàn chân để chỉnh lại chức năng cơ sinh học của bàn chân nhằm giúp cơ thể cân bằng và ổn định hơn trong sinh hoạt và vận động.
3. Tia Laser thế hệ IV và sóng xung kích Shockwave để giảm sưng viêm, đẩy nhanh quá trình tái tạo sụn khớp và mô mềm.
4. Bổ sung Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM, các chất khoáng và vitamin để phục hồi và hỗ trợ sức khỏe hệ cơ xương khớp.
5. Tập thể dục để củng cố và gia tăng sức mạnh các nhóm cơ chân giúp ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Tại phòng khám ACC, nếu người bệnh tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, kết hợp với những thay đổi trong sinh hoạt hằng ngày thì chắc chắn sẽ đạt được kết quả điều trị tích cực và nhanh chóng tái hòa nhập với cuộc sống bình thường. Những trường hợp bệnh nhân đã từng thất bại với những phương pháp chữa trị khác vẫn hoàn toàn có thể điều trị với phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống tại phòng khám ACC với tỷ lệ thành công cao.
Làm sao để hết đau khớp chân là nỗi băn khoăn của không ít người y. Khi cảm thấy các khớp bị đau hay khó chịu, bên cạnh áp dụng các biện pháp giảm đau tạm thời tại nhà, bạn cần đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị dứt điểm và tránh để bệnh diễn tiến nghiêm trọng.
Bài viết liên quan: > Đau cổ chân khi chạy bộ nguyên nhân do đâu? > Nguy hiểm từ việc đau bàn chân khi chạy bộ và cách khắc phục kịp thời?